Dùng, tiếp thị, khuyến mạ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ Điện Quang (Trang 37 - 42)

- Kế toán nhập xuất hàng hóa, công cụ dụng cụ, tài sản cố định:

dùng, tiếp thị, khuyến mạ

2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của công ty TNHH TMDV Điện quang.2.2.1. Thực trạng quản lý sử dụng vốn tại tông ty TNHH TMDV Điện quang. 2.2.1. Thực trạng quản lý sử dụng vốn tại tông ty TNHH TMDV Điện quang. 2.2.1.1. Cơ cấu nguồn vốn của công ty (Bảng 1):

Cho đến ngày 31/12/2008 tổng nguồn vốn của công ty là 18.789.418.004 đồng trong đó vốn CSH là 13.507.745.557 đồng tương đương 71,89% tổng nguồn. Thông qua bảng cân đối kế toán của Công ty ta thấy trong năm 2009 tổng nguồn vốn tăng tới 23.778.848.448 đồng tức là tăng 4.989.430.444 đồng. Nguyên nhân là do nợ phải trả tăng từ 5.281.672.447 đồng lên 7.052.362.450 đồng (tăng 1.770.690.003 đồng), và vốn chủ sở hữu cũng tăng mạnh (4.989.430.444 đồng). Sang năm 2010 tổng nguồn vốn có tăng nhưng cũng chậm hơn so với năm 2009 từ 23.778.848.448 đồng đến 24.301.423.154 đồng (tức tăng 522.574.706 đồng) bởi công ty đã trả được các khoản nợ dài hạn và chỉ vay thêm 502.493.481 đồng từ vay ngắn hạn. Trong khi đó nguồn vốn CSH tiếp tục tăng thêm 522.574.706 đồng

Chúng ta thấy qua 3 năm hoạt động từ: năm 2008 - 2010 thì tổng nguồn vốn của công ty đã tăng lên đáng kể, tăng 5.512.005.150đ (= 129,3%), chủ yếu tăng ở các khoản nợ ngắn hạn và vốn CSH của công ty, trong đó vốn chủ sở hữu tăng lên 3.238.821.666đ và nợ phải trả tăng 2.273.183.484đ. Điều này thể hiện việc công ty đã thực hiện chiến lược mở rộng quy mô sản xuất. Chủ sở hữu đã đầu tư thêm vốn và tiếp tục vay nợ thêm (chủ yếu là nợ ngắn hạn).

Trong 3 năm hoạt động sự tăng tổng nguồn vốn là do sự tăng lên mạnh mẽ của các khoản nợ và vốn chủ sở hữu. Qua đó ta thấy nợ nhiều phán ánh khả năng thanh toán hiện hành của Công ty thấp. Tuy vậy qua một số chỉ tiêu trên ta chưa thể đánh giá xem tình hình công ty làm ăn có hiệu quả hay không, chúng ta cần phân tích các chỉ tiêu khác nữa mới thấy được hiệu quả sử dụng vốn của công ty ra sao.

Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn của công ty

Đơn vị: Triệu đồng

Stt Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Lượng Tỷ trọng % Lượng Tỷ trọng % 2009/2008 Lượng Tỷ trọng % 2010/2009 1. Nợ phải trả 5.281.672.447 28,11 7.052.362.450 29,66 1.770.690.003 7.554.855.931 31,09 502.493.481 a. Vay ngắn hạn 5.245.864.675 27,92 7.048.720.441 29,64 1.802.855.766 7.554.855.931 31,09 506.135.490 b. Vay dài hạn 35.807.772 0,19 3.642.009 0,02 -32.165.763 0 0,0 -3.642.009 2. Nguồn vốn CSH 13.507.745.557 71,89 16.726.485.998 70,34 3.218.740.441 16.746.567.223 68,91 20.081.225 3. Tổng nguồn vốn 18.789.418.004 100 23.778.848.448 100 4.989.430.444 24.301.423.154 100 522.574.706 Nguồn: Phòng Hành chính quản trị

2.2.1.2. Cơ cấu vốn đầu tư vào các loại tài sản (Bảng 2):

Qua bảng số liệu vốn của công ty ta thấy được tỉ trọng hai loại tài sản là TSCĐ và TSLĐ. Dễ nhận thấy mức chênh lệch giữa TSCĐ và TSLĐ là khá lớn, luôn có tỉ lệ giữa TSLĐ/TSCĐ là xấp xỉ 3/1.

TSCĐ ở các năm 2008, 2009, 2010 chiếm tỉ trọng lần lượt là: 21,1%, 17,4%, 26,9%, điều này cho thấy đặc điểm về tài sản cũng như đặc điểm sản xuất của công ty, đó là luôn luôn cần lượng tài sản lưu động lớn. Lượng tài sản lưu động ở đây chủ yếu là hàng hóa đầu vào (gas), công ty luôn phải nhập và lưu trữ trong kho một lượng hàng hóa đầu vào nhất định, và lượng này phải đủ lớn để có thế chủ động được nguồn cung cấp cho thị trường, đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu cũng như mở rộng thị trường tiêu thụ. Có như vậy mới tạo lên uy tín và lợi thế cạnh tranh cho công ty.

TSCĐ của công ty có sự tăng dần qua mỗi năm. Năm 2009 tăng 187.330.725 đồng so với năm 2008, năm 2010 tăng 2.392.247.763 đồng so với 2009. Như vậy chiến lược mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển doanh nghiệp đã thể hiện rõ ràng. Đặc biệt là trong năm 2010, doanh nghiệp đã tăng lượng TSCĐ mạnh mẽ, đầu tư vào nâng cấp, hiện đại hóa dây chuyền, thiết bị, nhà xưởng, kho chứa, bộ phận vận tải và mở thêm các đại lý. Thị trường được mở rộng và lượng khách hàng của công ty tăng lên đáng kể.

Do đặc thù sản xuất kinh doanh của công ty như đã nói, lượng TSLĐ của công ty luôn cao hơn lượng TSCĐ ít nhất là 3 lần. Cho dù lượng TSCĐ chỉ có là 3.956.262.896 đồng vào năm 2008, 4.143.593.621 đồng trong 2009 hay tăng lên thành 6.535.841.384 đồng vào năm 2010 thì lượng TSLĐ của công ty luôn giữ một khoảng cách rõ ràng đối với TSCĐ. Cụ thể lượng TSLĐ của các năm 2008, 2009, 2010 lần lượt là: 14.833.155.108 đồng, 19.635.254.827 đồng, 17.765.581.770 đồng. Qua đó cũng cho thấy việc mở rộng, phát triển công ty được thực hiện một cách chắc chắn, đi từng bước một, có chiều sâu, điều này tạo lên nền tảng vững chắc cho hiệu quả hoạt động của công ty cũng như uy tín của doanh nghiệp Điện Quang.

TSLĐ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số tài sản chứng tỏ công ty đầu tư nhiều vào hệ thống cơ sở sản xuất, kinh doanh nhằm mở rộng qui mô, thị trường sản xuất, kinh doanh. Tuy vậy chúng ta muốn phản ánh được một cách đầy đủ và chính xác hơn tình hình của công ty ta cần xem xét thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

Bảng 2: Cơ cấu đầu tư vào các loại tài sản của công ty

Đơn vị: Triệu đồng

Năm

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Lượng Tỷ trọng % Lượng Tỷ trọng % 2009/2008 Lượng Tỷ trọng % 2010/2009 1. TSCĐ 3.956.262.896 21,1 4.143.593.621 17,4 187.330.725 6.535.841.384 26,9 2.392.247.763 2. TSLĐ 14.833.155.108 78,9 19.635.254.827 82,6 4.802.099.719 17.765.581.770 73,1 -1.869.673.057 Tổng tài sản 18.789.418.004 100 23.778.848.448 100 4.989.430.444 24.301.423.154 100 522.574.706 Nguồn: Phòng Hành chính quản trị

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ Điện Quang (Trang 37 - 42)

w