Những nghiên cứu về đô thị hóa trên Thế giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của đô thị hóa đến sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2006 đến 2010 và dự báo đến 2020 tại thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 34 - 86)

3. Yêu cầu của đề tài

1.4.4.Những nghiên cứu về đô thị hóa trên Thế giới và Việt Nam

Có rất nhiều công trình nghiên cứu về các hình thái đô thị và quá trình ĐTH trên thế giới và khu vực.

Từ cuối thế kỷ XIX, Cerda - kỹ sư người Catalan vẽ quy hoạch thành phố Barcelone, đặt ra thuật ngữ “urbanisacion” (sau này đã có trong tiếng Pháp: “urbanization” – đô thị hoá). Ông tin rằng ĐTH là một kế hoạch và tồn tại nhiều nguyên lý cơ bản chi phối sự kiến thiết một đô thị. Ông cũng ý thức về tầm quan trọng của việc quản lý thành phố một cách toàn diện với sự huy động kế hoạch về nhiều lĩnh vực của quản lý đô thị [1]. Trong nửa đầu thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu khoa học đã có những quyết định khác nhau về các mô hình đô thị. Năm 1925, nhà xã hội học Ernest Burgess (Mỹ) đã đem ra “mô hình làn sóng điện”. Theo mô hình này thì thành phố chỉ có một trung tâm và 5 vùng đồng tâm. Đặc điểm chung của mô hình đô thị này là tất cả các lĩnh vực đều có xu hướng mở rộng. “Mô hình thành phố đa cực” được hai nhà địa lý Marris và Ullman đưa ra vào năm 1945. Mô hình

chủ yếu tính đổi các dạng đô thị mới phát sinh do sự phát triển của phương tiện giao thông [1]. Vào năm 1939, “mô hình phát triển theo khu vực” do chuyên gia địa chính Hamer Hoyt đưa ra chủ yếu tính đến các dạng đô thị phát triển với sự hiện đại hoá các quá trình giao thông và nhiều thành phần phát triển theo kiểu khu phố. Có thể nói đây là hệ thống hoàn chỉnh nhất vì nó đã tính đến các trục giao thông lớn.

Có nhiều quan điểm khác nhau trong quá trình phát triển đô thị. Francois Perrous với quan điểm “thuyết kinh tế chủ đạo” hay còn gọi là “thuyết về các cực tăng trưởng”. Ông cho rằng chỉ ở trung tâm đô thị của hai vùng có sự phát triển các ngành công nghiệp, có sức bành chướng mạnh mới có khả năng tăng trưởng lớn nhất. Nông nghiệp trọng tâm đô thị ấy là những cực tăng trưởng. Đây chính là quan điểm phát triển đô thị lấy tăng trưởng kinh tế làm trọng tâm. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của David C. Korkn cần phát triển đô thị lấy con người làm trung tâm. Ông cho rằng “phát triển là một tiến trình quá trình qua đó các thành viên của xã hội tăng được khả năng cá nhân và định chế của mình để huy động các nguồn lực, tạo ra những thành quả bền vững và được phân phối công bằng nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống phù hợp với cuộc sống của họ” [1].

Trong nững năm gần đây các ngành khoa học xã hội và nhân văn cũng đã có những công trình nghiên cứu về ĐTH ở Việt Nam. Đó là các nghiên cứu về “tác động kinh tế xã hội và môi trường của quá trình đô thị hoá đối với các vùng nông thôn xung quanh các đô thị lớn”, nghiên cứu “tri thức, thái độ hành vi ứng xử của cộng đồng đối với vấn đề rác thải, môi trường đô thị…” [8].

Những đề tài nghiên cứu này đã cung cấp cơ sở khoa học cho các cơ quan liên quan đến việc hoạch định cuộc sống, kế hoạch và quá trình phát triển đô thị nói trên và cuộc sống, quan hệ phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Tháng 11/2004, Bộ Xây dựng đã tổ chức các hội nghị nhằm trao đổi chiến lược phát triển đô thị gắn với xoá đói, giảm nghèo ở Việt Nam, đây là một chiến lược quan trọng mà Việt Nam đang tích cực triển khai thực hiện [4].

Chƣơng 2

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Những vấn đề về lý luận và thực tiễn về đô thị, đô thị hóa và ảnh hưởng của nó tới phát triển kinh tế xã hội của thị xã.

- Quá trình đô thị hóa tại thị xã Bắc Kạn. - Đất nông nghiệp của thị xã Bắc Kạn.

- Đời sống kinh tế hộ nông dân tại thị xã Bắc Kạn.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: nghiên cứu trên địa bàn thị xã Bắc Kạn – tỉnh Bắc Kạn.

- Phạm vi thời gian: năm 2006 và tiến trình đô thị hóa đến năm 2010, định hướng phát triển đô thị đến năm 2020 của thị xã Bắc Kạn.

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: thị xã Bắc Kạn.

- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 07 năm 2011 đến tháng 06 năm 2012.

2.3. Nội dung nghiên cứu

2.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị xã ảnh hưởng đến sử dụng đất

- Điều kiện tự nhiên.

- Điều kiện kinh tế - xã hội. - Sử dụng đất đai.

2.3.2. Thực trạng của quá trình đô thị hóa và ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến biến động sử dụng đất nông nghiệp của thị xã Bắc Kạn đến biến động sử dụng đất nông nghiệp của thị xã Bắc Kạn

- Thực trạng đô thị hóa của thị xã Bắc Kạn.

- Tác động của đô thị hóa đến sử dụng đất nông nghiệp.

2.3.3. Ảnh hưởng của đô thị hóa tới đời sống kinh tế hộ nông dân tại thị xã Bắc Kạn

- Ảnh hưởng của đô thị hóa tới đời sống kinh tế hộ nông dân mất đất nông nghiệp. - Ảnh hưởng của đô thị hóa tới đời sống kinh tế hộ nông dân vùng ngoại ô không mất đất nông nghiệp.

2.3.4. Dự báo xu thế đô thị hóa và sự biến động sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020 tại thị xã Bắc Kạn

- Xu thế ĐTH và phát triển đô thị đến năm 2020 tại thị xã Bắc Kạn.

- Dự báo biến động sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020 tại thị xã Bắc Kạn.

2.3.5.Đánh giá chung tác động của đô thị hóa tới sử dụng đất nông nghiệp trên

địa bàn thị xã Bắc Kạn

- Tác động tích cực. - Tác động tiêu cực.

2.3.6. Định hướng và một số giải pháp nâng cao đời sống kinh tế hộ nông dân,

tăng cường vai trò quản lý nhà nước về đất đai trong quá trình đô thị hóa tại thị xã Bắc Kạn

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp là những số liệu phục vụ cho nội dung nghiên cứu đề tài. Những số liệu này được thu thập từ việc điều tra các hộ gia đình tại địa bàn nghiên cứu. Các số liệu này được sử dụng để phân tích tình hình hiện trạng sản xuất nông nghiệp, tình hình mất đất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tình hình chuyển đổi nghề nghiệp của hộ do tác động của đô thị hóa. Phương pháp điều tra được tiến hành như sau:

* Cơ sở chọn mẫu điều tra: Chọn 100 hộ trong đó 50 hộ mất đất sản xuất nông nghiệp và 50 hộ chưa hoặc không mất đất sản xuất nông nghiệp để điều tra theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo nhiều cấp.

- Phương pháp phỏng vấn cấu trúc: phỏng vấn trực tiếp một thành viên hiểu biết về nông nghiệp của gia đình, ngoài ra có sự đóng góp ý kiến của các thành viên khác trong gia đình. Điều này đảm bảo lượng thông tin có tính đại diện và chính xác.

- Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc: để lấy thông tin theo chiều rộng, tránh cho người được phỏng vấn bị nhàm chán, bị ép buộc phải trả lời câu hỏi có sẵn, học viên đã dùng các câu hỏi không có trong phiếu điều tra để phỏng vấn. Phương pháp này nhằm mục đích lấy thông tin rộng hơn, gợi mở hơn về nhiều vấn đề mới quan trọng và thú vị.

- Phương pháp quan sát trực tiếp: phương pháp này sử dụng tất cả các giác quan của người phỏng vấn, qua đó thông tin được ghi lại trong trí nhớ, qua ghi chép, chụp lại một cách cụ thể, thực tế, phong phú và khách quan.

2.4.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp

Tìm hiểu, thu thập, hệ thống hóa và kế thừa các tài liệu đã nghiên cứu hoặc có liên quan đến nội dung của đề tài. Nguồn từ các cơ quan của tỉnh và thị xã Bắc Kạn và các viện nghiên cứu, trường đại học, các trang Web,...

- Các sách, báo, tạp chí, các văn kiện Nghị quyết, các chương trình nghiên cứu đã được xuất bản, các kết quả nghiên cứu đã được công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nước, các tài liệu trên internet…

- Tài liệu, số liệu đã được công bố về tình hình kinh tế, xã hội nông thôn, kinh tế của các ngành sản xuất, đời sống của các hộ sản xuất nông nghiệp nằm trong khu vực đô thị hoá… Trên cơ sở đó tiến hành tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu.

2.4.3. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

- Phương pháp chuyên gia: được thực hiện dựa trêncơ sở thu thập ý kiến của các chuyên gia trong từng lĩnh vực, các nhà lãnh đạo, cán bộ quản lý, người sản xuất giỏi có kinh nghiệm, cán bộ kỹ thuật thông qua tài liệu hoặc trao đổi trực tiếp để có kết luận chính xác.

- Phương pháp chuyên khảo: Nghiên cứu các tài liệu mang tính chất lý luận về đô thị, đô thị hóa và sản nông nghiệp.

2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu

- Phương pháp thống kê so sánh: là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định mức độ, xu thế biến động của các chỉ tiêu phân tích. Phương pháp này cho phép ta phát hiện những điểm giống nhau và khác nhau giữa các thời điểm nghiên cứu đã và đang tồn tại trong những giai đoạn lịch sử phát triển nhất định đồng thời giúp ta phân tích được các động thái phát triển của chúng.

- Phương pháp tổng hợp: là phương pháp liên kết thống nhất toàn bộ các yếu tố, các nhận xét mà khi sử dụng các phương pháp có được một kết luận hoàn thiện, đầy đủ, vạch ra mối liên hệ giữa chúng, khái quát hoá các vấn đề trong nhận thức tổng hợp.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên [26].

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thị xã Bắc Kạn là đô thị vùng cao, nằm sâu trong nội địa của vùng Đông Bắc, có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng của tỉnh cũng như cả nước. Thị xã Bắc Kạn gồm có 4 phường nội thị và 4 xã thuộc ngoại thị. Trên địa bàn thị xã có đường Quốc lộ 3 chạy xuyên suốt (Hà Nội – Thái Nguyên – Cao Bằng), là tuyến giao thông chính giao lưu với bên ngoài; đồng thời có một số tuyến kết nối thị xã đi các huyện và các tỉnh khác, hiện đang trong quá trình cải tạo, nâng cấp. Ngoài ra, Thị xã có sông Cầu và suối Nặm Cắt chảy qua, tạo môi trường sinh thái tốt, cảnh quan đẹp, là nơi cung cấp nguồn nước mặt quan trọng phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.

Cách thủ đô Hà Nội 166 km về phía Đông Bắc, nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh, thị xã có ranh giới hành chính tiếp giáp với các địa phương sau:

- Phía Đông giáp xã Mỹ Thanh - huyện Bạch Thông;

- Phía Tây giáp xã Quang Thuận, Đôn Phong - huyện Bạch Thông; - Phía Nam giáp xã Thanh Vận, Hòa Mục - huyện Chợ Mới;

- Phía Bắc giáp xã Cẩm Giàng, Hà Vị - huyện Bạch Thông.

Là trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội của tỉnh, nơi tập trung các cơ quan hành chính, kinh tế - xã hội, các sở, ban ngành, các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến… Do có những lợi thế đó, thị xã Bắc Kạn có sức hút, có khả năng giao thương, hội nhập trao đổi mọi mặt với bên ngoài, đồng thời tác động lan toả đến phát triển kinh tế - xã hội của các huyện trong tỉnh.

Tất cả những đặc điểm về vị trí địa lý kinh tế kể trên là những điều kiện làm nên lợi thế, những tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của thị xã hiện tại cũng như trong tương lai. Tuy nhiên, nếu so với nhiều thị xã khác trên địa bàn vùng Đông Bắc thì thị xã Bắc Kạn còn có nhiều hạn chế, nhất là hệ thống cơ sở hạ tầng hiện vẫn còn thiếu và chất lượng thấp, kém hiện đại.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Thị xã Bắc Kạn là thung lũng lòng chảo nằm ven theo hai bờ sông Cầu xung quanh được bao bọc bởi những dãy núi có độ cao trung bình từ 150 – 200 m, đỉnh núi cao nhất là đỉnh núi Khau Lang (xã Dương Quang) cao 746 m, hướng dốc chính từ Tây sang Đông.

3.1.1.3. Khí hậu

Thị xã Bắc Kạn chịu ảnh hưởng chung của khí hậu miền núi phía Bắc Việt Nam. Được hình thành từ một nền nhiệt độ cao của đới chí tuyến và sự thay thế của các hoàn lưu lớn theo mùa, kết hợp với điều kiện địa hình nên mùa đông từ (tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau) giá lạnh, nhiệt độ không khí thấp, trời khô hanh có sương muối; mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 9) nóng ẩm mưa nhiều.

3.1.1.4. Thủy văn

Thị xã Bắc Kạn chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn sông Cầu và các suối chảy qua địa bàn Thị xã như suối Nông Thượng, suối Thị xã.

Sông suối có độ dốc lớn bị bồi lắng do đất đá ở thượng nguồn trôi về làm cho dòng chảy của sông, suối bị thu hẹp lại, mùa mưa gây úng ngập ở hai bên bờ sông suối.

Sông Cầu bắt nguồn từ nhiều con suối chảy ra thuộc địa phận xã Ngọc Phái, Phương Viên, huyện Chợ Đồn chảy qua địa bàn Thị xã dài khoản 20 km, rộng trung bình 40 m và chi phối chế độ thủy văn của Thị xã.

3.1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên

* Tài nguyên đất.

Thị xã Bắc Kạn có diện tích tự nhiên 13.688,00 ha, chiếm 2,72% diện tích tự nhiên của tỉnh. Căn cứ nguồn gốc phát sinh, đất đai Thị xã được chia thành 2 nhóm chính:

- Nhóm đất địa thành do qua trình phong hóa tại chỗ của đá mẹ tạo nên.

- Nhóm đất thủy thành do quá trình bồi tụ phù sa của các sông suối tạo thành. * Tài nguyên nước

Tài nguyên nước của Thị xã bao gồm nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm: - Nguồn nước mặt: chủ yếu được khai thác từ sông, ngòi, ao, hồ có trên địa bàn, trong đó sông Cầu là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất và sinh hoạt của

nhân dân Thị xã. Mực nước sông Cầu dao động từ 8.000 đến 30.000 m3/ngày đêm và thường bị nhiễm bẩn sau mỗi đợt mưa lũ, có thể khai thác, cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt nhưng cần được xử lý làm sạch.

- Nguồn nước ngầm: Theo kết quả thăm dò ở khu vực Thị xã và các vùng phụ cận cho thấy nước ngầm trong, không mùi, không mặn, độ pH từ 7,8 – 8,1 nhìn chung chất lượng đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên, do địa hình cao nên khả năng giữ nước hạn chế và ở tầng sâu.

* Tài nguyên rừng

Tài nguyên rừng của thị xã vào loại trung bình, theo kết quả thống kê đất đai năm 2011 diện tích đất lâm nghiệp của thị xã có 9.943,81 ha, chiếm 72,65% diện tích tự nhiên, trong đó rừng sản xuất chiếm 93,88% diện tích đất lâm nghiệp, rừng phòng hộ chiếm 6,12%. Hàng năm diện tích rừng trồng mới đều đạt khoảng 150 ha/năm, nâng độ che phủ rừng đạt từ 55,47% năm 2005 lên trên 63,49% năm 2011.

* Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản của thị xã Bắc Kạn hầu như không có. Theo kết quả điều tra thăm dò trên địa bàn thị xã Bắc Kạn chỉ có một số ít các loại khoáng sản với trữ lượng không đáng kể:

- Núi đá vôi: Tập trung chủ yếu ở xã Xuất Hóa, hiện đang được đưa vào khai

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của đô thị hóa đến sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2006 đến 2010 và dự báo đến 2020 tại thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 34 - 86)