VIII. Cấu trúc vàn ội dung của luận văn
2. 1.1 Phân tích chương trình – sách giáo khoa Vật lí 9 (THCS)
3.6.3. Diễn biến quá trình thực nghiệm sư phạm
Bài 1: LỰC ĐIỆN TỪ
- Ở lớp ĐC:
+ Giáo viên cộng tác đã soạn giáo án và dạy theo đúng nội dung của
sách giáo khoa. Sử dụng phương pháp thuyết trình và vấn đáp với câu hỏi
C1 có sẵn trong sách giáo khoa. Giáo viên truyền thụ nguyên vẹn nội
dung kiến thức như sách giáo khoa, chỉ sử dụng các hình vẽ có sẵn trong
SGK và tiến hành T/N biểu diễn,vì vậy đa số HS không quan sát được hiện tượng xảy ra nên chỉ tiếp thu kiến thức một cách thụ động do GV cung cấp.
Giáo viên đã không đưa nội dung giáo dục KTTH cho học sinh thông qua
kiến thức của bài học
+ Học sinh không biết ứng dụng của việc tìm hiểu kiến thức được học
trong thực tế. Vì vậy HS không biết tìm hiểu về “lực điện từ” để làm gì nên không kích thích hứng thú học tập, tính ham học, ham hiểu biết của học sinh.
- Ở lớp TN: Giáo viên cộng tác đã giảng dạy theo giáo án của đề tài, sử dụng phương pháp thuyết trình và đàm thoại. Tổ chức cho HS tiến hành T/N theo nhóm vì vậy HS quan sát thấy rõ hiện tượng xảy ra, thông qua các hiện tượng quan sát được từ thí nghiệm GV vấn đáp, gợi mở cho HS, do vậy
HS tiếp thu được các kiến thức của bài học
+ Kết thúc mục quy tắc bàn tay trái có liên hệ giáo dục KTTH. Đây là
một trong các mục tiêu quan trọng của tiết học. HS được quan sát hoạt động của một đồ chơi trẻ em có sử dụng động cơ điện 1 chiều, và 1 mô hình động
cơ điện 1 chiều hoạt động do vậy HS nắm được ngay ứng dụng của kiến thức trong thực tế.
Như vậy, bài học không tẻ nhạt, học sinh hăng hái xây phát biểu xây dựng
vật lí học, kích thích hứng thú học tập và góp phần giáo dục KTTH cho học sinh.
Bài 2. HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
- Ở lớp ĐC: Giáo viên cộng tác đã soạn giáo án và dạy theo đúng nội
dung của sách giáo khoa. Giáo viên chỉ tiến hành làm thí nghiệm biểu diễn, không tổ chức làm TN theo nhóm khiến HS rất khó quan sát thấy đèn LED sáng, HS không công nhận có dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín, vì thế học sinh không tích cực tham gia xây dựng kiến thức.
+ GV Chưa nêu được ứng dụng của hiện tượng cảm ứng điện từ, không
đưa nội dung giáo dục KTTH cho học sinh thông qua kiến thức của bài học
- Ở lớp TN: Giáo viên cộng tác giảng dạy theo đúng tinh thần của
giáo án của đề tài, sử dụng giáo án điện tử dùng máy chiếu Projector, HS được quan sát hình ảnh rõ nét và sinh động trên máy chiếu nên nắm được rõ cấu tạo của Đinamô xe đạp, nắm được cách tiến hành T/N do đó HS tiến hành T/N nhanh chóng, và chính xác
+ T/N được tiến hành theo nhóm, HS quan sát rõ hiện tượng xảy ra vì vậy học sinh hứng thú với bài học và tích cực tham gia xây dựng kiến thức
+Sau khi học xong hiện tượng cảm ứng điện từ, giáo viên giới thiệu
cho học sinh thấy được hiện tượng cảm ứng điện từ là nguyên tắc hoạt động
của máy phát điện và cho học sinh quan sát cấu tạo và hoạt động của máy phát điện loại nhỏ dùng cho phòng thí nghiệm, HS nắm được ứng dụng
của kiến thức trong thực tế điều đó củng cố niềm tin vào khoa học, kích
thích hứng thú học tập và góp phần giáo dục KTTH cho học sinh.
Bài 3: MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU
-Ở lớp ĐC: - Giáo viên cộng tác đã soạn và dạy theo đúng nội dung
- Bài dạy mới chỉ dừng lại ở việc mô tả cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều, không có liên hệ thực tế. GV không sử dụng tranh
vẽ phóng to nên HS không nắm rõ cấu tạo của 2 loại Máy phát điện nên không phân biệt được rõ sự giống và khác nhau của 2 loại máy này. GV không sử dụng mô hình máy phát điện để HS quan sát nên HS không hình
dung được cấu tạo của máy phát điện thực tế như thế nào. Học sinh không
nắm được trong thực tế có những cách nào làm quay rôto.Bài học đơn điệu, HS không hứng thú học tập, không hăng hái phát biểu xây dựng bài
-Ở lớp TN: - Giáo viên cộng tác đã dạy theo đúng tinh thần giáo án của đề tài, sử dụng giáo án điện tử dùng máy chiếu Projector. HS được quan sát rõ cấu tạo của 2 loại Máy phát điện xoay chiều nên phân biệt được rõ sự giống
và khác nhau của 2 loại máy
- Sử dụng mô hình máy phát điện nên học sinh nắm được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của nó.
- Sau khi học xong cấu tạo của máy phát điện xoay chiều, học sinh được tìm hiểu các cách làm quay rôto trong thực tế (Nhà máy thuỷ điện:
dùng sức nước quay rôto; Nhà máy nhiệt điện, nhà máy điện nguyên tử: dùng nhiệt toả ra tạo áp suất lớn để quay rôto) và được quan sát hình ảnh các nhà máy điện. Sự liên hệ này giúp học mở mang kiến thức thực tế, kích thích
tính tìm tòi khám phá, ham học hỏi của học sinh.
- Học sinh được giới thiệu những ngành nghề về điện, điều này giúp học sinh có định hướng nghề nghiệp trong tương lai của mình.