Ninh giai đoạn 2006 - 2010
3.2.1. Thực trạng công tác quản lý đất đai của huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006 - 2010 Ninh giai đoạn 2006 - 2010
a. Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai
Trong thời gian qua công tác quản lý Nhà nước về đất đai đã được thực hiện tốt các văn bản sau:
- Quyết định số 1276/QĐ-UB ngày 23/4/2006 của UBND tỉnh "V/v uỷ quyền cho chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, sở hữu đất ở".
- Quyết định số 1615/QĐ-UB ngày 15/5/2006 về trình tự, thủ tục xét lập hồ sơ giao đất, thuê đất, chuyển mục đích, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Quyết định số 621/2003/QĐ-UB ngày 04/3/2005 của UBND tỉnh "V/v uỷ quyền cho chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất khác sang đất ở cho hộ gia đình, cá nhân".
- Chỉ thị số 14/2006/CT-UB ngày 27/5/2006 của UBND tỉnh "V/v đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất".
- Chỉ thị số 32/2003/CT-UB ngày 16/12/2006 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc lập quy hoạch sử dụng đất cấp xã đến năm 2010.
- Kế hoạch số 2723/KH-UB ngày 09/11/2009 về việc kiểm kê đất đai năm 2010 theo chỉ thị số 618/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
- Quyết định số 1678/2008/QĐ-UB ngày 16/2/2008 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc ban hành quy định về thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư và các loại văn bản khác.
- Công văn số 3687/UBND-CN2 ngày 06/10/2009 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước của các địa phương đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn.
b. Quản lý đất đai theo địa giới hành chính.
Thực hiện chỉ thị 364/CT của Thủ tướng Chính phủ về việc xác định địa giới hành chính các cấp trong phạm vi cả nước. Tồn bộ ranh giới hành chính của huyện đã được rà soát cụ thể theo từng tuyến. Các tuyến địa giới đã được UBND các tỉnh, thị xã, thành phố liên quan xác nhận trên thực địa, các mốc địa giới và các điểm đặc trưng đều được đo đạc cụ thể và thống kê theo bảng toạ độ riêng. Tồn huyện có 20 đơn vị hành chính gồm 19 xã và 1 thị trấn.
Thực hiện quyết định số 51/2001/NĐ-CPngày 16 tháng 8 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hạ Long.
Thực hiện Nghị định số 58/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12 tháng 6 năm 2006 về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Yên Hưng.
Tổng chiều dài đường địa giới hành chính của huyện là 87,1 km.
- Phía Bắc giáp huyện Hồnh Bồ, tuyến địa giới hành chính dài 10,6 km - Tây Bắc giáp thị xã ng Bí, tuyến địa giới hành chính dài13,4 km. - Phía Nam và Tây Nam giáp thành phố Hải Phịng; tuyến địa giới hành chính dài 44,1 km
Lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính trên địa bàn huyện, xây dựng bản đồ địa giới hành chính tỷ lệ 1/50 000. Đường địa giới hành chính trên thực địa chủ yếu chạy theo sống núi, sông suối, mương, đường bờ ruộng, trên đó cắm các mốc địa giới cấp tỉnh 01 mốc, 04 mốc địa giới hành chính cấp huyện và 30 mốc địa giới hành chính cấp xã.
Tồn huyện có 19 đơn vị hành chính gồm 18 xã và 01 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên 31.418,41 ha.
c. Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính:
Huyện Yên Hưng đã được tỉnh đầu tư đo đạc lập bản đồ, hồ sơ địa chính 19/19 xã, thị trấn năm 1993 và bản đồ phục vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các cơ quan hành chính sự nghiệp trên phạn vi toàn huyện năm 2004.
Do tài liệu đo đạc, bản đồ địa chính đã được chỉnh sửa nhiều, nhất là các xã, thị trấn phát triển mạnh (trên 50%), cho nên rất khó khăn cho việc quản lý sử dụng đất đai như: công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng gặp nhiều khó khăn.
Trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội như hiện nay, rất cần Nhà nước đầu tư kinh phí để xây dựng lại bản đồ địa chính cho các xã, thị trấn trong địa bàn huyện giúp cho huyện quản lý đất đai được chặt chẽ và hiệu quả hơn.
d. Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:
- Năm 2001, Huyện Yên Hưng đã lập xong quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2001 - 2010 được UBND tỉnh phê duyệt; 19/19 xã, thị trấn đã lập xong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 được UBND huyện phê duyệt. Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Hưng đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 đang trình Hội đồng nhân dân huyện duyệt.
- Kế hoạch sử dụng đất được xây dựng hàng năm và xây dựng kế hoạch sử dụng đất 5 năm.
e. Công tác giao đất, thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất: e.1. Theo đối tượng sử dụng:
Trong tổng diện tích tự nhiên của huyện là 31.418,41 ha, tính đến năm 2006 đất đã giao và cho thuê theo các đối tượng sử dụng đất là 19.902,6 ha chiếm 63,35% tổng diện tích tự nhiên. bao gồm :
Hộ gia đình, cá nhân được giao 12.306,52 ha chiếm 62,1%, diện tích đất đã giao và cho thuê, trong đó :
+ Nhóm đất nơng nghiệp: 11.343,26 ha gồm có đất trồng cây hàng năm 5.501,73 ha; đất trồng cây lâu năm 858,54 ha; đất nuôi trồng thủy sản 3.929,79 ha đất lâm nghiệp 1.053,2 ha.
+ Đất ở : Đã giao cho 32.695 hộ dân, diện tích 1.013,79 ha, bình qn mỗi hộ có 310 m2 đất ở.
- Uỷ ban nhân dân xã:
UBND xã đang sử dụng 844,0 ha chiếm 4,24% diện tích đất đã giao và cho thuê, bao gồm: đất trồng cây hàng năm 350,13 ha (Trong đó chủ yếu là đất trồng lúa và đất nuôi trồng thuỷ sản), đất phi nông nghiệp 411,14 ha (trong đó đất chuyên dùng 167,82 ha, sông nước và mặt nước chuyên dùng 210,31 ha, đất nghĩa trang, nghĩa địa 33,01 ha, đất chưa sử dụng 7,08 ha).
- Tổ chức kinh tế: Tổ chức kinh tế sử dụng 5.053,35 ha, trong đó đất nơng nghiệp 4.928,08 ha, đất phi nông nghiệp 125,27 ha.
- Tổ chức khác sử dụng: 1.598,11 ha, trong đó đất nơng nghiệp 1.375,42 ha, đất phi nông nghiệp 222,69 ha.
- Liên doanh : 30,4 ha (trong đó đất ni trồng thuỷ sản 30,4 ha)
- Cộng đồng dân cư: 16,22 ha (trong đó đất chuyên dùng 0,38 ha (đất cơng cộng), đất tơn giáo tín ngưỡng 11,2 ha, đất nghĩa trang, nghĩa địa 4,64 ha).
e.2. Theo đối tượng quản lý:
Diện tích 11.515,81 ha chiếm 36,65% diện tích tự nhiên, trong đó:
- UBND cấp xã quản lý 11.338,89 ha (đất nông nghiệp 1.695,15 ha, đất phi nông nghiệp 8.767,72 ha, đất chưa sử dụng 876,02 ha)
- Tổ chức khác quản lý: 176,92 ha (đất đất chuyên dùng 142,93 ha, đất sông suối và MNCD 33,99 ha).
f. Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Đến nay việc đăng ký, lập hồ sơ địa chính đã cơ bản hồn thành, hệ thống sổ sách, hồ sơ địa chính như sổ mục kê, sổ địa chính, theo dõi biến động đất đai, theo dõi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được hoàn thiện ở các cấp trong huyện theo đúng quy định.
Tính đến 30 tháng 12 năm 2006 tổng số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong huyện đã cấp được 30.504/32.433 giấy, diện tích 3.494,433 ha, đạt 94%, trong đó:
+ Đất ở nơng thơn: 27.655/29.048 giấy, diện tích 1.041,571 ha; đạt 95% + Đất ở đơ thị: 2.031/2.097 giấy, diện tích 20,45 ha; đạt 97%
+ Đất lâm trang trại: 452/773 giấy, diện tích 112,8 ha; đạt 58%
+ Đất nuôi trồng thủy sản: 360/495 giấy, diện tích 2.318,987 ha; đạt 73% + Đất sản xuất kinh doanh 6/20 giấy, diện tích 0,625 ha đạt 30%
g. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai:
- Hồn thành cơng tác kiểm kê đất đai năm 2005 theo Chỉ thị 28/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
- Hàng năm các cấp từ xã đến huyện đều thực hiện tốt công tác thống kê đất đai, khai báo biến động sử dụng đất.
h. Công tác thanh tra, kiểm tra đất đai, việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai.
Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra đất đai, tham gia các đoàn kiểm tra của Tỉnh uỷ và Sở Tài nguyên và Môi trường về công tác quản lý và sử dụng đất đai, riêng phịng tài ngun và mơi trường đã thường xuyên tổ chức các cuộc kiểm tra việc vi phạm sử dụng đất đai như lấn chiếm đất cơng, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất đến nay hiện tượng này đã giảm đáng kể.
Năm 2010 đã tổ chức kiểm tra, phát hiện 31 trường hợp xây dựng nhà, quán trái phép vào hành lang đường giao thông, đường điện, mương dẫn nước và lấn chiếm đất đai.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra sử dụng đất của một số doanh nghiệp trên địa bàn huyện.
k. Công tác giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai.
Năm 2010 phịng Tài ngun và Mơi trường đã giải quyết và tham mưu với UBND huyện giải quyết 15 trường hợp tranh chấp về đất đai.
Công tác giải quyết tranh chấp về đất đai và giải quyết đơn thư khiếu nại được thực hiện tốt, đúng pháp luật, không để tồn đọng kéo dài.