3.1.1.1.Vị trí địa lý
Yên Hưng là một huyện trung du ven biển nằm ở phía Tây nam tỉnh Quảng Ninh. Với tọa độ địa lý : 20045’06” - 210
02’09” vĩ độ Bắc. 106045’30” - 106059’00” kinh độ Đơng. Phía Bắc giáp huyện Hồnh Bồ;
Phía Tây bắc giáp thị xã ng Bí;
Phía Tây nam giáp huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phịng. Phía Đơng giáp thành phố Hạ Long
Phía Nam giáp đảo Cát Bà - thành phố Hải Phịng
n Hưng có vị trí địa lý thuận lợi nằm liền kề giữa 2 thành phố lớn là Hải Phịng và thành phố Hạ Long thơng qua hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ. Yên Hưng có điều kiện phát triển kinh tế đặc biệt là có tiềm năng lớn về cửa mở giao lưu thương mại trong nước cũng như Quốc tế bằng đường biển và liên kết không gian kinh tế với các thành phố Hạ Long, Hải Phòng để tạo thành trục kinh tế động lực ven biển Hải Phòng - Yên Hưng - Hạ Long của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
3.1.1.2. Địa hình
Yên Hưng nằm trong khu vực giáp ranh giữa vùng núi cánh cung Đơng Triều - Móng Cái và vùng đồng bằng ven biển có nhiều sơng lạch nên địa hình đa dạng, phức tạp. Sơng Chanh là một nhánh của sông Bạch Đằng đã chia Yên Hưng thành 2 vùng rõ rệt.
a, Vùng Hà Bắc
Gồm 10 xã và 1 thị trấn nằm bên tả ngạn sơng Chanh. Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp, ruộng bậc thang, xen kẽ là những khu đất rộc, mang dáng dấp của miền trung du thấp dần về phía ven biển, có một số đồi cao, núi thấp ( núi Bàn Cờ: 450 m, núi Na: 225 m và núi Vũ Tướng: 200 m ).
Các xã Sông Khoai, Tân An và Hà An là vùng đất mới do khai hoang lấn biển nên địa hình bằng phẳng hơn. Có 01 xã đảo là Hồng Tân nay đã được nối với
các xã bằng tuyến đường trục huyện Chợ Rộc - Hoàng Tân, xã Hoàng Tân địa hình chủ yếu là đồi núi, phần cịn lại là địa hình thấp chịu ảnh hưởng của biển và các cửa sơng bao quanh như sơng Hốt, sơng Bình Hương và sơng Bến Giang.
b, Vùng Hà Nam:
Gồm 8 xã nằm ở hữu ngạn sông Chanh được hình thành từ thế kỷ thứ XV như một hòn đảo được bao bọc bởi 34 km đê biển với cao trình 5,5 m. Đây là vùng đất tạo nên do quai đê lấn biển, mở rộng các bãi bồi ven sông và bãi sú vẹt ven biển. Vùng này bằng phẳng nhưng địa hình thấp so với mặt nước biển, chịu ảnh hưởng trực tiếp của biển nên đất chua mặn là chủ yếu. Khu ngoài đê là vùng bãi triều đã và đang được khoanh bao để nuôi trồng hải sản tạo điều kiện phát triển ngành thuỷ sản.
3.1.1.3. Khí hậu
Yên Hưng là hyện trung du ven biển chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nóng ẩm mưa nhiều. Theo số liệu của trạm dự báo khí tượng thuỷ văn Quảng Ninh thì n Hưng có những đặc trưng khí hậu sau:
a, Nhiệt độ khơng khí:
Ở vùng thấp dưới 200 m có tổng tích ơn 8.0000C và nhiệt độ trung bình năm là 23,40C, vùng cao từ 200 m - 1.000 m có tổng tích ơn dưới 7.5000C, nhiệt độ trung bình năm 20 - 230C.
Yên Hưng chịu ảnh hưởng của gió mùa đơng bắc nên mùa đông khá lạnh, nhiệt độ trung bình tháng 1 ở vùng ven biển dao động từ 13 - 140C. Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối vào tháng 12 và tháng 1 là 30C. Mùa hè nhiệt độ khá cao, trị số trung bình tháng 7 ở hầu hết các nơi trong huyện dao động từ 28 - 28,80C. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối đạt tới trị số 37,90
C.
b, Nắng :
Ở Yên Hưng có số giờ nắng trong một năm khá cao so với các huyện khác trong tỉnh, trung bình số giờ nắng dao động từ 1.700 - 1.800 h/năm. Nắng tập trung từ tháng 5 đến tháng 12, tháng có số giờ nắng ít nhất là tháng 2 và tháng 3.
c, Mưa:
Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.537 mm. Năm có lượng mưa lớn nhất 2.636 mm, nhỏ nhất 916 mm. Mưa ở Yên Hưng phân bố không đều trong năm, phân hoá theo mùa tạo ra hai mùa trái ngược nhau là mùa mưa nhiều và mùa mưa ít, chi phối mạnh mẽ tới nền sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp.
d, Độ ẩm khơng khí :
Độ ẩm khơng khí tương đối trung bình hàng năm của huyện là 81%, cao nhất vào tháng 3, 4 đạt tới trị số 86%, thấp nhất vào tháng 12 cũng đạt 75%. Sự chênh lệch độ ẩm khơng khí tương đối giữa các vùng trong huyện khơng lớn lắm, nó phụ thuộc vào độ cao, địa hình và sự phân hố theo mùa, mùa mưa có độ ẩm khơng khí cao hơn mùa mưa ít.
e, Gió:
n Hưng có 2 loại gió thổi theo mùa chính là gió đơng bắc và gió đơng nam:
+ Gió đơng bắc: Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau thịnh hành gió bắc và đơng bắc tốc độ gió từ 2 đến 4 m/s. Gió mùa đơng bắc tràn về theo đợt, mỗi đợt kéo dài từ 3 đến 5 ngày, tốc độ gió trong những đợt gió mùa đơng bắc đạt tới cấp 5 - 6, ngoài khơi cấp 7 - 8. Đặc biệt gió mùa đơng bắc tràn về thường lạnh, giá rét ảnh hưởng đến mùa màng, gia súc và sức khoẻ con người.
+ Gió đơng nam: Từ tháng 5 đến tháng 9 thịnh hành gió nam và đơng nam, gió thổi từ vịnh vào mang theo nhiều hơi nước.Tốc độ gió trung bình 2 - 4 m/s (cấp 2 - 3) có khi tới cấp 5 - 6.
f, Bão:
Là huyện ven biển chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão. Bão xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 10, tháng có nhiều bão nhất là tháng 7, tháng 8. Bão vào Yên Hưng thường có tốc độ gió từ 20 - 40 m/s, ảnh hưởng của bão gây ra mưa lớn, lượng mưa từ 100 - 200 mm, có nơi trong huyện tới 500 mm. Bão gây thiệt hại cho sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp và đời sống nhân dân.