3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU:
3.2.1. Tỷ suất sinh lợi thặng dư hàng tuần:
Tỷ suất sinh lợi thặng dư của các chỉ số chứng khoán quốc gia bằng chênh lệch giữa tổng tỷ suất sinh lợi (bao gồm tỷ suất sinh lợi trực tiếp từ cổ tức) của các chỉ số chứng khoán quốc gia và lãi suất phi rủi ro (lãi suất t-bill 3 tháng). Tổng tỷ suất sinh lợi được đo lường theo đồng tiền nội tệ của từng quốc gia. Việc đo lường tỷ suất sinh lợi theo đồng nội tệ của từng quốc gia là do theo như nghiên cứu của Solnik cho rằng tỷ suất sinh lợi thặng dư tính bằng đồng nội tệ sẽ xấp xỉ bằng với tỷ suất sinh lợi thặng dư có tính đến sự phòng ngừa rủi ro ngoại tệ của các nhà đầu tư quốc tế, do sự tồn tại của ngang giá lãi suất với phần bù kỳ hạn bằng với chênh lệch trong lãi suất phi rủi ro. Sự khác biệt giữa tỷ suất sinh lợi thặng dư tính bằng đồng nội tệ và tỷ suất sinh lợi thặng dư có tính đến sự phòng ngừa rủi ro ngoại tệ sẽ được giảm thiểu nếu sử dụng những kỳ hạn ngắn hơn cho tỷ suất sinh lợi, chẵng hạn như tỷ suất sinh lợi theo tuần, theo tháng (trong nghiên cứu của nhóm thì tỷ suất sinh lợi theo tuần đã được sử dụng). Việc bài nghiên cứu chỉ sử dụng đồng nội tệ cho tỷ suất sinh lợi của các chỉ số chứng khoán quốc mà không sử dụng một đơn vị tiền tệ quốc tế chung như là USD cho việc đo lường tỷ suất sinh lợi thặng dư là do theo như lập luận của Solnik (1993) cho rằng việc đo lường tỷ suất sinh lợi thặng dư theo đồng nội tệ sẽ tránh được nhu cầu phải phát triển một mô hình phần bù rủi ro cho tỷ giá hối đoái, do đó cho phép nhóm chỉ cần tập trung vào tỷ suất sinh lợi kỳ vọng thay đổi theo thời gian trong thị trường vốn cổ phần của các quốc gia.
Chuỗi dữ liệu tỷ suất sinh lợi của các chỉ số chứng khoán quốc gia được lấy từ chuỗi dữ liệu tỷ suất sinh lợi hằng ngày từ FTSE (MSCI và GFD), do đó tỷ suất sinh lợi hàng tuần của mỗi chỉ số chứng khoán quốc gia sẽ bằng mức giá đóng cửa ngày thứ sáu hàng tuần chia cho mức giá đóng cửa của ngày thứ sáu tuần trước, tất cả trừ cho 1. Nếu không có dữ liệu mức giá đóng cửa của ngày thứ sáu thì có thể lấy giá đóng cửa của ngày thứ năm trước đó, nếu mức giá đóng cửa của ngày thứ sáu và thứ năm không có thì lấy mức giá đóng cửa của ngày thứ tư, nếu cả mức giá đóng cửa của ngày thứ tư cũng không có thì bỏ trống quan sát đó. Sau đó, tiếp tục lấy tỷ suất sinh lợi hàng tuần của các chỉ số chứng khoán quốc gia trên trừ cho lãi suất phi rủi ro (lấy lãi suất T-bill
3 tháng) để được tỷ suất sinh lợi thặng dư hàng tuần của các chỉ số chứng khoán quốc gia.
Bảng 1: Thống kê tổng hợp tỷ suất sinh lợi thặng dư của các chỉ số chứng khoán quốc gia theo tuần trong giai đoạn từ 06/2007 đến 06/2013:
Bảng này trình bày thống kê tổng hợp tỷ suất sinh lợi thặng dư của các chỉ số chứng khoán quốc gia theo tuần (theo %) tính bằng đồng nội tệ của Mỹ, Trung Quốc và 6 quốc gia Đông Nam Á. Tỷ số Sharpe bằng trung bình tỷ suất sinh lợi thặng dư chia cho độ lệch chuẩn của từng quốc gia. Dữ liệu được lấy từ FTSE.
Mean
Standard
Deviation Minimum Maximum Autocorrelation
Sharpe ratio Vietnam -0.54 1.71 -5.30 4.44 -0.05 -0.32 Indonesia -0.26 1.75 -9.37 7.75 -0.04 -0.15 Thailand -0.04 1.51 -10.96 5.01 0.03 -0.03 Malaysia -0.19 0.87 -4.31 3.34 0.10 -0.22 Phillipines -0.22 1.46 -8.01 4.95 0.05 -0.15 Singapore -0.06 1.35 -8.11 5.68 0.22 -0.04 United States -0.04 1.28 -4.18 6.33 -0.06 -0.03 China 0.03 2.15 -8.95 14.54 0.08 0.02
Bảng 1 trình bày thống kê mô tả tỷ suất sinh lợi thặng dư của các chỉ số chứng khoán quốc gia theo tuần (dưới dạng %) của 8 quốc gia. Tỷ suất sinh lợi thặng dư trung bình hàng tuần biến thiên từ -0.54% (Việt Nam) đến 0.03% (Trung Quốc), hầu hết tỷ suất sinh lợi thặng dư của các quốc gia đều âm là do giai đoạn nghiên cứu của nhóm là từ tháng 06/2007 đến tháng 06/2013, mà đây là giai đoạn xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008, cho nên việc tỷ suất sinh lợi thặng dư âm là điều không thể tránh khỏi. Độ lệch chuẩn và giá trị lớn nhất/ giá trị nhỏ nhất biểu thị độ bất ổn của tỷ suất sinh lợi thặng dư đối với từng quốc gia, trong đó Trung Quốc có độ bất ổn cao nhất với tỷ suất sinh lợi biến thiên từ -8.95% đến 14.54%, và phương sai bằng 2.15. Việt Nam có tỷ số Sharpe hàng tuần thấp nhất (-0.32) trong khi Trung Quốc có tỷ số Sharpe cao nhất (0.02), các quốc gia còn lại đều có tỷ số Sharpe âm. Một số quốc gia thể hiện tự tương dương khá lớn trong tỷ suất sinh lợi thặng dư của chính quốc gia đó, chạy từ 0.10 (Malaysia) đến 0.22 (Singapore). Tỷ suất sinh lợi thặng dư của Thái Lan,
Indonesia, Việt Nam, Phillipines và Mỹ có tự tương quan nhỏ nhất (0.03, 0.04, 0.05, 0.06). Ngoài ra, có một số quốc gia có tỷ suất sinh lợi thặng dư thể hiện sự tương quan âm, chẳng hạn như Việt Nam, Indonesia và Mỹ.