Quan niệm về năng lực

Một phần của tài liệu đánh giá năng lực tự học của sinh viên các ngành sư phạm được đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường đại học sư phạm đà nẵng (Trang 25 - 26)

10. Cấu trúc của luận văn

1.3.1. Quan niệm về năng lực

Năng lực là khả năng làm việc tốt, nhờ có phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn. Năng lực tự học là khả năng tự mình tìm tòi, nhận thức và vận dụng

kiến thức vào tình huống mới, hoặc tương tự với chất lượng cao[34].

Năng lực tự học được thể hiện qua việc chủ thể tự xác định đúng đắn động

trong các hoạt động đểcó thểtựlàm việc, điều chỉnh hoạt động học tập và đánh giá

kết quả học tập của chính mình để có thể độc lập làm việc và làm việc hợp tác với

người khác [14].

Năng lực luôn được xem xét trong mối quan hệ với hoạt động hoặc quan hệ

nhất định nào đó. Cấu trúc của năng lực gồm ba bộ phận cơ bản[28]: + Tri thức về lĩnh vực hoạt động hay quan hệ đó;

+ Kỹ năng tiến hành hoạt động hay xúc tiến, ứng xử với quan hệ nào đó; + Những điều kiện tâm lí để tổ chức và vận dụngtri thức, kỹ năng đó trong

một cơ cấu thống nhất và theo một định hướng rõ ràng (ví dụ: tính tích cực).

Nếu tách riêng từng bộ phận, mỗi bộ phận là dạng chuyên biệt của năng lực: năng lực biết (năng lực ở dạng tri thức), năng lực làm (năng lực ở dạng kỹ năng), năng lực biểu cảm (năng lực ởdạng xúc cảm, biểu cảm). Khi kết hợp cả ba bộ phận

lại, vẫn là năng lực, nhưng có tính hoànthiện và khái quát hơn [4].

Năng lực (ability) có thể được hiểu theo nghĩa tâm lí học, tức là chức năng tâm lí, có thể cho phép cá nhân thực hiện hoạt động. Năng lực còn được hiểu theo nghĩa thực hiện được công việc thực sự (competence) [4]. Đối với sinh viên ngành

sư phạm, do đặc điểm nghề nghiệp, năng lực thực hiện công việc cần được ưu tiên

phát triển trong quá trình đào tạo.

Một phần của tài liệu đánh giá năng lực tự học của sinh viên các ngành sư phạm được đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường đại học sư phạm đà nẵng (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)