4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
4.2.1. Kiểm định nhân quả Granger theo cặp:
Bảng 6 trình bày các giá trị ước lượng OLS của βi,j trong phương trình (10) ứng với mỗi i, cùng với giá trị thống kê t vững chắc với phương sai thay đổi, vànhóm tiến hành đánh giá mức ý nghĩa thống kê của thống kê t bằng cách sử dụng giá trị p-values được tính từ chu trình wild bootstrap. Nhóm sẽ làm nổi bật các giá trị ước lượng 𝛽̂𝑖,𝑗 có ý nghĩa bằng cách đánh dấu “In đậm” trong bảng 6. Kết quả cho thấy trong số 42 giá trị ước lượng của 𝛽̂i,j trong Bảng 6, có 32 giá trị là dương, nhưng chỉ có 5 trong số này có ý nghĩa thống kê tại các mức tin cậy. Qua đó cho thấy không có tồn tại bằng chứng hợp lý về khả năng dự đoán lẫn nhau giữa các tỷ suất sinh lợi của các chỉ số chứng khoán quốc gia, trong đó tỷ suất sinh lợi lấy trễ của Phillipines thể hiện khả năng dự đoán mạnh nhất, dự đoán được tỷ suất sinh lợi của Mỹ (0.12), Malaysia (0.08), Singapore (0.07). Còn tỷ suất sinh lợi lấy trễ của Mỹ chỉ thể hiện khả năng dự đoán đối với tỷ suất sinh lợi của Việt Nam. Và đối với tỷ suất sinh lợi của Mỹ thì tỷ suất sinh lợi lấy trễ của Thái Lan và Phillipines thể hiện khả năng dự báo một cách ý nghĩa, còn lại không còn quốc gia nào thể hiện khả năng dự báo tỷ suất sinh lợi cho nhau. Tuy nhiên, giá trị ước lượng gộp 𝛽̅̂𝑈𝑆𝐴 và 𝛽̅̂𝑃𝐻𝐼 có ý nghĩa thống kê và khá lớn
(lần lượt là 0.11 và 0.10), cho thấy khả năng dự đoán tỷ suất sinh lợi của Mỹ và Phillipines đối với các quốc gia Đông Nam Á nói chung. Qua đó cho thấy Mỹ và các quốc gia Đông Nam Á thể hiện khả năng dự đoán giới hạn cho tỷ suất sinh lợi của nhau, đặc biệt không phải Mỹ mà Phillipines thể hiện khả năng dự đoán mạnh nhất, Mỹ chỉ thể hiện khả năng dự đoán đối với tỷ suất sinh lợi của Việt Nam. Vì vậy mô hình hồi quy này chưa cho thấy vai trò dẫn dắt của Mỹ trong thị trường vốn của khu vực Đông Nam Á.
Tuy nhiên, theo như kết quả của MSCI và GFD (xem phụ lục) thì tỷ suất sinh lợi lấy trễ của Phillipines vẫn thể hiện khả năng dự báo tốt, dự báo được tỷ suất sinh lợi cho 5 trong 7 quốc gia (Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Mỹ). Bên cạnh đó, Mỹ cũng thể hiện vai trò dẫn dắt khá tốt cho 4 trong 6 quốc giá Đông Nam Á (Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Malaysia), và tỷ suất sinh lợi lấy trễ của Trung Quốc thì dẫn dắt tỷ suất sinh lợi của Indonesia và Thái Lan. Ngoài ra, kết quả cũng khác biệt với kết quả của bộ dữ liệu FTSE khi khả năng dự báo tỷ suất sinh lợi của Singapore đối với các quốc gia còn lại tương đối tốt, dự báo được tỷ suất sinh lợi của 5 trong 7 quốc gia (Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, và Mỹ). Đồng thời, đối với các giá trị ước lượng gộp, thì kết quả cho thấy 7 trong 8 giá trị ước lượng gộp (trừ Việt Nam) có ý nghĩa thống kê, điều này cho thấy tỷ suất sinh lợi của các chỉ số chứng khoán quốc gia của 8 nước thể hiện khả năng dự báo cho nhau. Nếu dựa trên kết quả nghiên cứu này thì cho thấy các quốc gia Đông Nam Á thể hiện khả năng dự báo tỷ suất sinh lợi tương đối tốt cho nhau, giải thích cho điều này chủ yếu dựa trên sự gần gũi về mặt địa lý và sự giao thương và tác động qua lại lẫn nhau giữa các quốc gia Đông Nam Á. Giải thích cho khả năng dự báo của Mỹ thì có thể đứng trên khía cạnh Mỹ là một cường quốc kinh tế lớn, có sự giao thương kinh tế lớn với các quốc gia Đông Nam Á và có nền kinh tế lớn nhất thế giới, tác động mạnh đến nền kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á. Tuy nhiên, những kết luận này chưa thực sự vững chắc khi chưa có sự tương đồng cao giữa các kết quả nghiên cứu của hai bộ dữ liệu.
Bảng 6: Kết quả kiểm định quan hệ nhân quả Granger theo cặp, từ 2007:06 đến 2013:06
Bảng trình bày kết quả ước lượng OLS của βi,j (được thể hiện bởi 𝛽̂i,j)trong mô hình hồi qui dự báo:
𝑟𝑖,𝑡+1 = 𝛽𝑖,0+ 𝛽𝑖,𝑖𝑟𝑖,𝑡+ 𝛽𝑖,𝑗𝑟𝑗,𝑡 + 𝛽𝑖,𝑏𝑏𝑖𝑙𝑙𝑖,𝑡+ 𝛽𝑖,𝑑𝑑𝑦𝑖,𝑡+ 𝜖𝑖,𝑡+1, 𝑖 ≠ 𝑗,
Thống kê t được sử dụng cho kiểm định giả thuyết 𝐻0: 𝛽𝑖,𝑗 = 0 và giả thuyết đối HA : βi,j > 0. Dấu In đậm thể hiện mức ý nghĩa 10% hoặc tốt hơn dựa trên giá trị p-values của chu trình wild bootstrap. Các ước lượng “Pooled” áp đặt giới hạn βi,j = 𝛽̅j cho tất cả i ≠j. Dữ liệu được lấy từ FTSE.
Pairwise (exclude last trading day where applicable)
Country (i) βi,vn βi,indo βi,thailand βi,malay βi,phillip βi,sgp βi,usa βi,china
VietNam 0.00 -0.01 0.05 -0.08 0.05 0.10 0.23 0.07 t-stat 0.00 -0.11 0.75 -0.57 0.65 1.02 2.59 1.39 p-value 0.00 0.54 0.24 0.68 0.27 0.17 0.01 0.10 R2 (%) 0.00 2.53 2.73 2.69 2.69 3.04 5.44 3.25 Indonesia 0.04 0.00 0.17 0.09 0.11 0.22 0.10 0.09 t-stat 0.49 0.00 1.21 0.40 1.04 1.36 0.98 1.15 p-value 0.34 0.00 0.18 0.37 0.20 0.13 0.19 0.14 R2 (%) 1.28 0.00 2.78 1.27 1.88 3.22 1.59 1.91 Thailand 0.01 -0.06 0.00 -0.12 0.08 0.12 0.106 0.058 t-stat 0.15 -0.72 0.00 -1.03 0.99 1.14 1.34 1.01 p-value 0.45 0.73 0.00 0.83 0.20 0.15 0.11 0.18 R2 (%) 2.02 2.43 0.00 2.37 2.48 2.70 2.75 2.49 Malaysia 0.02 -0.01 0.04 0.00 0.07 0.08 0.04 0.04 t-stat 0.46 -0.31 1.03 0.00 1.41 1.31 0.98 1.23 p-value 0.33 0.62 0.18 0.00 0.10 0.12 0.19 0.13 R2 (%) 3.50 3.46 3.83 0.00 4.28 4.27 3.76 3.99 Philip -0.01 -0.11 0.03 -0.06 0.00 0.11 0.09 0.01 t-stat -0.20 -1.53 0.37 -0.43 0.00 0.98 1.10 0.27 p-value 0.59 0.91 0.41 0.65 0.00 0.21 0.17 0.43 R2 (%) 6.75 8.14 6.82 6.83 0.00 7.60 7.32 6.76 Singapore 0.01 -0.03 0.08 -0.09 0.08 0.00 0.06 -0.07 t-stat 0.10 -0.33 1.39 -0.70 1.51 0.00 1.10 -1.31 p-value 0.49 0.61 0.10 0.73 0.08 0.00 0.15 0.88
R2 (%) 9.15 9.23 9.67 9.36 9.82 0.00 9.46 9.75 USA 0.03 0.03 0.09 0.01 0.13 0.06 0.00 t-stat 0.49 0.45 2.05 0.11 2.08 0.94 0.00 p-value 0.31 0.35 0.03 0.46 0.03 0.18 0.00 R2 (%) 3.75 3.76 4.77 3.65 5.60 3.99 0.00 China 0.04 0.07 0.27 0.26 0.15 0.39 0.00 t-stat 0.38 0.53 2.66 1.21 1.38 2.39 0.00 p-value 0.37 0.35 0.01 0.14 0.12 0.01 0.00 R2 (%) 1.24 1.40 3.70 1.96 1.99 3.79 0.00 Pooled 0.02 -0.02 0.09 -0.02 0.10 0.12 0.11 0.05 t-stat 0.47 -0.37 1.65 -0.15 2.01 1.62 2.30 1.46 p-value 0.35 0.67 0.12 0.64 0.06 0.11 0.02 0.15 R2 (%) 2.47 4.46 3.99 3.30 3.76 4.17 4.03 3.49
Ngoài ra, vì những bài nghiên cứu trước đây xem xét các biến kinh tế quốc gia như các chỉ báo dự đoán tỷ suất sinh lợi, nên nhóm cũng kiểm định khả năng dự báo của tỷ suất sinh lợi quốc gia lấy trễ khi kiểm soát bốn biến kinh tế quốc gia theo dữ liệu hàng tuần có sẵn cho hầu hết các quốc gia: chênh lệch giữa lãi suất ngắn hạn và lãi suất dài hạn, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thay đổi của tỷ giá thực và tốc độ tăng trưởng của sản lượng công nghiệp.
Bảng 7: Kết quả kiểm định nhân quả Granger theo cặp kiểm soát các biến kinh tế bổ sung, 2007:06-2013:06
Bảng cho thấy giá trị ước lượng OLS của 𝛽𝑖,𝑗 (được thể hiện bởi 𝛽̂𝑖,𝑗) và thống kê 𝑅2 của mô hình hồi quy dự báo
𝑟𝑖,𝑡+1 = 𝛽𝑖,0+ 𝛽𝑖,𝑖𝑟𝑖,𝑡+ 𝛽𝑖,𝑗𝑟𝑗,𝑡 + 𝛽𝑖,𝑓,1𝑓̂1,𝑖,𝑡+ 𝛽𝑖,𝑓,2𝑓̂2,𝑖,𝑡+ 𝜀𝑖,𝑡+1, 𝑖 ≠ 𝑗,
Trong đó 𝑓̂1,𝑖,𝑡(𝑓̂2,𝑖,𝑡) là thành phần chính đầu tiên (thứ hai) được trích ra từ lãi suất T-bill ba tháng, giá trị log tỷ suất cổ tức, chênh lệch giữa lãi suất ngắn hạn và dài hạn, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ gia tăng tỷ giá hối đoái thực, và tốc độ tăng trưởng sản lượng công nghiệp thực của quốc gia i. Giá trị thống kê t để kiểm định cho giả thuyết 𝐻0: 𝛽𝑖,𝑗 = 0 và giả thuyết đối: 𝐻𝐴: 𝛽𝑖,𝑗 > 0. Giá trị bên dưới thống kê t thể hiện giá trị p-value wild bootstrap; 0.00 thể hiện
10% hoặc thấp hơn. Các giá trị ước lượng “Pooled” áp đặt các hạn chế như 𝛽𝑖,𝑗 = 𝛽̅𝑗 cho tất cả 𝑖 ≠ 𝑗. Dữ liệu được lấy từ FTSE.
Pairwise (exclude last trading day where applicable), controlling for additional economic variables
Country
(i) βi,vn βi,indo βi,thailand βi,malay βi,phillip βi,sgp βi,usa βi,china
VietNam 0.00 -0.01 0.06 -0.07 0.05 0.10 0.23 0.07 t-stat 0.00 -0.14 0.78 -0.53 0.61 1.07 2.55 1.39 p-value 0.00 0.57 0.23 0.67 0.31 0.18 0.01 0.10 R2 (%) 0.00 2.24 2.46 2.37 2.38 2.79 5.04 2.96 Indonesia 0.04 0.00 0.17 0.10 0.13 0.23 0.10 0.09 t-stat 0.53 0.00 1.20 0.47 1.23 1.48 0.99 1.19 p-value 0.33 0.00 0.19 0.36 0.15 0.10 0.19 0.14 R2 (%) 1.45 0.00 2.91 1.50 2.32 3.67 1.77 2.13 Thailand 0.01 -0.06 0.00 -0.13 0.08 0.11 0.106 0.054 t-stat 0.14 -0.71 0.00 -1.10 0.94 1.07 1.35 0.97 p-value 0.44 0.70 0.00 0.84 0.21 0.17 0.11 0.17 R2 (%) 1.93 2.35 0.00 2.33 2.36 2.57 2.65 2.35 Malaysia 0.02 -0.02 0.05 0.00 0.07 0.08 0.05 0.04 t-stat 0.54 -0.34 1.07 0.00 1.53 1.39 1.05 1.19 p-value 0.33 0.62 0.19 0.00 0.10 0.11 0.18 0.12 R2 (%) 2.89 2.81 3.21 0.00 3.81 3.77 3.16 3.32 Philip -0.02 -0.11 0.02 -0.08 0.00 0.13 0.10 0.01 t-stat -0.35 -1.60 0.21 -0.62 0.00 1.09 1.19 0.18 p-value 0.63 0.92 0.44 0.69 0.00 0.18 0.15 0.43 R2 (%) 4.44 5.91 4.41 4.58 0.00 5.51 5.12 4.40 Singapore 0.00 -0.03 0.06 -0.11 0.09 0.00 0.06 -0.08 t-stat -0.02 -0.35 1.04 -0.88 1.57 0.00 1.12 -1.42 p-value 0.51 0.62 0.17 0.80 0.07 0.00 0.16 0.92 R2 (%) 8.45 8.56 8.77 8.80 9.21 0.00 8.79 9.17
USA 0.03 0.03 0.11 0.03 0.14 0.09 0.00 t-stat 0.60 0.52 2.34 0.37 2.38 1.35 0.00 p-value 0.29 0.31 0.01 0.36 0.02 0.10 0.00 R2 (%) 2.98 2.96 4.29 2.86 5.36 3.60 0.00 China 0.04 0.07 0.27 0.24 0.17 0.39 0.00 t-stat 0.39 0.51 2.63 1.15 1.53 2.49 0.00 p-value 0.36 0.35 0.01 0.14 0.09 0.01 0.00 R2 (%) 0.82 0.96 3.26 1.45 1.72 3.34 0.00 Pooled 0.02 -0.03 0.07 -0.02 0.10 0.12 0.12 0.04 t-stat 0.52 -0.54 1.39 -0.23 2.18 1.86 2.38 1.28 p-value 0.31 0.67 0.15 0.58 0.03 0.06 0.01 0.11 R2 (%) 0.66 1.95 1.83 1.43 2.59 2.59 2.38 1.68
Kết quả nghiên cứu khi bổ sung thêm các biến kinh tế quốc gia trong bảng 7 khá giống với kết quả kiểm định trong bảng 6. Ngoài ra, trong ước lượng này còn cho thấy thêm tỷ suất sinh lợi lấy trễ của Singapore thể hiện khả năng dự báo đối với tỷ suất sinh lợi của Malaysia (0.09), và thể hiện khả năng dự báo chung đối với các quốc gia khi xét đến ước lượng gộp (0.12). Đối với bộ dữ liệu của MSCI và GFD (xem phụ lục) cũng cho thấy những kết quả khá tương đồng giữa việc thêm hay không thêm các biến kinh tế quốc gia, càng củng cố cho kết luận khi thấy rằng các quốc gia Đông Nam Á thể hiện khả dự báo tỷ suất sinh lợi chỉ số chứng khoán quốc gia cho nhau, trong đó Phillipines và Singapore thể hiện khả năng dự báo tốt nhất cho các quốc gia còn lại. Ngoài ra, Mỹ cũng thể hiện được vai trò dẫn dắt của mình đối với phần lớn các quốc gia Đông Nam Á, trong khi đó tỷ suất sinh lợi của Trung Quốc cũng thể hiện khả năng dự báo nhưng không tốt như Mỹ, Phillipines và Singapore. Một lý do có thể giải thích cho vấn đề trên là vì thị trường tài chính của Trung Quốc chưa thực phát triển vượt bậc và chưa tác động mạnh mẽ đến các thị trường khác trên thế giới. Mặc dù sức mạnh kinh tế của Trung Quốc trên trường quốc tế ngày càng gia tăng, đặc biệt là trong những năm gần đây, nhưng sự phát triển vược bậc này chủ yếu thiên về các hoạt động kinh tế thực, thiên về phát triển công nghiệp xây dựng và một nền kinh tế sản xuất hơn là một nền kinh tế dịch vụ thực sự phát triển như Mỹ. Do vậy nên dù giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á rất gần gũi với nhau về mặt địa lý, cũng như sự giao
thương giữa hai khu vực là rất lớn nhưng Trung Quốc chưa thực sự thể hiện một vai trò dẫn dắt tốt đối với các quốc gia Đông Nam Á.