3. Yêu cầu của đề tài
3.3.1. thị hoá với kinh tế hộ nông dân mất đất nông nghiệp
3.3.1.1. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra
Kinh tế mỗi hộ gia đình phát triển hay không phụ thuộc khá nhiều vào khả năng tổ chức, quản lý, bố trí sản xuất của chủ hộ. Chủ hộ là người đưa ra phương hướng, kế hoạch sản xuất. Mỗi chủ hộ có khả năng nhận thức khác nhau và tiếp thu khác nhau điều này phụ thuộc vào tuổi, giới tính, và đặc biệt là trình độ văn hoá của mỗi người. Một số thông tin cơ bản về các hộ được thể hiện qua bảng 3.9.
Qua tổng hợp từ kết quả điều tra, cho thấy chủ hộ có độ tuổi từ 40 – 60 chiếm tỷ lệ cao nhất 48%, ở độ tuổi này các chủ hộ có kinh nghiệm sản xuất. Tuy nhiên, có một hạn chế là không dễ dàng thay đổi phương thức kiếm sống do họ sợ rủi ro hoặc họ đã quen với kinh nghiệm truyền thống đã được tích luỹ từ lâu. Số chủ hộ có độ tuổi từ 20 – 40 chiếm 19%. Đây là độ tuổi có khả năng nắm bắt thông tin, kỹ thuật sản xuất mới rất nhanh nhạy. Tuy nhiên, đây là độ tuổi mới bắt đầu có sự tích luỹ kinh nghiệm cho nên cần có những chính sách nâng cao nhận thức, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho những đối tượng này để họ có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất.
Bảng 3.9. Một số thông tin cơ bản về các chủ hộ
Chỉ tiêu Cơ cấu (% trong tổng số)
1. Tuổi của chủ hộ - Từ 20 – 40 - Từ 40 – 60 - Trên 60 2. Giới tính của chủ hộ Nam Nữ
3. Trình độ văn hóa của chủ hộ
- Học hết tiểu học - Học hết THCS - Học THPT
- Đã qua đào tạo (TC, CĐ, ĐH,...)
19 48 33 61 39 24 43 31 2
(Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra hộ)
Kết quả điều tra cho thấy, trình độ văn hoá của chủ hộ tại địa bàn nghiên cứu tương đối đồng đều, hầu hết đã học hết THCS và THPT (chiếm 74% trong tổng số chủ hộ). Trình độ văn hoá có ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức, khả năng tiếp thu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất để phát triển kinh tế của các hộ đồng thời kinh tế các hộ lại có vai trò quyết định trong việc nâng cao trình độ văn hóa của người nông dân. Những chủ hộ chỉ học hết tiểu học phần lớn là người già và người nghèo không có điều kiện học tập.
3.3.1.2. Tình hình biến động đất đai của các hộ điều tra
Quá trình ĐTH không chỉ ảnh hưởng đến việc làm giảm diện tích đất của từng hộ mà còn làm cho tình hình biến động đất đai ở các hộ trở nên sôi động hơn.
Trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến 2010, diện tích đất của các hộ điều tra đã có sự biến động theo chiều hướng giảm (từ 307.371,7 m2 xuống còn 172.824,8 m2). Trong đó diện tích đất nông nghiệp của các hộ giảm nhiều nhất 94,55% (chủ yếu là đất trồng lúa và đất vườn tạp). Diện tích đất ở giảm không đáng kể (chỉ 5,45%).
Bảng 3.10. Tình hình biến động đất đai của hộ trước và sau khi thu hồi
Chỉ tiêu
Diện tích trƣớc khi bị thu hồi
Diện tích sau khi bị thu hồi Tăng (+) giảm (-) Giá trị bồi thƣờng (1000đ) m2 % m2 % m2 % Tổng diện tích đất 307.371,7 100 172.824,8 100 -134.546,9 100 10.048.868 I/ Đất nông nghiệp 283.188,2 92,13 155.973,1 90,25 -127.215,1 94,55 2.717.068 1- Đất trồng cây hàng năm 194.930,1 63,42 123.099,2 71,23 -71.830,9 53,39 2.661.684 1.1. Đất lúa 142.764,5 46,45 92.088,8 53,28 -50.675,7 37,67 2.027.028
1.2. Đất cây hoa màu khác 52.165,6 16,97 31.010,4 17,94 -21.155,2 15,72 634.656
2- Đất vườn tạp 65.420,4 21,28 28.594,2 16,54 -36.826,2 27,37 3.682.620
3- Đất trồng cây lâu năm 18.810,7 6,12 3.237,7 1,87 -15.573 11,57 233.595
4- Đất nuôi trồng thủy sản 4.027 1,31 1.042 0,60 -2.985 2,22 59.700
II/ Đất ở 24.183,5 7,87 16.851,7 9,75 -7.331,8 5,45 7.331.800
(Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra hộ)
Như vậy, theo kết quả điều tra thì quá trình ĐTH đã làm mất đi phần lớn phương tiện sống của các hộ dân đó là đất sản xuất nông nghiệp. Điều này đã kéo theo rất nhiều thay đổi khác trong đời sống kinh tế của các hộ dân như nghề nghiệp, thu nhập, điều kiện sinh hoạt, học tập,...
3.3.1.3. Tình hình chung về nghề nghiệp của hộ
Tác động của ĐTH đến việc chuyển đổi nghề nghiệp của các hộ được thể hiện qua bảng 3.11.
Bảng 3.11. Tình hình nghề nghiệp của hộ trong quá trình đô thị hóa
Nghề nghiệp của hộ Năm 2006 (%) Năm 2010 (%) Tăng (+) Giảm (-) (%) 1. Nông nghiệp 74 68 -6 2. Kinh doanh TM-DV 5 9 4 3. Cán bộ 6 7 1 4. Khác 9 21 12 5. Hộ Kiêm 3 5 2
Qua thực tế cho thấy, các hộ trước ĐTH sinh sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp: trồng lúa, chăn lợn,... với một cuộc sống không ổn định. Sau khi bị mất đất, nhận một khoản tiền bồi thường cộng với việc tiếp cận gần hơn với thị trường họ đã mạnh dạn thay đổi phương thức sản xuất, ngành nghề. một số hộ chuyển hẳn từ sản xuất nông nghiệp sang kinh doanh dịch vụ như: nhà trọ sinh viên, bán tạp phẩm,... Cũng có hộ chỉ chuyển đổi một phần, vừa tiếp tục sản xuất nông nghiệp, vừa kinh doanh thêm. Cơ hội tiếp xúc với thị trường nhiều hơn nên người dân có điều kiện trao đổi, học hỏi kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh. Đồng thời người lao động cũng có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm mới sau khi mất đất sản xuất. Bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận hộ nông dân do chưa tận dụng được những cơ hội về thị trường do quá trình ĐTH tạo ra đã không thay đổi phương thức sản xuất mà vẫn tiếp tục nghề nghiệp trước đây do đó thu nhập của họ thay đổi không đáng kể.
Về nghề nghiệp, khi quá trình ĐTH diễn ra, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp rất nhiều thậm chí một số hộ gần như không còn đất nông nghiệp để sản xuất. Do đó, chỉ cần ít lao động cũng có thể sản xuất trên diện tích đất còn lại, những lao động nhàn rỗi phải chuyển sang ngành nghề khác cộng với một khoản tiền bồi thường từ việc mất đất nên hộ nông dân thay đổi cách sống của mình. Vấn đề đặt ra là Thị xã cần có chính sách trong việc đào tạo hướng nghiệp cho những hộ này để họ có thể duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh mang lại thu nhập ổn định cho gia đình trong những môi trường công việc mới.
3.3.1.4. Thu nhập của hộ
ĐTH có ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của hộ nông dân, mức độ ảnh hưởng được thể hiện qua bảng 3.12. Đối với các hộ có thu nhập tăng lên do quá trình ĐTH chủ yếu là do họ sau khi mất đất nông nghiệp đã chuyển sang các hoạt động dịch vụ, kinh doanh trong khi đó các hộ có thu nhập bị giảm đi do họ chủ yếu tìm việc làm thuê và trước đây cũng như hiện nay họ chỉ phụ thuộc nhiều vào nguồn thu này trong khi đó trước khi mất đất sản xuất họ còn có thêm nguồn thu từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp mang lại nên sau khi mất đất một phần nguồn thu của gia đình cũng mất đi vì thế mà thu nhập của các hộ này bị giảm sau khi ĐTH.
Bảng 3.12. Thay đổi thu nhập của hộ qua quá trình đô thị hóa Nguồn thu nhập (% trong tổng thu nhập) Nhóm hộ có thu nhập tăng nhanh Nhóm hộ có thu nhập tăng chậm Nhóm hộ có thu nhập giảm 1. Trồng trọt 3,03 0,00 7,69 2. Chăn nuôi 3,03 3,70 7,69 3. Sản xuất TTCN 3,03 5,56 0,00 4. KD-DV 39,40 42,59 7,69 5. Làm thuê 12,12 20,37 7,69 6. Lương thưởng 33,33 18,52 61,55 7. Khác 6,06 9,26 7,69
(Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra hộ)
3.3.1.5. Tình hình sử dụng tiền bồi thường đất đai của các hộ điều tra
Các hộ nông dân sau khi nhận được tiền bồi thường từ đất hoặc bán đất thì sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như: mua sắm vật dụng gia đình, xây dựng nhà cửa, đầu tư cho sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp, đầu tư cho việc học tập và nghề nghiệp của con cái, gửi tiết kiệm,… Qua bảng 3.13 và hình 3.1 có thể thấy trong tổng số tiền hộ nhận được từ bồi thường giải phóng mặt bằng, phần lớn được hộ sử dụng để đầu tư xây dựng: nhà ở, chuồng trại (chiếm 77,94%) và đầu tư chi phí khác như mua sắm vật dụng gia đình… Chi phí cho đầu tư tái sản xuất là rất ít, chỉ chiếm 0,42% số tiền bồi thường. Phần còn lại họ giành tiết kiệm cho các công việc sau này.
Bảng 3.13. Tình hình sử dụng nguồn tiền bồi thường đất đai của hộ
Chỉ tiêu Giá trị sử dụng (nghìn đồng)
Tổng số tiền bồi thường 10.048.868
Tổng số tiền đầu tư 8.588.946
Tiết kiệm 1.459.922
Hình 3.2. Cơ cấu sử dụng tiền bồi thường đất đai của hộ
Đầu tư kinh doanh từ nguồn tiền bồi thường của hộ chiếm 6,05%. Đây thường là những hộ gia đình khá giả, mạnh dạn hơn trong việc chuyển đổi cơ cấu ngành nghề. Họ mở cửa hàng buôn bán, kinh doanh dịch vụ tổng hợp, xây dựng nhà trọ, phòng nghỉ.
Việc sử dụng tiền bán đất vào việc xây dựng nhà cửa, chuồng trại chủ yếu tập trung vào những hộ có thu nhập trung bình hay thấp.
Một số hộ dùng tiền bồi thường hay bán đất để trả nợ số tiền còn lại họ dùng để làm chi phí đi tìm công việc khác.
Cũng vì lí do trên mà sau khi nhận được tiền bồi thường, nhiều hộ chưa biết sẽ đầu tư như thế nào thì sẽ gửi tiết kiệm. Cũng có nhiều ý kiến chi rằng dùng tiền bồi thường vào xây dựng nhà cửa và mua sắm vật dụng gia đình. Họ đã không dùng tiền vào đầu tư học nghề, tìm việc làm. Một số hộ khá và hộ trung bình sử dụng tiền bồi thường dành cho học hành và tìm việc cho con cái.
Tóm lại, khi nhận được tiền bồi thường và tiền bán đất, hộ nông dân ít đầu tư trở lại cho sản xuất đất nông nghiệp cũng như học hành, tìm việc làm. Họ thường sử dụng số tiền đó để xây dựng nhà cửa, mua sắm vật dụng gia đình hay gửi tiết kiệm. Một số hộ khá đầu tư vào lĩnh vực phi nông nghiệp để chuyển đổi ngành nghề.