Ảnh h−ởng của các yếu tố sinh thái đến hoạt động của sâu róm thông Đối với sâu róm thông, các nhân tố ảnh h−ởng nhiều và rõ nhất là nhiệt độ, độ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trừ một số loài sâu bệnh chính (Trang 29 - 31)

Đối với sâu róm thông, các nhân tố ảnh h−ởng nhiều và rõ nhất là nhiệt độ, độ ẩm, thức ăn và thiên địch.

Nhiệt độ và độ ẩm có ảnh h−ởng nhiều đến thời gian phát sinh của từng thế hệ. Đồng thời ảnh h−ởng đến chất l−ợng của các giai đoạn. Qua quan sát và thí nghiệm, do nhiệt độ hạ thấp vào các tháng mùa đông (t0=15-180C) cho nên thời gian để sâu hoàn thành một vòng đời th−ờng kéo dài tới 4-5 tháng. Còn trong các tháng mùa hè thời gian này là từ 1-2 tháng mà thôi. Đối với trứng: trong các tháng có nhiệt độ cao nh− từ tháng 4 đến tháng 6 thì trứng cần từ 6-8 ngày và tỷ lệ nở 74,47% đến 81,7%. Ng−ợc lại, nhiệt độ thấp (tháng 10 đến tháng 12) thì phải tới 15-20 ngày trứng mới nở và tỷ lệ nở là khoảng 41,22%.

Về mặt tổng nhiệt hữu hiệu mà nói, căn cứ vào tính toán lý thuyết, sâu thông ở ta mỗi vòng đời cần tới 1200 ngày/độ. Do đó thời gian hoàn thành một vòng đời rõ ràng tuỳ thuộc vào nhiệt độ của các tháng trong năm. Tuy nhiên chúng ta cần chú ý rằng nhiệt độ khởi điểm của sâu róm thông là vào khoảng 90C. Vì vậy ở n−ớc ta sâu róm thông có thể phát dục vào bất cứ mùa nào. Do đó sự phát dịch của sâu róm thông có thể xảy ra chẳng những trong các tháng mùa hè mà ngay cả các tháng mùa đông nếu nh− điều kiện nhiệt độ, thức ăn…phù hợp cho sự phát triển hàng loạt của chúng.

Ngoài nhiệt độ ra, sâu thông còn chịu tác động khá mạnh mẽ của độ ẩm. Sâu róm thông có một khoảng nhệt độ và ẩm độ tối thích là: 26–290C và 80–86%. Ngoài 2 yếu tố ẩm độ và nhiệt độ, sâu thông có phát triển nhiều hay ít còn phụ thuộc vào số l−ợng và chất l−ợng thức ăn. Ví dụ nh− loài thông, mùa sinh tr−ởng của thông, tuổi thông và số l−ợng lá của tán thông.

Sâu róm thông có hiện t−ợng qua đông trong giai đoạn sâu non ( chủ yếu thấy ở các vùng phía Bắc nơi có nhiệt độ bình quân ở các tháng mùa đông thấp). Bắt đầu vòng đời thứ 4 sâu th−ờng ở vào tuổi 4 hoặc 5. Những cá thể sâu của lứa này sống chậm chạp qua mùa rét và đợi mùa xuân khi cây thông bắt đầu sinh tr−ởng thì ăn lá và vào nhộng. Do điều kiện thuận lợi về nhiệt độ và chất l−ợng của thức ăn tr−ớc khi vào nhộng nên lứa sâu thứ nhất của năm sinh ra rất khoẻ mạnh, là cơ sở cho sự phát triển mạnh của các đời sau. Ng−ợc lại sau khi sâu đã

phá rừng ở thế hệ 2 và 3, tình hình sức khoẻ của cây rừng giảm sút. ở một số khu vực có dịch số l−ợng lá bị thiếu nghiêm trọng, do đó sâu non tuổi 3 có chất l−ợng không tốt và vì vậy khi vào nhộng có trọng l−ợng không cao. Ví dụ thế hệ 1 trọng l−ợng nhộng bình quân là 1,48 gam nh−ng ở thế 4 trọng l−ợng nhộng bình quân chỉ có 1,08 gam.

Sâu róm thông th−ờng phá hoại các rừng thông từ tuổi 7 trở lên, không thấy phá hại thông ở các tuổi nhỏ, trừ tr−ờng hợp hết thức ăn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trừ một số loài sâu bệnh chính (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)