3. Yêu cầu của đề tài
3.5.2. Tác động tiêu cực
Ngoài những tác động tích cực như trên thì ĐTH còn có những tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp của hộ.
Một là, quỹ đất nông nghiệp bị thu hẹp dần làm quy mô sản xuất nhỏ lại. Tới đây diện tích đất nông nghiệp của thị xã Bắc Kạn sẽ tiếp tục bị thu hẹp. Do đó, quy mô sản xuất nông nghiệp của hộ sẽ bị giảm đi và nguồn cung sản phẩm nông nghiệp cho thị trường sẽ bị thay đổi.
Hai là, ĐTH gây lãng phí tài nguyên đất. Thực tế diện tích đất canh tác mà hộ nông dân coi như không sử dụng được còn lớn hơn so với diện tích đất nông nghiệp mà hộ được bồi thường (những khu đất hẹp cạnh khu đất bị thu hồi không thể sử
dụng), chất thải công nghiệp và sinh hoạt làm cho tính chất đất bị thay đổi kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi.
Ba là, một phần lớn lao động nông nghiệp chuyển sang làm phi nông nghiệp do quá trình ĐTH. Gây sức ép về việc làm đối với các lĩnh vực khác và có thể là nguyên nhân nảy sinh các tệ nạn xã hội nếu không có công việc ổn định.
Bốn là, ĐTH làm giảm sự mạnh dạn đầu tư vào nông nghiệp của hộ nông dân. Nhiều hộ nông dân không dám đầu tư vào nông nghiệp, đặc biệt là cho trồng cây ăn quả. Nguyên nhân là do các cấp Chính quyền thường không có quy hoạch tổng thể cũng như quy hoạch chi tiết lâu dài cho địa phương. Người nông dân muốn có một sự đảm bảo an toàn cho những gì họ đầu tư về công sức và tiền của. Những người đầu tư nhiều vốn cho sản xuất nông nghiệp luôn có tâm trạng thấp thỏm, không biết khi nào Nhà nước thu hồi đất.
Năm là, ĐTH nhanh đã ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống của người dân do việc quản lý không đồng bộ và không thể theo kịp.
Tóm lại, ĐTH là một xu hướng tốt nhưng những mặt tích cực của nó chỉ thực sự phát huy một cách hiệu quả khi chúng ta đồng bộ thực hiện ở các giai đoạn của quá trình dựa trên sự bố trí và quy hoạch tổng thể phù hợp, hạn chế được những tác động tiêu cực của ĐTH.
3.6. Định hƣớng phát triển đô thị và một số giải pháp nhằm nâng cao đời sống kinh tế hộ, tăng cƣờng vai trò quản lý Nhà nƣớc trong quá trình đô thị hóa tại thị xã Bắc Kạn
3.6.1. Định hướng phát triển không gian đô thị thị xã Bắc Kạn tới năm 2020
Theo quy hoạch xây dựng chung, đô thị trung tâm thị xã Bắc Kạn sẽ được mở rộng ra một phầncác xã Dương Quang, Huyền Tụng và Nông Thượng
Hiện trạng tổng diện tích tự nhiên toàn Thị xã là 13.688,00 ha trong đó: đất nội thị là 1.368,56 ha, đất khu dân cư nông thôn là 587,64 ha.
- Trung tâm hành chính, chính trị của tỉnh và thị xã: Trụ sở các cơ quan lãnh đạo tỉnh như Tỉnh uỷ Bắc Kạn, UBND tỉnh Bắc Kạn đặt tại các vị trí hiện nay trên khu vực đồi cao trung tâm Thị xã, diện tích chiếm đất là 3,40 ha, sẽ được cải tạo, mở rộng và nâng cấp, chỉnh trang phù hợp với yêu cầu phát triển và cảnh quan đô thị hiện đại trong tương lai.
Cơ quan quân sự tập trung xây dựng ở phía Tây khu Liên hiệp Thể dục Thể thao gần cầu Minh Khai.
- Thị ủy và UBND thị xã Bắc Kạn xây dựng tại khu vực đường Trường Chinh kéo dài, vị trí hiện nay để xây dựng nhà Bảo Tàng tỉnh Bắc Kạn.
- Trung tâm dịch vụ thương mại với tổng diện tích 38,10 ha, chủ yếu tập trung tại phường Sông Câu, Phùng Chí Kiên, khu vực xung quanh chợ Bắc Kạn, trục đường Trần Hưng Đạo, các trung tâm dịch vụ thương mại cấp khu vực sẽ được bố trí trên cơ sở địa điểm các chợ cũ và sẽ được cải tạo lại, nâng cấp chỉnh trang. Đối với các phường, các trung tâm này sẽ được quy hoạch, xây dựng đồng bộ hoàn chỉnh phù hợp với quy hoạch đô thị mới.
- Trung tâm giáo dục: hệ thống các trường thuộc các cấp sẽ được phân bố đều trong các phường, xã và khu dân cư tập trung. Dự kiến cải tạo 06 trường Phổ thông (THPT Bắc Kạn, Trung tâm Hướng nghiệp tỉnh Bắc Kạn, trường Phổ thông Dân tộc Nội trú, trường THPT năng khiếu, trường THPT Dân lập Hùng Vương, Trung tâm Giáo dục Thường xuyên). Các trường trung học chuyên nghiệp dự kiến sẽ xây dựng mới 03 trường (trường Trung cấp Y tế, trường Công nhân Kỹ thuật Tổng hợp, và trường Khuyết tật).
- Trung tâm y tế: bệnh viện tỉnh Bắc Kạn, quy mô 500 giường bệnh, tiếp tục được nâng cấp thuộc địa phận phường Nguyễn Thị Minh Khai, xây dựng phòng khám đa khoa 500 giường bệnh tại khu Pá Danh – xã Huyền Tụng.
- Trung tâm văn hoá, thể dục thể thao: sân vận động được xây dựng tại khu vực sân bay cũ ở phía Bắc Sông Cầu được tổ chức liên hoàn với công trình chức năng, kết hợp với khu cây xanh công viên. Nhà Bảo Tàng tỉnh Bắc Kạn được xây dựng tại vị trí UBND thị xã hiện tại.
- Công viên cây xanh: Xây dựng, khai thác cảnh quan cây xanh trên trục hai bên bờ Sông Cầu. Khu công viên văn hoá trung tâm được tổ chức xây dựng trên khu vực Đồi Thông - phía Nam khu trung tâm Tỉnh uỷ và UBND tỉnh.
- Khu dân cư đô thị: Tập trung cải tạo, nâng cấp những khu dân cư hiện có và xây dựng các khu dân cư mới (khu dân cư Phặc Tràng, khu dân cư Nà Diểu, khu dân cư Bản Áng).
- Khu công nghiệp, kho tàng: Hình thành 2 cụm công nghiệp là: Huyền Tụng, Xuất Hoá và 1 khu kho tàng tập trung sau ga Nà Diểu
- Khu du lịch: Dự kiến xây dựng 3 khu du lịch sinh thái trong thị xã là Thác Giềng, Nà Bản và Nậm Cắt. Song song kết hợp bảo tồn duy tu Lâm viên Phặc
Tràng và trồng cây gây rừng tạo nên lâm viên thứ 2 giữa lòng thị xã là Lâm viên Bản Áng [27].
3.6.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm hạn chế mất đất nông nghiệp và đảm bảo đời sống hộ nông dân bị mất đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá tại thị đời sống hộ nông dân bị mất đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá tại thị xã Bắc Kạn
ĐTH tác động rất nhiều đến phát triển kinh tế - xã hội của hộ nông dân. Qua nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế ở các hộ nông dân, để nâng cao đời sống của hộ nông dân trong điều kiện ĐTH đang diễn ra mạnh mẽ cần giải quyết đồng bộ nhiều vấn đề.
3.6.2.1. Các giải pháp từ phía Nhà nước
a) Quy hoạch tổng thể
Các cấp Chính quyền cần có một quy hoạch vừa tổng thể lâu dài đồng thời cũng cần chi tiết cho thị xã Bắc Kạn: bao giờ sẽ thu hồi đất? Thu hồi ở đâu? Với diện tích là bao nhiêu?... Từ đó có quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp thực sự ổn định cho người nông dân, tránh tình trạng để họ lo lắng về quy hoạch của Thị xã trong tương lai sẽ như thế nào. Có như vậy người nông dân mới yên tâm đầu tư cho xây dựng các công trình phục vụ sản xuất cũng như mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng [29].
Nên phân vùng cụ thể và tập trung cho các khu đô thị và khu công nghiệp tránh việc xây dựng mỗi nơi một ít làm mất cảnh quan chung, vừa khiến sản xuất nông nghiệp bị phân tán. Việc tập trung xây dựng như vậy cũng thuận tiện cho việc xử lý nước thải từ các đô thị [32].
b) Giải pháp về lao động - việc làm
Vấn đề quan tâm lo lắng nhất hiện nay và trong giai đoạn tới đối với người lao động thị xã Bắc Kạn là sự giảm sút đất canh tác ảnh hưởng đến việc làm và đời sống của họ. ĐTH đã đẩy nông dân đến mất đất hoặc giảm đất sản xuất nông nghiệp khiến nhiều người nông dân không có việc làm.
Để có thể thu hút lao động thất nghiệp do mất đất, trước mắt cần phải chú ý thực hiện một số biện pháp:
Thứ nhất, Nhà nước cần có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất như ưu đãi trong vay vốn, miễn giảm thuế, hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ sẩn phẩm. Có chính sách hỗ trợ công tác đào tạo, truyền nghề để nghề truyền
thống không bị mai một. Chính quyền Thị xã có thể mở những lớp đào tạo và nâng cao tay nghề cho tầng lớp lao động địa phương.
Thứ hai, cần đào tạo nghề không chỉ cho lao động bị mất đất mà còn cho cả tầng lớp lao động trong tương lai. Trong thời gian tới cần chú ý công tác đào tạo nghề, cụ thể cần tăng cường đầu tư cho trung tâm đào tạo nghề của Thị xã sao cho có hiệu quả nhất. Tiếp tục xã hội hoá và đa dạng hoá các hoạt động đào tạo nghề. Chính quyền địa phương cần liên kết với các doanh nghiệp có thể ưu tiên tuyển dụng luôn những lao động đã qua đào tạo này. Chính quyền nên đề ra chính sách là nếu địa phương sử dụng lao động của địa phương thì sẽ hỗ trợ kinh phí. Ngoài ra, trường dạy nghề cần phải đạt được những tiêu chuẩn do doanh nghiệp đưa ra. Do đó, trường dạy nghề cũng cần liên kết với các doanh nghiệp: doanh nghiệp cử giáo viên hỗ trợ trong giảng dạy, học sinh trường dạy nghề có thể đến thực tập ở các doanh nghiệp. Trích một phần tiền do chuyển mục đích sử dụng đất vào các trường dạy nghề của địa phương nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề và hỗ trợ một phần học phí đối với con em những gia đình bị thu hồi đất.
Thứ ba, đối với những lao động đã quá tuổi đào tạo nghề mà bị mất đất thì cần khuyến khích họ chuyển sang các ngành dịch vụ, TTCN với các hình thức tín dụng thích hợp.
3.6.2.2. Giải pháp đưa ra cho các hộ nông dân
Tăng cường tập trung đầu tư vốn vào những cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng nông sản phẩm.
Trong quá trình đầu tư sản xuất các hộ phải xác định phương án sản xuất kinh doanh, tính toán sơ bộ các khoản chi phí đầu tư để xác định lượng vốn cần đầu tư, từ đó xác định vốn vay phù hợp. Tích cực học hỏi kinh nghiệm của các hộ nông dân sản xuất giỏi.
3.6.3. Một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với đất đai trong quá trình đô thị hóa ở thị xã Bắc Kạn đối với đất đai trong quá trình đô thị hóa ở thị xã Bắc Kạn
3.6.3.1. Nâng cao nhận thức pháp luật trong quan hệ quản lý sử dụng đất
Có một thực tế là nhận thức pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật nói chung trong đó có pháp luật đất đai của đại đa số dân cư ở nước ta rất thấp kém, trong đó có một bộ phận không nhỏ là cán bộ thuộc bộ máy quản lý Nhà nước. Lý luận sở
hữu toàn dân về đất đai của Nhà nước chưa được nhận thức đúng ở một bộ phận cơ bản các công chức Nhà nước, trong đó có cả công chức lãnh đạo và đại bộ phận nhân dân. Vì vậy, giải pháp về nhận thức là giải pháp vô cùng quan trọng.
* Đối với Nhà nƣớc
Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật đất đai thành một cuộc vận động mang tính toàn xã hội, bằng cách huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị; nâng cao nhận thức về pháp luật nói chung trong đó có pháp luật đất đai nó riêng, biến những quy định của pháp luật thành nhận thức của từng thành viên trong xã hội, từ đó tác động tới ý thức tự giác chấp hành pháp luật trong toàn thể nhân dân.
Cần tập trung chỉ đạo và có cơ chế hoạt động cụ thể để tăng cường chức năng giám sát của Mặt trận Tổ quốc, HĐND các cấp và Thanh tra Nhân dân trong việc tổ chức thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
Có những biện pháp cụ thể để khuyến khích người sử dụng đất phát huy tính chủ động, sáng tạo trong quản lý sử dụng đất, sử dụng đất đúng mục đích, hợp lý và tiết kiệm, khai thác có hiệu quả nguồn lực đất đai trong quá trình ĐTH [11].
* Đối với ngƣời Sử dụng đất
- Nhận thức đúng đắn đất đai là tài sản vô giá của quốc gia, người sử dụng đất có trách nhiệm quản lý, khai thác và sử dụng diện tích đất được giao theo đúng diện tích, đúng mục đích sử dụng được giao, đảm bảo đất được sử dụng hợp lý, tiết kiệm, đạt hiệu quả kinh tế cao, bảo vệ tài nguyên đất và bảo vệ môi trường.
- Xác định rõ quyền lợi của họ nằm trong lợi ích sử dụng đất của cộng đồng, mỗi giải pháp quy hoạch của Nhà nước đều vì lợi ích chung của xã hội trong đó có lợi ích của họ. Người sử dụng đất cần tự giác bàn giao đất nhanh chóng, khi có quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, chủ động phối hợp với các chủ đầu tư được giao đất thực hiện các quyết định thu hồi và giao đất của Nhà nước [31].
- Phải có trách nhiệm thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn các nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác trong sử dụng đất do Nhà nước quy định. Có trách nhiệm phát hiện và tham gia với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm trong quản lý và sử dụng đất .
3.6.3.2. Sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách đất đai phù hợp với quá trình đô thị hóa trong điều kiện nền kinh tế thị trường
Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước về đất đai và cơ chế chính sách về quản lý đất đô thị.
Chỉ đạo kiểm tra, rà soát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, làm cơ sở tổng kết rút kinh nghiệm đánh giá nghiêm túc công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện nội dung này. Đồng thời nghiên cứu để điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của Thị xã.
Nghiên cứu để ban hành văn bản quy định về xử lý các vi phạm trong quản lý sử dụng đất, trong đó chú ý vấn đề chính sách kinh tế để xử lý đối với từng dạng vi phạm cụ thể, căn cứ quy hoạch sử dụng đất và thời điểm vi phạm.
Nghiên cứu và hoàn thiện văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ của Tổ chức Phát triển Quỹ đất, tiến hành sáp nhập các cơ quan: Tổ chức Phát triển Quỹ đất, Ban GPMB,... thành một đầu mối chuyên trách hoạt động theo cơ chế đơn vị sự nghiệp có thu, chức năng đảm nhận vai trò là thị trường quyền sử dụng đất cấp I.
Tiến hành nghiên cứu để có quy định rõ ràng về phân cấp quản lý, gắn công tác quản lý đất đai với công tác quản lý đô thị và môi trường.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, có quy định về chế tài xử lý đối với cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý vi phạm các quy định về quản lý sử dụng đất, kể cả việc ban hành văn bản không phù hợp quy định của pháp luật có thể bị xử lý cả bằng biện pháp hành chính và biện pháp kinh tế.
3.6.3.3. Điều chỉnh những điểm bất hợp lý và quản lý chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất
- Cần xem xét lại quy trình, lập, thẩm định, phê duyệt các đồ án quy hoạch đô thị, trên cơ sở có sự tham gia của cộng đồng và quyền quyết định của nhà đầu tư, hạn chế sự tập trung quyền lực và ngân sách của Nhà nước vào công tác xây dựng