Ảnh hưởng của đô thị hóa tới đời sống kinh tế hộ nông dân tại thị xã

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của đô thị hóa đến sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2006 đến 2010 và dự báo đến 2020 tại thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 36 - 86)

3. Yêu cầu của đề tài

2.3.3.Ảnh hưởng của đô thị hóa tới đời sống kinh tế hộ nông dân tại thị xã

- Ảnh hưởng của đô thị hóa tới đời sống kinh tế hộ nông dân mất đất nông nghiệp. - Ảnh hưởng của đô thị hóa tới đời sống kinh tế hộ nông dân vùng ngoại ô không mất đất nông nghiệp.

2.3.4. Dự báo xu thế đô thị hóa và sự biến động sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020 tại thị xã Bắc Kạn

- Xu thế ĐTH và phát triển đô thị đến năm 2020 tại thị xã Bắc Kạn.

- Dự báo biến động sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020 tại thị xã Bắc Kạn.

2.3.5.Đánh giá chung tác động của đô thị hóa tới sử dụng đất nông nghiệp trên

địa bàn thị xã Bắc Kạn

- Tác động tích cực. - Tác động tiêu cực.

2.3.6. Định hướng và một số giải pháp nâng cao đời sống kinh tế hộ nông dân,

tăng cường vai trò quản lý nhà nước về đất đai trong quá trình đô thị hóa tại thị xã Bắc Kạn

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp là những số liệu phục vụ cho nội dung nghiên cứu đề tài. Những số liệu này được thu thập từ việc điều tra các hộ gia đình tại địa bàn nghiên cứu. Các số liệu này được sử dụng để phân tích tình hình hiện trạng sản xuất nông nghiệp, tình hình mất đất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tình hình chuyển đổi nghề nghiệp của hộ do tác động của đô thị hóa. Phương pháp điều tra được tiến hành như sau:

* Cơ sở chọn mẫu điều tra: Chọn 100 hộ trong đó 50 hộ mất đất sản xuất nông nghiệp và 50 hộ chưa hoặc không mất đất sản xuất nông nghiệp để điều tra theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo nhiều cấp.

- Phương pháp phỏng vấn cấu trúc: phỏng vấn trực tiếp một thành viên hiểu biết về nông nghiệp của gia đình, ngoài ra có sự đóng góp ý kiến của các thành viên khác trong gia đình. Điều này đảm bảo lượng thông tin có tính đại diện và chính xác.

- Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc: để lấy thông tin theo chiều rộng, tránh cho người được phỏng vấn bị nhàm chán, bị ép buộc phải trả lời câu hỏi có sẵn, học viên đã dùng các câu hỏi không có trong phiếu điều tra để phỏng vấn. Phương pháp này nhằm mục đích lấy thông tin rộng hơn, gợi mở hơn về nhiều vấn đề mới quan trọng và thú vị.

- Phương pháp quan sát trực tiếp: phương pháp này sử dụng tất cả các giác quan của người phỏng vấn, qua đó thông tin được ghi lại trong trí nhớ, qua ghi chép, chụp lại một cách cụ thể, thực tế, phong phú và khách quan.

2.4.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp

Tìm hiểu, thu thập, hệ thống hóa và kế thừa các tài liệu đã nghiên cứu hoặc có liên quan đến nội dung của đề tài. Nguồn từ các cơ quan của tỉnh và thị xã Bắc Kạn và các viện nghiên cứu, trường đại học, các trang Web,...

- Các sách, báo, tạp chí, các văn kiện Nghị quyết, các chương trình nghiên cứu đã được xuất bản, các kết quả nghiên cứu đã được công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nước, các tài liệu trên internet…

- Tài liệu, số liệu đã được công bố về tình hình kinh tế, xã hội nông thôn, kinh tế của các ngành sản xuất, đời sống của các hộ sản xuất nông nghiệp nằm trong khu vực đô thị hoá… Trên cơ sở đó tiến hành tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu.

2.4.3. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

- Phương pháp chuyên gia: được thực hiện dựa trêncơ sở thu thập ý kiến của các chuyên gia trong từng lĩnh vực, các nhà lãnh đạo, cán bộ quản lý, người sản xuất giỏi có kinh nghiệm, cán bộ kỹ thuật thông qua tài liệu hoặc trao đổi trực tiếp để có kết luận chính xác.

- Phương pháp chuyên khảo: Nghiên cứu các tài liệu mang tính chất lý luận về đô thị, đô thị hóa và sản nông nghiệp.

2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu

- Phương pháp thống kê so sánh: là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định mức độ, xu thế biến động của các chỉ tiêu phân tích. Phương pháp này cho phép ta phát hiện những điểm giống nhau và khác nhau giữa các thời điểm nghiên cứu đã và đang tồn tại trong những giai đoạn lịch sử phát triển nhất định đồng thời giúp ta phân tích được các động thái phát triển của chúng.

- Phương pháp tổng hợp: là phương pháp liên kết thống nhất toàn bộ các yếu tố, các nhận xét mà khi sử dụng các phương pháp có được một kết luận hoàn thiện, đầy đủ, vạch ra mối liên hệ giữa chúng, khái quát hoá các vấn đề trong nhận thức tổng hợp.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên [26].

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thị xã Bắc Kạn là đô thị vùng cao, nằm sâu trong nội địa của vùng Đông Bắc, có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng của tỉnh cũng như cả nước. Thị xã Bắc Kạn gồm có 4 phường nội thị và 4 xã thuộc ngoại thị. Trên địa bàn thị xã có đường Quốc lộ 3 chạy xuyên suốt (Hà Nội – Thái Nguyên – Cao Bằng), là tuyến giao thông chính giao lưu với bên ngoài; đồng thời có một số tuyến kết nối thị xã đi các huyện và các tỉnh khác, hiện đang trong quá trình cải tạo, nâng cấp. Ngoài ra, Thị xã có sông Cầu và suối Nặm Cắt chảy qua, tạo môi trường sinh thái tốt, cảnh quan đẹp, là nơi cung cấp nguồn nước mặt quan trọng phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.

Cách thủ đô Hà Nội 166 km về phía Đông Bắc, nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh, thị xã có ranh giới hành chính tiếp giáp với các địa phương sau:

- Phía Đông giáp xã Mỹ Thanh - huyện Bạch Thông;

- Phía Tây giáp xã Quang Thuận, Đôn Phong - huyện Bạch Thông; - Phía Nam giáp xã Thanh Vận, Hòa Mục - huyện Chợ Mới;

- Phía Bắc giáp xã Cẩm Giàng, Hà Vị - huyện Bạch Thông.

Là trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội của tỉnh, nơi tập trung các cơ quan hành chính, kinh tế - xã hội, các sở, ban ngành, các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến… Do có những lợi thế đó, thị xã Bắc Kạn có sức hút, có khả năng giao thương, hội nhập trao đổi mọi mặt với bên ngoài, đồng thời tác động lan toả đến phát triển kinh tế - xã hội của các huyện trong tỉnh.

Tất cả những đặc điểm về vị trí địa lý kinh tế kể trên là những điều kiện làm nên lợi thế, những tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của thị xã hiện tại cũng như trong tương lai. Tuy nhiên, nếu so với nhiều thị xã khác trên địa bàn vùng Đông Bắc thì thị xã Bắc Kạn còn có nhiều hạn chế, nhất là hệ thống cơ sở hạ tầng hiện vẫn còn thiếu và chất lượng thấp, kém hiện đại.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Thị xã Bắc Kạn là thung lũng lòng chảo nằm ven theo hai bờ sông Cầu xung quanh được bao bọc bởi những dãy núi có độ cao trung bình từ 150 – 200 m, đỉnh núi cao nhất là đỉnh núi Khau Lang (xã Dương Quang) cao 746 m, hướng dốc chính từ Tây sang Đông.

3.1.1.3. Khí hậu

Thị xã Bắc Kạn chịu ảnh hưởng chung của khí hậu miền núi phía Bắc Việt Nam. Được hình thành từ một nền nhiệt độ cao của đới chí tuyến và sự thay thế của các hoàn lưu lớn theo mùa, kết hợp với điều kiện địa hình nên mùa đông từ (tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau) giá lạnh, nhiệt độ không khí thấp, trời khô hanh có sương muối; mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 9) nóng ẩm mưa nhiều.

3.1.1.4. Thủy văn

Thị xã Bắc Kạn chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn sông Cầu và các suối chảy qua địa bàn Thị xã như suối Nông Thượng, suối Thị xã.

Sông suối có độ dốc lớn bị bồi lắng do đất đá ở thượng nguồn trôi về làm cho dòng chảy của sông, suối bị thu hẹp lại, mùa mưa gây úng ngập ở hai bên bờ sông suối.

Sông Cầu bắt nguồn từ nhiều con suối chảy ra thuộc địa phận xã Ngọc Phái, Phương Viên, huyện Chợ Đồn chảy qua địa bàn Thị xã dài khoản 20 km, rộng trung bình 40 m và chi phối chế độ thủy văn của Thị xã.

3.1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên

* Tài nguyên đất.

Thị xã Bắc Kạn có diện tích tự nhiên 13.688,00 ha, chiếm 2,72% diện tích tự nhiên của tỉnh. Căn cứ nguồn gốc phát sinh, đất đai Thị xã được chia thành 2 nhóm chính:

- Nhóm đất địa thành do qua trình phong hóa tại chỗ của đá mẹ tạo nên.

- Nhóm đất thủy thành do quá trình bồi tụ phù sa của các sông suối tạo thành. * Tài nguyên nước

Tài nguyên nước của Thị xã bao gồm nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm: - Nguồn nước mặt: chủ yếu được khai thác từ sông, ngòi, ao, hồ có trên địa bàn, trong đó sông Cầu là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất và sinh hoạt của

nhân dân Thị xã. Mực nước sông Cầu dao động từ 8.000 đến 30.000 m3/ngày đêm và thường bị nhiễm bẩn sau mỗi đợt mưa lũ, có thể khai thác, cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt nhưng cần được xử lý làm sạch.

- Nguồn nước ngầm: Theo kết quả thăm dò ở khu vực Thị xã và các vùng phụ cận cho thấy nước ngầm trong, không mùi, không mặn, độ pH từ 7,8 – 8,1 nhìn chung chất lượng đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên, do địa hình cao nên khả năng giữ nước hạn chế và ở tầng sâu.

* Tài nguyên rừng

Tài nguyên rừng của thị xã vào loại trung bình, theo kết quả thống kê đất đai năm 2011 diện tích đất lâm nghiệp của thị xã có 9.943,81 ha, chiếm 72,65% diện tích tự nhiên, trong đó rừng sản xuất chiếm 93,88% diện tích đất lâm nghiệp, rừng phòng hộ chiếm 6,12%. Hàng năm diện tích rừng trồng mới đều đạt khoảng 150 ha/năm, nâng độ che phủ rừng đạt từ 55,47% năm 2005 lên trên 63,49% năm 2011.

* Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản của thị xã Bắc Kạn hầu như không có. Theo kết quả điều tra thăm dò trên địa bàn thị xã Bắc Kạn chỉ có một số ít các loại khoáng sản với trữ lượng không đáng kể:

- Núi đá vôi: Tập trung chủ yếu ở xã Xuất Hóa, hiện đang được đưa vào khai thác và sử dụng. Trong những năm tới diện tích này sẽ được mở rộng hơn để phục vụ cho nhu cầu phát triển của Thị xã.

- Nguồn cát của thị xã Bắc Kạn có trữ lượng khá: Nguồn cát được khai thác chủ yếu ở các bãi cát ven sông Cầu phục vụ cho nhu cầu xây dựng trong địa bàn Thị xã. Hiện nay tình trạng khai thác cát đang diễn ra một cách bừa bãi vì vậy trong những năm tới cần có quy hoạch cụ thể để đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

* Tài nguyên nhân văn.

Tỉnh Bắc Kạn nói chung và thị xã Bắc Kạn nói riêng nằm trong vùng đất cổ xưa có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời. Sau nhiều lần tách nhập và mở rộng đến ngày 01/01/1997, thị xã Bắc Kạn được xác định là thị xã tỉnh lỵ với 4 phường, 4 xã, với số dân trên 37 ngàn người, có các dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Hoa,…cùng sinh sống trên địa bàn. Với lịch sử ngàn năm dựng nước và giữ nước đã hun đúc nên ý chí quật cường, tinh thần đấu tranh anh dũng chống giặc ngoại xâm của người

dân Bắc Kạn. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, nhân dân Thị xã đã đóng góp nhiều của cải và xương máu cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc và trong công cuộc xây dựng đất nước quê hương giàu đẹp, nhân dân Bắc Kạn luôn phát huy truyền thống lao động cần cù, sáng tạo. Để ghi nhớ công lao đóng góp to lớn của quân và dân Thị xã, Nhà nước đã phong tặng danh hiệu: “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” cho xã Huyện Tụng và phường Đức Xuân.

3.1.1.6.Thực trạng môi trường

Với đặc thù là thị xã miền núi địa hình chia cắt khá mạnh nên hiện tượng suy thoái đất do xói mòn, bạc màu diễn ra ở hầu hết các xã, phường. Trong một thời gian dài rừng bị tàn phá, địa hình chủ yếu là đồi núi, nhân dân canh tác nương rẫy trên đất dốc, các biện pháp canh tác không hợp lý nên vào mùa mưa đất bị rửa trôi làm trơ sỏi đá và gây ô nhiễm nguồn nước. Bên cạnh đó cùng với sự phát triển đô thị đã để lại hậu quả về mặt môi trường (ô nhiễm nguồn nước từ nước thải sinh hoạt ở khu dân cư tập trung, nước thải khu công nghiệp, ô nhiễm đất, ô nhiễm không khí…). Hiện nay do chưa có điều kiện để phân tích đánh giá tình trạng ô nhiễm môi. Vì vậy chưa có số liệu chính xác về thực trạng ô nhiễm trên địa bàn toàn thị xã Bắc Kạn.

Tuy nhiên trên địa bàn tỉnh có một số vấn đề về môi trường đáng được quan tâm như sau:

- Ô nhiễm nguồn nước: Chủ yếu là nguồn nước mặt ở các hệ thống sông, suối khi mùa lũ về và việc khai thác vật liệu xây dựng ở một số bãi ven sông chưa theo quy định; việc xả trực tiếp nước sinh hoạt của khu dân cư, nước thải ở một số nhà máy, cơ sản xuất kinh doanh chưa qua xử lý trên địa bàn thị xã.

- Môi trường khu vực nông thôn: Trong khu vực nông thôn nguồn nước sạch cho sinh hoạt và nước phục vụ sản xuất là rất khan hiếm nhất là vào mùa khô ở các xã. Rừng đã bị tàn phá dẫn đến khả năng giữ nước và cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân không đảm bảo. Điều kiện vệ sinh môi trường hàng ngày của nhân dân còn nhiều bất cập, nhà vệ sinh nhiều nơi còn mang tính tạm bợ gây ô nhiễm môi trường, gia súc gia cầm nuôi thả rông làm ảnh hưởng đến nguồn nước mặt dùng cho sinh hoạt, các công trình chuồng trại chưa được bố trí hợp lý… nhiều tập tục lạc hậu trong đời sống không hợp vệ sinh vẫn tồn tại.

- Môi trường đô thị: Công tác thu gom rác thải sinh hoạt tại thị xã Bắc Kạn đã được thực hiện khá tốt, tỷ lệ rác thu gom đạt từ 85% trở lên ở tất cả các phường. Bãi rác tập trung của thị xã được xây dựng trên địa bàn xã Huyền Tụng với diện tích là 9,7 ha vẫn đang hoạt động tốt. Song trong tương lai để đáp ứng mục tiêu phát triển thị xã theo hướng bền vững thì vấn đề môi trường luôn phải được quan tâm và chú trọng đầu tư hơn.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội và thực trạng đô thị hoá 3.1.2.1. Dân số và nguồn nhân lực 3.1.2.1. Dân số và nguồn nhân lực

* Hiện trạng dân số

Cơ cấu dân số của thị xã Bắc Kạn trong giai đoạn 2007 – 2010 được thể hiện qua bảng 3.1. Qua bảng cho thấy, đến năm 2010 tổng dân số trên địa bàn Thị xã là 37.789 người, tăng 0,06 % so với năm 2009. Tốc độ phát triển dân số trung bình của Thị xã không đều qua các năm. Điều này chứng tỏ việc tách hộ và gia tăng cơ học diễn ra khá mạnh [6].

Bảng 3.1. Tình hình biến động dân số của thị xã Bắc Kạn giai đoạn 2006 – 2010

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 2007 2008 2009 2010 1 Tổng số khẩu Người 33.852 35.652 36.566 37.766 37.789 2 Nam Người 16.956 18.526 19.231 18.487 18.404 Nữ Người 16.896 17.126 17.335 19.279 19.385

3 Tỷ lệ gia tăng dân số % 1,05 1,04 2,56 3,28 0,06

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của đô thị hóa đến sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2006 đến 2010 và dự báo đến 2020 tại thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 36 - 86)