Tích hợp qua các bài tậpVật lí

Một phần của tài liệu Xây dựng tiến trình dạy học một số bài theo hướng tích cực các kiến thức về sản xuất và sử dụng điện năng cho học sinh lớp 9 THCS Miền Núi (Trang 36 - 39)

VIII. Cấu trúc vàn ội dung của luận văn

1.5.2. Tích hợp qua các bài tậpVật lí

Bài tập Vật lí là một vấn đề được giải quyết bằng suy luận logic hoặc

lập luận toán học dựa trên các định luật, các thuyết Vật lí. Bài tập vật lí có những dạng sau:

* Bài tập định tính : Là nhữn g bài tập mà khi giải HS không cần phải

thực hiện các phép tính phức tạp hay làm các phép tính toán đơn giản,

tính nhẩm. Muốn giải bài tập loại này HS cần phải thực hiện những phép suy

luận logic và hiểu rõ bản chất của các khái niệm, định luật vật lý và nhận biết được những biểu hiện của chúng trong từng trường hợp cụ thể.

* Bài tập định lượng : Là những bài tập mà HS muốn giải chúng

phải thực hiện một loạt các phép tính, kết quả thu được là một đáp số định

lượng về một giá trị của một đại lượng vật lý nào đó, bài tập định lượng được

chia làm ba loại.

- Bài tập tập dượt : Có tác dụng củng cố kiến thức cơ bản vừa học làm HS hiểu rõ ý nghĩa các định luật, các công thức biểu diễn, các đơn vị vật lý và thói quen cần thiết để giải bài tập. Loại bài tập này thường được dùng sau mỗi

bài hoặc mỗi phần. Sau khi thực hiện bài tập tính toán tập dượt, HS có khả năng tích hợp từng phần.

- Bài tập tổng hợp: Là bài tập cần huy động nhiều khái niệm, định luật,

nhiều công thức loại bài tập này có tác dụng đào sâu, mở rộng kiến thức thấy

rõ những mối quan hệ khác nhau giữa các phần của chương trình vật

lý rèn cho HS biết phân tích hiện tượng thực tế phức tạp thành những phần đơn giản theo một định luật xác định. Bài tập tính toán tổng hợp giúp HS

tích hợp hàng ngày những kiến thức đã học sau mỗi phần, mỗi bài hoặc sau một chương, một học kỳ.

* Bài tập có nội dung kỹ thuật sản xuất:

Đây là một trong những biện pháp cơ bản thực hiện nội dung

GDKTTH, nội dung của bài tập có tính kỹ thuật tổng hợp phải được rút ra từ

những hiện tượng thực tiễn, kỹ thuật sản xuất và đời sống, những số liệu của

bài tập phải phù hợp với thực tế.

Những bài tập này có giá trị giáo dục rất cao, đồng thời vận dụng dạy

học tích hợp sẽ rất hiệu quả bởi có thể thực hiện tích hợp các kiến thức đơn lẻ

từ nhiều bài, nhiều phần, từ các tình huống sản xuất. Tích hợp để giáo dục cho

HS nhiều khía cạnh: GDKTTH, giáo dục tư tưởng đạo đức, giáo dục thế giới

quan, giáo dục hướng nghiệp, GDMT. Nâng cao hiệu quả giáo dục, kỹ năng

vận dụng kiến thức và năng lực tư duy của HS.

Việc tích hợp các kiến thức về sản xuất và sử dụng điện năng có thể

thực hiện thông qua các bài tập vật lí. Với những dạng bài toán này vừa

tích hợp kiến thức sản xuất và sử dụng điện năng, vừa tích hợp được nội

dung giáo dục KTTH và hướng nghiệp.

Ví dụ:

+Hình 1.1 trình bày chuyển động quay

của khung dây dẫn

ABCD. Có dòng điện

cảm ứng trong khung

không? Vì sao?

+Trên nhãn của một động cơ điện có ghi 380V – 3kW. Nếu mắc động cơ vào mạch điện có hiệu điện thế là 380V thì trong 2 giờ động cơ tiêu thụ hết

một năng lượng điện là bao nhiêu?

+Hãy giải thích tại sao khi quay núm của đinamô thì đèn xe đạp lại

sáng?

Hình 1.2

+Hãy giải thích hoạt động của hệ thống chuông báo động?

+Nêu các ưu nhược điểm của xe đạp chạy động cơ điện? Nếu là kĩ sư em sẽ

khắc phục các nhược điểm ấy như thế nào?

+Khi nào người ta thay thế các nam châm vĩnh cửu trong động cơ điện bằng các nam châm điện

Một phần của tài liệu Xây dựng tiến trình dạy học một số bài theo hướng tích cực các kiến thức về sản xuất và sử dụng điện năng cho học sinh lớp 9 THCS Miền Núi (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)