Nuôi xén tóc và nghiên cứu về phân loạ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trừ một số loài sâu bệnh chính (Trang 40 - 44)

Tuyến trùng sống trong thân cây gây bệnh cho cây không tự nó di chuyển từ cây này đến cây khác đ−ọc mà phải dựa vào véc tơ truyền bệnh. Qua điều tra đã phát hiện đ−ợc véc tơ truyền tuyến trùng là một loài xén tóc. Vì vậy cần nghiên cứu đặc điểm sinh học để có cơ sở phòng trừ. Các mẫu gỗ khúc chứa sâu non của xén tóc đ−ợc thu thập từ các địa ph−ơng vào tháng 8 năm 1999 và tháng 1 năm 2000, đ−ợc nuôi tại phòng thí nghiệm Nghiên cứu Bảo vệ rừng (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam). Đặc điểm hình thái của xén tóc đ−ợc mô tả nh− sau:

- Xén tóc tr−ởng thành: Kích th−ớc của xén tóc tr−ởng thành có chiều dài từ 17 đến 22 mm, chiều rộng từ 0.6 đến 0.8 mm. Con cái th−ờng nhỏ hơn con đực.

- Màu sắc: Toàn bộ đầu, ngực chân màu nâu; phần đầu và l−ng ngực có những đốm màu nâu vàng. Trên cánh có những lông màu trắng tạo thành 5 hàng xen kẽ lẫn 6 hàng lông màu vàng chạy từ đầu cánh đến cuối cánh; trong đó những hàng lông những hàng lông trắng bị đứt đoạn với những lông màu nâu đen nên toàn bộ cánh có dạng đốm với 3 màu nâu, trắng và nâu vàng.

- Râu đầu dài hơn thân, gồm 10 đốt gốc. Râu đầu ở con đực dài hơn và các đốt đều có màu nâu toàn bộ, còn ở con cái râu ngắn hơn và mỗi gốc đốt

đều có màu nâu nhạt (hơi trắng) kéo đến giữa đốt. Đây là một dấu hiệu quan trọng để phân biệt đực và cái.

- Phần ngực: Có 2 gai nhọn ở hai bên ( mỗi bên 1 gai).

- Sâu non : Màu trắng ngà, đầu lớn hơn thân, không có chân ngực. Kích th−ớc sau tuổi cuối cùng là 3,4 – 4 cm.

- Nhộng: dạng nhộng trần, màu trắng ngà kích th−ớc 3,2 – 3,6 cm.

- Trứng : Màu trắng nhạt sau chuyển hơi vàng, kích th−ớc dài khoảng 1mm.

Dựa vào đặc điểm hình thái mô tả nh− ở trên, loài xén tóc thu đ−ợc ở Lâm đồng đ−ợc giám định nh− sau:

- Loài: Monochamus alternatus

- Giống: Monochamus

- Họ: Cerambycidae - Bộ: Coleoptera

Một số tập tính sinh hoạt

Sâu tr−ởng thành th−ờng khoét thành những lỗ có đ−ờng kính 1-2 mm trên lớp vỏ của thân các cây yếu hoặc chết do bị bệnh héo thông để đẻ trứng. Mỗi lỗ chỉ có duy nhất một trứng tuy nhiên không phải lỗ nào cũng tìm thấy trứng, số l−ợng lỗ có trứng chiếm tỷ lệ 50 – 65% so với tổng số lỗ điều tra; điều này chứng tỏ chúng có sự chọn lọc rất kỹ càng cho nơi đẻ trứng. Nhiều khi những lỗ cũng đ−ợc tìm thấy trên những cành thông với đ−ờng kính trên 2cm.

- Sâu non tuổi 1 nở từ trứng, sống và ăn phần d−ới của lớp vỏ. Sau một giai đoạn phát triển sâu non đục vào phần t−ợng tầng nơi dẫn nhựa của cây và tiếp tục đục vào phần gỗ của cây, ăn và sống ở đó cho đến khi hóa nhộng. Trong giai đoạn này sâu non lột xác 3 – 4 lần và sau đó chuyển sang giai đoạn nhộng.

- Sâu non đẫy sức ( cuối tuổi 4 hoặc 5 ) chúng làm thành buồng nhộng cuối đ−ờng hầm và nằm bất động để hoá nhộng, giai đoạn này kéo dài khoảng 2 –3 tuần. Đây là thời gian tuyến trùng tập trung quanh trong buồng nhộng và xâm nhập vào lỗ thở của nhộng và sâu tr−ởng thành khi vũ hóa. - Về cơ chế truyền bệnh của xén tóc đ−ợc Miyazaki và cộng sự mô tả nh−

sau : Sâu non đã tiết một số axít béo ch−a no nh− linoleic axít ở buồng nhộng trong giai đoạn hóa nhộng đã kích thích sự tập trung của tuyến trùng tới buồng nhộng và xâm nhập vào cơ thể của xén tóc M. alternatus.

Tuy nhiên, việc di chuyển tập trung quanh buồng nhộng của tuyến trùng còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nh− vật lý, sinh hóa và sinh học của chúng mà ch−a đ−ợc xác minh. Khi vũ hoá, sâu tr−ởng thành mang một số l−ợng lớn tuyến trùng trên các lỗ thở của thân thể chúng.

Sau khi vũ hoá, sâu tr−ởng thành vẫn còn ch−a phát triển đầy đủ về khả năng sinh sản, chúng đòi hỏi phải có thời gian ăn bổ sung để cơ thể thành thục (2- 3 tuần). Thức ăn của chúng là những vỏ non của ngọn và cành thông trên cây đang sống có độ tuổi trên d−ới một năm. Lúc này tuyến trùng sẽ từ các lỗ thở chui ra và xâm nhập vào cây thông khoẻ qua các vết cắn của xén tóc. Đây là thời kỳ phát tán và nhiễm bệnh héo thông do tuyến trùng từ cây chết do bị bệnh sang các cây khoẻ khác.

Vòng đời:

Những thông tin trên thế giới về vòng đời loài sâu hại này cho thấy chúng có sự khác nhau về số thế hệ trong một năm. Ngay tại Nhật Bản những khu vực vực miền Đông Bắc để hoàn thành một vòng đời của M. alternatus đòi hỏi mất 2 năm; trong khi đó tại các khu vựa miền Tây Nam, việc hoàn thành vòng đời

của M. alternatus chỉ mất có một năm.

Tại Lâm Đồng, theo dõi vòng đời của M.alternatus cho thấy có 2 thế hệ trong một năm ( 12 tháng).

Thời gian xuất hiện sâu trởng thành trong năm :

Thời gian xuất hiện sâu tr−ởng thành M. alternatus của thế hệ 1 vào khoảng giữa tháng 3 đến cuối tháng 4.

Thời gian xuất hiện sâu tr−ởng thành M. alternatus của thế hệ 2 vào khoảng cuối tháng 8 đến đầu tháng 10.

Tuy nhiên sự xuất hiện cảu sâu tr−ởng thành M. alternatus trên rừng thông tại Lâm Đồng cũng có thể quan sát thấy tr−ớc hoặc sau thời kỳ nói trên nh−ng với số l−ợng ít. Sự phát tán bệnh thông qua xét tóc mạnh nhất là ở thế hệ 1 ( tháng 4).

Đề mục cũng đã tiến hành gây nuôi trong phòng tại các địa điểm khác nhau ở Lâm Đồng để theo dõi thời gian vũ hoá của xén tóc M. alternatus trong năm. Kết quả theo dõi thời gian vũ hoá của xén tóc tr−ởng thành đ−ợc trình bày ở bảng 10.

Bảng10: Thời điểm vũ hoá của xén tóc tr−ởng thành nuôi trong phòng thí nghiệm

Mẫu số Địa điểm Ngày thu mẫu Ngày vũ hoá Số (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

l−ợng 1-00 K'Long K'Lanh 24 – 1 - 2000 25 – 3 - 2000 1 2-00 K'Long K'Lanh 24 – 1 - 2000 26 – 3 - 2000 1 3-00 K'Long K'Lanh 24 – 1 - 2000 1 – 4 - 2000 1 4-99 Lang Bian 8 –8 - 1999 20 – 9 - 1999 4 5-99 Lang Bian 8 – 8 - 1999 21 – 9 - 1999 4 6-00 Lang Bian 25 –1 - 2000 26 – 3 - 2000 1 7-00 Lang Bian 25 –1 - 2000 2 – 4 - 2000 1 8-00 Lang Bian 25 –1 - 2000 5 – 4 - 2000 1 9-99 Cam Ly 7 – 8 - 1999 22 – 9 - 1999 2 10-99 Cam Ly 7 – 8 - 1999 23 – 9 - 1999 1 11-00 Cam Ly 26 – 1 - 2000 27 –3 - 2000 1 12-00 Cam Ly 26 – 1 - 2000 13 – 4 - 2000 1

13-00 Cam Ly 26 – 1 - 2000 15 – 4 - 2000 1 14-99 Tuyền Lâm 9 – 8 - 1999 25 – 9 - 1999 2 15-99 Tuyền Lâm 9 – 8 - 1999 1 – 10 - 1999 3 16-00 Cam Ly 18 – 4 - 2000 15 – 6 - 2000 4 17- 00 Cam Ly 18 – 4 - 2000 27 – 6 - 2000 1 18-00 Cam Ly 18 – 4 - 2000 2 – 7 - 2000 1

Kết quả ở bảng 10 chỉ ra rằng xén tóc tr−ởng thành có 2 đợt vũ hoá trong năm. Đợt thứ nhất bắt đầu từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 7. Đợt thứ 2 từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 11.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trừ một số loài sâu bệnh chính (Trang 40 - 44)