0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Khung phân tích:

Một phần của tài liệu VAI TRÒ DẪN DẮT TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA MỸ VÀ TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á (Trang 28 -30 )

2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU:

2.3. Khung phân tích:

Bài nghiên cứu phân tích mối quan hệ dẫn dắt trễ giữa các tỷ suất sinh lợi chứng khoán quốc gia của Mỹ, Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á thông qua bốn bước sau:

Đầu tiên, như một quy tắc chuẩn, nhóm ước lượng mô hình hồi quy dự báo thông thường OLS cho Mỹ, Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á, sử dụng dữ liệu theo tuần trong giai đoạn từ tháng 6/2007 đến tháng 6/2013. Trong đó, mỗi mô hình hồi quy dự báo liên kết một tỷ suất sinh lợi thặng dư với lãi suất lấy trễ và tỷ suất cổ tức lấy trễ của chính quốc gia đó. Lãi suất và tỷ suất cổ tức là hai chỉ báo kinh tế quốc gia nổi bật nhất được thêm vào trực tiếp trong mô hình định giá tài sản và được sử dụng

trong bài nghiên cứu về khả năng dự đoán tỷ suất sinh lợi của Ang và Bekaert (2007). Vấn đề kinh tế lượng chủ yếu ở đây khi hồi quy với với các biến trễ là sai lệch Stambaugh (1999). Nhóm kiểm soát sai lệch này thông qua một chu trình wild bootstrap. Chu trình bootstrap không chỉ vững chắc với sai lệch Stambaugh (1999) đối với việc kiểm định giả thuyết không mà nó còn cho phép phương sai thay đổi có điều kiện đối với tỷ suất sinh lợi chứng khoán.

Thứ hai, nhóm nghiên cứu tiến hành kiểm đinh nhân quả Granger theo cặp, vốn là công cụ chuẩn để nghiên cứu mối quan hệ dẫn dắt trễ trong những danh mục đầu tư chứng khoán Hoa Kỳ (Brennan, Jegadeesh, và Swaminathan (1993), Chordia và Swaminathan (2000), Hou (2007)). Nhóm kiểm định nhân quả Granger bằng cách sử dụng hồi quy dự báo cải tiến (augmented preditive regressions), trong đó mỗi hồi quy dự báo bao gồm một tỷ suất sinh lợi lấy trễ của chính quốc gia đó và tỷ suất sinh lợi lấy trễ của quốc gia khác như là một biến hồi quy thêm vào. Bằng cách kiểm soát tỷ suất sinh lợi lấy trễ của chính quốc gia đó, nhóm đề phòng chứng cứ giả mạo của mối quan hệ dẫn dắt-trễ. Dựa vào sự suy luận trên wild bootstrap, nhóm sẽ kiểm định xem tỷ suất sinh lợi lấy trễ của Mỹ và Trung Quốc có giải thích một cách ý nghĩa cho tỷ suất sinh lợi của các quốc gia Đông Nam Á không và ngược lại. Ngoài ra, để đánh giá kỹ hơn tầm quan trọng của tỷ suất sinh lợi của Mỹ và Trung Quốc, nhóm thực hiện kiểm định nhân quả Granger bao gồm tỷ suất sinh lợi lấy trễ của nhiều quốc gia như là những chỉ báo, và cũng để tiếp tục nghiên cứu xem có tồn tại mối quan hệ dẫn dắt trễ giữa tỷ suất sinh lợi của Mỹ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.

Thứ ba, để hiểu kỹ hơn mối quan hệ dẫn dắt trễ của các tỷ suất sinh lợi quốc tế, nhóm tiến hành ước lượng một mô hình khuếch tán thông tin thực nghiệm. Trong khi mô hình này chỉ thuần về kinh tế lượng, thì mô hình này cho phép nhóm xem xét thực nghiệm những cú sốc tỷ suất sinh lợi nảy sinh trong một quốc gia ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của quốc gia khác như thế nào, trong đó mức độ điều chỉnh đồng thời qua các quốc gia bị chi phối bởi tham số khuếch tán. Nhóm ước tính tham số cấu trúc của mô hình thông qua phương pháp GMM. Đồng thời, nhóm cũng so sánh tầm quan trọng của những hệ số ước lượng của tỷ suất sinh lợi lấy trễ của Mỹ và Trung Quốc trong những kiểm định nhân quả Granger với tầm quan trọng của các tham số cấu trúc

được ước tính trong mô hình khuếch tán thông tin, để đánh giá xem liệu giới hạn thông tin có giải thích được tất cả năng lực dự đoán của tỷ suất sinh lợi lấy trễ của Mỹ và Trung Quốc không.

Thứ tư, để xem xét liệu những dự báo tỷ suất sinh lợi dựa trên tỷ suất sinh lợi lấy trễ của Mỹ có tốt hơn những dự báo tỷ suất sinh lợi dựa trên giá trị trung bình lịch sử không (Goyal và Welch (2008)), nhóm sẽ sử dụng giá trị thống kê ngoài mẫu (out-of- sample) 𝑅2, 𝑅𝑂𝑆2 . Giá trị thống kê 𝑅𝑂𝑆2 đo lường sự chênh lệch giữa các giá trị sai số dự báo bình phương trung bình (mean-squared forecast error, MSFE) của mô hình hồi quy dự báo dựa trên tỷ suất sinh lợi lấy trễ của Mỹ/Trung Quốc và mô hình dự báo dựa trên giá trị trung bình quá khứ.

Với kết quả thu được, nhóm tiến hành giải thích theo những hướng sau: liệu tỷ suất sinh lợi lấy trễ của Mỹ và Trung Quốc có dự báo một cách ý nghĩa cho tỷ suất sinh lợi chỉ số chứng khoán quốc gia của các nước Đông Nam Á hay không? Và các cú sốc tỷ suất sinh lợi nảy sinh ở Mỹ và Trung Quốc được phản ánh như thế nào trong giá chỉ số chứng khoán quốc gia của các nước Đông Nam Á, do đó liệu có sự khuếch tán thông tin dần dần không?

Một phần của tài liệu VAI TRÒ DẪN DẮT TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA MỸ VÀ TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á (Trang 28 -30 )

×