10. Cấu trúc của luận văn
2.1. Bối cảnh và địa bàn nghiên cứu
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng là một trong 8 đơn vị thành viên của Đại học Đà Nẵng. Trường được thành lập năm 1994 trên cơ sở sát nhập
Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Nam –Đà Nẵng, Cơ sở Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Đà Nẵng, các khoa cơ bản của Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng và Bộmôn
Văn hóa Trường Công nhân Kỹthuật Nguyễn Văn Trỗi, Đà Nẵng [30].
Trường đang đào tạo đa ngành, đa cấp, từng bước khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cho khu vực miền Trung và Tây Nguyên cũng như trong cả nước.
Sứmạng của Trường là “Trường Đại học Sư phạm -Đại học Đà Nẵng là cơ
sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và cán bộ khoa học chất
lượng cao gắn với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của khu vực miền Trung, Tây Nguyên và cả nước; là cơ sở nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế thuộc các lĩnh vực khoa học giáo dục, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, nhân văn phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và góp phần đưa nền giáo dục Việt Nam ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực và trên thếgiới” [30].
Tầm nhìn đến năm 2015 của Trường là“Đến năm 2015, Trường Đại học Sư
phạm - ĐHĐN trở thành một trung tâm đào tạo, nghiên cứu, tư vấn về khoa học giáo dục, khoa học tựnhiên và khoa học xã hội -nhân văn, có uy tín ngang tầm với
các cơ sở đào tạo đại học trong nước và khu vực Đông Nam Á” [30].
Hoạt độngđào tạo:
Với mục tiêu đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nguồn nhân lực đa dạng của các tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Trường đã triển khai nhiều loại hình
và phương thức đào tạo phong phú, đa dạng từ hệ chính quy tập trung đến hệ vừa làm vừa học, nâng chuẩn; ngoài đào tạo chuyên ngành sư phạm còn đào tạo chuyên ngành cử nhân khoa học thuộc các lĩnh vực Khoa học Giáo dục, Khoa học Tự
trong đó có 16 chương trình đào tạo cử nhân khoa học và 13 chương trình đào tạo cử nhân sư phạm với các ngành: Sư phạm Toán, Sư phạm Tin học, Sư phạm Vật lý,
Sư phạm Hóa học, Sư phạm Sinh học, Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm Lịch sử, Sư
phạm Địa lý, Sư phạm Giáo dục chính trị, Sư phạm Tiểu học, Sư phạm Mầm non và
Sư phạm âm nhạc; 06 ngành đào tạo trình độ thạc sĩ và 01 ngành đào tạo trình độ
tiến sĩ(Hóa hữu cơ).
Trường có 5.140 SV hệ chính quy tập trung, 305 học viên cao học và trên 2.500 học viên hệ không chính quy đào tạo tại các địa phương thuộc các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên và Bến Tre. Mỗi năm, Trường cung cấp hàng ngàn giáo viên, cử nhân khoa học cho các địa phương, góp phần đáp ứng nguồn nhân lực đa dạng cho sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đội ngũ cán bộ:
Xây dựng đội ngũ, đặc biệt là đội ngũ cán bộgiảng dạy được xem là nhiệm vụ
then chốt đóng vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của nhà trường. Nhận thức được tầm quan trọng đó, ngay từ những ngày đầu thành lập, trên cơ sở đội ngũ cán bộ giảng dạy hiện có, Trường đã tích cực bổ sung đội ngũ từ nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt là các sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc của các
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I, Đại học Sư phạm Vinh, Đại học Sư phạm Huế
... Nhờ đó, Trường đã bổ sung được một đội ngũ cán bộ giảng dạy đáp ứng được yêu cầu quá trình đào tạo. Tính đến tháng 01 năm 2013, Trường ĐHSP Đà Nẵng có 264 giảng viên trong đó có 01 giáo sư, 09 phó giáo sư, 31 tiến sĩ, 170 thạc sĩ và 53
đại học. Trong đó có những nhà khoa học có uy tín trong và ngoài nước. Tỉlệ sinh viên trên giảng viên cơ hữu sau quy đổi đạt 16SV/1GV. Trường đã khuyến khích,
động viên cả vật chất và tinh thần cho cán bộ, giảng viên đi học cao học, nghiên cứu sinh tại các cơ sở đào tạo trong nước và nước ngoài.
Công tác nghiên cứu khoa học:
Trường rất chú trọng đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong cán bộvà
đến năm 2012, cán bộ giảng viên của Trường đã thực hiện thành công 4 chương
trình nghiên cứu cơ bản, 87 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ và cấp thành phố,
hàng trăm đề tài cấp cơ sở. Nhiều đề tài đã được đưa vào ứng dụng trong thực tế,
đạt hiệu quảkinh tế- xã hội cao.
Công tác nghiên cứu khoa học trong sinh viên được đẩy mạnh khá đồng đều ở
tất cả các khoa. Hàng năm, Trường đều tổ chức hội nghị “Sinh viên nghiên cứu khoa học“ cấp khoa, cấp trường và lựa chọn đề tài tham gia Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Đại học Đà Nẵng. Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học của
sinh viên đã đạt giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Bộ và giải thưởng Sáng tạo Kỹthuật Việt Nam (VIFOTEC).
Các đề tài nghiên cứu khoa học của cán bộ giảng viên trong trường đề xuất và thực hiện phần lớn xuất phát từnhu cầu phục vụgiảng dạy và thực tếcủa địa phương.