VIII. Cấu trúc vàn ội dung của luận văn
1.5.4. Tổ chức tham quan, ngoại khoá
Tham quan có vai trò to lớn trong việc mở rộng nhãn quan kĩ thuật tổng
hợp cho học sinh. Trong những cuộc tham quan học sinh quan sát những ứng
dụng rộngrãi của vật lí học vào sản xuất cụ thể, những thành tựu của kĩ thuật như cơ khí hoá, điện khí hoá, sản xuất tự động, điện tử thông tin … .thấy tận
mắt những máy móc cụ thể và cơ chế hoạt động của nó. Có thể tổ chức
tham quan các nhà máy, các phòng thí nghiệm khoa học kĩ thuật hoặc viện
bảo tàng phù hợp chặt chẽ với tài liệu học tập. Tham quan là một trong những
hình thức định hướng nghề nghiệp cho học sinh có liên hệ chặt chẽ với
các nhiệm vụ dạy học kĩ thuật tổng hợp. Thực tiễn chứng tỏ rằng việc
học sinh tìm hiểu tích cực các ngành sản xuất ở xung quanh trường
quyết định một phần lớn sự lựa chọn nghề nghiệp tương lai của họ.
Ví dụ: Tham quan nhà máy thuỷ điện
Học sinh trực tiếp thấy được quá trình sản xuất và phân phối lượng điện. Cụ thể:
+ Cách bố trí các bộ phận quan trọng của nhà máy thuỷ điện.
+ Cách truyền tải điện từ máy phát.
+ Các dụng cụ điều khiển và đo điện.
+ Công suất, hiệu suất của nhà máy, phương tiện bảo hộ lao động và công tác an toàn về điện.
Ngoài ra học sinh còn được tìm hiểu những ảnh hưởng của quá
trình xây dựng và hoạt động của nhà máy thuỷ điện đối với môi trường. Học
sinh biết được những ngành nghề được đào tạo để làm việc trong nhà máy
điện, giúp các em có định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
Các công tác ngoại khoá có ý nghĩa kĩ thuật tổng hợp lớn lao. Ngoại khoá là phương tiện để phát huy năng lực và tài năng của học sinh, làm thức
tỉnh hứng thú và thiên hướng của các em về một hoạt động nào đó. Học sinh
có thể làm được các hình mẫu và mô hình của các thiết bị kĩ thuật, thiết kế các
dụng cụ, chế tạo các trang bị học tập cho nhà trường. Trên cơ sở ngoại khoá học sinh sẽ nảy nở tình cảm nghề nghiệp, bước đầu có thiên hướng của
mình về nghề nghiệp mà mình sẽ lựa chọn trong tương lai.