Dữ liệu:

Một phần của tài liệu Vai trò dẫn dắt tỷ suất sinh lợi của mỹ và trung quốc đối với các quốc gia đông nam á (Trang 41 - 43)

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU:

3.2. Dữ liệu:

Dữ liệu của bài nghiên cứu được lấy từ nghiều nguồn khác nhau, bao gồm những nguồn dữ liệu chủ yếu như FTSE, IFS, ngân hàng trung ương của các quốc gia. Phạm vi lấy mẫu là Mỹ, Trung Quốc, 6 quốc gia Đông Nam Á (Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Phillipines, Singapore, Thái Lan). Thời kỳ lấy mẫu là từ ngày 04/06/2007 đến ngày 24/06/2013.

Dữ liệu hằng ngày lấy từ nguồn dữ liệu FTSE bao gồm tỷ suất sinh lợi của chỉ số chứng khoán quốc gia của 8 quốc gia, tỷ suất cổ tức của chỉ số chứng khoán quốc gia của 8 quốc gia. Dữ liệu lấy từ ngân hàng trung ương của các quốc gia chủ yếu là lãi suất t-bill 3 tháng của các quốc gia. Dữ liệu lấy từ IFS chủ yếu là dữ liệu về sản lượng công nghiệp, chỉ số CPI, tỷ giá hối đoái, lãi suất trái phiếu chính phủ 5 năm của các quốc gia. Ngoài ra, nhóm còn tiến hành thu thập thêm một bộ dự liệu mới bao gồm tỷ suất sinh lợi chứng khoán quốc gia của 8 nước trên và tỷ suất cổ tức của chỉ số chứng khoán quốc gia của 8 nước từ nguồn dữ liệu Morgan Stanley Capital International (MSCI) và Global Financial Data (GFD), để so sánh xem liệu kết quả từ bộ dữ liệu lấy từ FTSE có tương đồng với kết quả lấy từ bộ dữ liệu lấy từ MSCI và GFD không, nếu có sự tương đồng thì càng khẳng định thêm độ vững bền của kết quả nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu dựa trên bộ dữ liệu MSCI và GFD được trình bày trong phụ lục.

Từ bộ dữ liệu trên, bài nghiên cứu tiến hành xây dựng các biến số cần thiết theo tuần. Có rất nhiều lý do để nhóm xây dựng bộ dữ liệu theo tuần. Như đã biết, phân biệt tỷ

suất sinh lợi dài hạn và ngắn hạn rất quan trọng vì sự biến động của tỷ suất sinh lợi theo tuần thì khác với sự biến động của tỷ suất sinh lợi ba năm, năm năm hay mười năm, do đó từ kết quả của tỷ suất sinh lợi ngắn hạn không thể suy ra những lập luận liên quan đến tỷ suất sinh lợi dài hạn. Theo như Lo và MacKinlay (1989) và những bài nghiên cứu trước đây, khả năng dự báo của tỷ suất ngắn hạn, đặc biệt là tỷ suất sinh lợi theo tuần và theo tháng, thì mạnh hơn và thích hợp hơn theo thời gian. Lo và MacKinlay (1987) đã sử dụng tỷ suất sinh lợi theo tuần để nghiên cứu về khả năng dự báo đối với tỷ suất sinh lợi chứng khoán thị trường và phát hiện ra rằng tỷ suất sinh lợi của các công ty lớn dẫn dắt tỷ suất sinh lợi của các công ty nhỏ. Sau đó, Lo và MacKinlay (1988) tiếp tục xem xét liệu giá của chứng khoán thị trường có tuân theo bước đi ngẫu nhiên, bằng cách sử dụng tỷ suất sinh lợi của các danh mục đầu tư theo tuần lấy từ New York và American Stock Exchange từ năm 1962 đến năm 1985. Trong bài nghiên cứu về bước đi ngẫu nhiên của tỷ suất sinh lợi chứng khoán, Lo và MacKinlay không sử dụng sử liệu theo ngày mặc dù sẽ tạo ra nhiều quan sát hơn vì việc sử dụng tỷ suất sinh lợi theo ngày có thể làm xuất hiện các sai lệch liên quan đến vấn đề không giao dịch, chênh lệch giữa giá mua và giá bán, giá không đồng bộ,… Vì vậy, tạo dữ liệu theo tuần là thích hợp nhất vì vừa có thể tạo ra nhiều quan sát, vừa có thể giảm thiểu các sai lệch xuất hiện trong chuỗi dữ liệu theo ngày. Chính vì hai lý do trên mà nhóm nghiên cứu đã quyết định lấy chuỗi số liệu tỷ suất sinh lợi theo tuần. Như vậy, bộ dữ liệu các biến số bao gồm:

- Tỷ suất sinh lợi thặng dư hàng tuần của các chỉ số chứng khoán quốc gia - Lãi suất danh nghĩa ngắn hạn

- Tỷ suất cổ tức

- Tốc độ tăng trưởng sản lượng công nghiệp - Tỷ lệ lạm phát

- Tỷ lệ thay đổi của tỷ giá hối đoái - Chênh lệch lãi suất

Quy mô dữ liệu theo tuần ban đầu có 30524 quan sát (của 8 quốc gia). Tuy nhiên, do đồng bộ dữ liệu cho tất cả các biến số nên bộ dữ liệu xem xét có 20352 quan sát trong giai đoạn 06/2007 đến 06/2013.

Một phần của tài liệu Vai trò dẫn dắt tỷ suất sinh lợi của mỹ và trung quốc đối với các quốc gia đông nam á (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)