Công nghệ sơn trong sửachữa ôtô 11 7-

Một phần của tài liệu Xây dựng giáo trình điện tử sử dụng và sửa chữa ôtô (Gầm ô tô) (Trang 117 - 152)

81 -

7.2.Công nghệ sơn trong sửachữa ôtô 11 7-

7.2.1. Các phương pháp cơ bản gia công sơn

Có nhiều phương pháp để gia công sơn căn cứ vào các điều kiện sau để chọn phương pháp gia công sơn thích hợp.

 Tính chất và chủng loại sơn  Yêu cầu chất lượng sơn

 Thiết bị và công cụ mà nhà máy đang có

 Hình dáng, nguyên liệu, kích thước của bề mặt sản phẩm sơn

Mỗi phương pháp đều có ưu, khuyết điểm khác nhau. Vì vậy khi chọn trước tiên cần chú ý tới phương pháp có tính kinh tế cao nhất nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật đặt ra. Khi gia công sơn thường dùng các phương pháp sau đây: quét, nhúng, phun, phun tĩnh điện, sơn điện phân. Ngoài ra còn có phương pháp khác như: lăn, phun cao áp không có không khí …

1.Phương pháp quét

Quét là phương pháp gia công cổ điển và phổ thông nhất. Đặc điểm của phương pháp là: thiết bị giản đơn, dễ thao tác, sự linh hoạt lớn có thể gia công bất kỳ chi tiết lớn nhỏ như thế nào và có thể gia công được rất nhiều loại sơn khác nhau.Phương pháp quét thường dùng để sơn lót (sơn chống gỉ), vì có khả năng làm tăng độ thấm ướt giữa bề mặt kim loại và lớp sơn lót, do đó làm tăng độ bám chắc và độ chống gỉ.

Khuyết điểm của phương pháp này là: thao tác thủ công, cường độ lao động lớn, năng suất thấp, không thích hợp với màng sơn khô nhanh. Ngoài ra nếu thao tác không thành thạo, màng sơn không đông đều, có vết …

Chổi sơn là công cụ chủ yếu để gia công sơn. Căn cứ vào đối tượng gia công khác nhau mà chọn chổi sơn có hình dáng, kích thước khác nhau. Chổi sơn thường có ba loại: tròn, dẹt, gấp khúc, chổi sơn có loại cứng, loại mềm tuỳ theo nguyên liệu làm chổi. Khi thao tác cần quét ít sơn, thông thường phần ngập chổi sơn vào sơn không lớn hơn 1/2 độ dài phần chổi sơn, khi thao tác quét từ trên xuống dưới, từ trái qua phải, trước khó sau dễ. Sau đó quét nhẹ phần gốc cạnh, làm cho màng sơn mỏng bóng, đồng đều.

2. Phương pháp nhúng

Nhúng là phương pháp nhúng sản phẩm vào trong thùng sơn, sau đó lấy ra, để dung dịch sơn còn thừa trên bề mặt tự nhiên rơi xuống, sau đó sấy khô. Đặc điểm của phương pháp này là: năng suất cao, có thể cơ giới hoá, tự động hoá, kỹ thuật giản đơn, thao tác thuận lợi.

Nhưng phương pháp nhúng không thích hợp với loại sơn có dung môi bay hơi nhanh, chất màu lắng đọng. Ngoài ra, gia công bằng phương pháp nhúng, màng sơn không bằng phẳng, trên mỏng, dưới dày, chảy vệt ở biên…, chỉ dùng cho sản phẩm yêu cầu kỹ thuật không cao. Tuỳ theo số lượng và kích thước sản phẩm mà dùng phương pháp nhúng thủ công, cơ giới hoá, tự đông hoá.

3. Phương pháp phun

Phun là phương pháp dùng súng phun sơn, nhờ dòng không khí nén, dung dịch sơn thành dạng sơn mù bám đồng đều trên bề mặt cần sơn.

Đặc điểm

- Hiệu suất cao, gia công thuận tiện.

- Dùng cho hầu hết các loại sơn và thích ứng với nhiều loại sản phẩm có hình dáng phức tạp, đặc biệt sản phẩm có diện tích lớn, khô nhanh, màng sơn phân bố đồng đều, bằng phẳng, bóng.

- Khuyết điểm là hiệu suất sử dụng thấp vì nó cần nhiều dung môi, toàn bộ dung môi bay hơi, tổn thất lớn, lượng sơn bay ra ngoài không khí chiếm khoảng 20%. Khi phun phải phun thành nhiều lần vì mỗi lần phun chỉ phủ được một lớp mỏng.

- Khi phun, dung môi bay hơi ảnh hưởng đến sức khoẻ công nhân, vì vậy cần phải có thiết bị hút độc tốt.

- Khi phun trong điều kiện thông gió không tốt dễ bắt lửa, thậm chí nổ vì thế phun sơn sản lượng lớn cần có buồng phun sơn có cấu tạo đặc biệt.

7.2.2 Qui trình sơn tự động trong nhà máy sản xuất ô tô

1.Qui trình sử lý bề mặt trước khi sơn:

Chuẩn bị bề mặt trước khi sơn là công nghệ không thể thiếu được khi gia công sơn. Xử lý bề mặt tốt làm cho màng sơn bám chắc với bề mặt sản phẩm, đề phòng sự ăn mòn kim loại, đạt được mục đích trang trí và bảo vệ.

2.Tẩy gỉ:

Tẩy gỉ, tẩy lớp Ôxy hoá dày, thuốc hàn trên bề mặt thùng xe thường dùng các phương pháp sau:

 Phương pháp tẩy gỉ cơ khí - dùng dụng cụ thủ công như búa, bàn chải sắt, dũa để tẩy gỉ hoặc dùng máy chải han gỉ cầm tay, máy phun bi, phun cát …

 Phương pháp tẩy gỉ hoá học dùng các chất axit để tẩy gỉ

Phương pháp tẩy gỉ bằng nhiệt - dùng ngọn lửa nung nóng sản phẩm để tẩy gỉ. 3.Tẩy dầu:

Phun sơn bất cứ một kim loại nào, yêu cầu cơ bản nhất màng sơn bám chắc với bề mặt kim loại. Điều đó một mặt phụ thuộc vào chất lượng sơn, mặt khác phụ thuộc vào gia công bề mặt và công tác chuẩn bị trước khi sơn.

Do thùng xe được ghép từ những tấm thép đã được dập và do quá trình di chuyển và để lâu. Để có thể chống gỉ người ta bôi một lớp dầu mỡ để chống gỉ, do đó có dầu mỡ bám trên bề mặt kim loại và cần phải tẩy sạch . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sử dụng hóa chất FC-M435T

- Đây là chất tạo cho việc tẩy dầu mỡ bề mặt thép bằng phương pháp nhúng hoặc phun. Nó là chất kiềm trung bình, phạm vi làm việc ở nhiệt độ và nồng độ rộng. Nhiệt độ làm việc từ 45-50 và nồng độ 30g/l. Hóa chất này không lắng động ở đáy, hòa tan ổn định trong thời gian dài.

- Cách pha chế : Đổ vào hồ khoảng ¾ thể tích nước. Cho từ từ FC-M435T vào bể kết hợp với khoấy với nồng độ 30kg trên 1000l dung dịch làm việc.Tăng nhiệt lượng hóa chất cần dùng cho toàn bộ thể tích.Tăng nhiệt độ lên 40C và khoấy bằng cách dùng bơm tuần hoàn hoặc khoấy lắc bằng cơ khí. Yêu cầu khuấy tối thiểu 15 phút. Đổ thêm nước đến vạch qui định và trộn kỹ và cung cấp nhiệt tới nhiệt độ làm việc.

- Quy trình hoạt động: Nhiệt độ từ 45-55C. - Thời gian nhúng 3-5 phút.

- Số điểm kiềm tổng cộng:17-25 điểm. - Số điểm kiềm tự do:12-18 điểm.

- Thiết lập duy trì thời gian và nhiệt độ này. - Cách kiểm tra nồng độ và châm thêm hằng ngày

- Độ kiềm tổng cộng (T.ALK): dùng pippet lấy 10ml mẫu thử cho vào lọ thủy tinh 200ml cho vào 4-5 giọt D11 (Brôm phênol blue) màu xanh da trời rồi chuẩn độ dung dịch T#20 (0.1N H2SO4) đã dùng chính là số điểm của độ kiềm tổng cộng.

- Độ kiềm tự do (F.ALK): làm giống như độ kiềm tổng cộng nhưng ở đây dùng hóa chất chỉ thị màu D3 (Phênol Phthalin) thay cho D11 và chuyển màu hồng sang không màu. Để tăng F.ALK lên một điểm thì cần bỏ thêm thì cần thêm vào lẩn 1000l dung dịch. Suốt quá trình sản xuất mọi sự thay đổi cần kiểm tra F.ALK.

4.Định hình bề mặt (tạo lên thùng xe một lớp dung dịch xúc tác): - Mục đích

Để cải thiện những hạt tinh thể kẽm phốt phát bọc bên ngoài và điều chỉnh chất nền của bề mặt nhằm làm tốt hơn sự hình thành của lớp bọc phốt phát. Ngoài việc trung hòa nó còn đóng vai trò hoạt hóa cho hóa chất phốt phát nhanh hơn, đều hơn, mịn hơn và sự bám sơn sẽ tốt hơn.

- Cách pha chế

Đổ nước công nghiệp khoảng ¾ thể tích

Cho hoà tan 1 kg PL-ZNT vào 10001ít. Cho PL-ZNT vào phù hợp với thể tích dung dịch.

Khuấy cho tan rồi châm thêm nước tới vạch quy định và trộn kỹ. - Cách kiểm tra dung dịch

Độ PH của dung dịch phải luôn luôn nằm trong khoảng 8-9,4.

Hàng ngày chỉ cần châm thêm vào hồ khoảng 200-300g PL-ZNT và thường xuyên kiểm tra độ PH vì bể này dễ bị nhiễm axit từ khâu tẩy gỉ mang vào.

Dùng AD-CO hòa tan trong nước rồi châm thêm từng phần nhỏ khuấy đều và dùng giấy quì để kiểm tra độ PH.

Sau một thời gian dài làm việc khi hoạt động của lớp phốt phát không còn tốt nửa, hạt tinh thể thô, bề dày không đều thì phải thay và pha dung dịch mới.

5.Phốt phát hóa:

Để tạo lớp phốt phát kẽm trên bề mặt kim loại. Lớp này có khả năng chống gỉ tốt và tăng độ bám cũng như độ đàn hồi của lớp sơn bên ngoài.

Trong tiến trình phủ ED, nó được coi như là hiện tượng sơn bám liên tục do sự kết

hợp của 4 hiện tượng khác nhau : hiện Qui trình phốt phát hóa

tượng chuyển điện, hiện tượng kết tủa điện, hiện tượng điện phân và hiện tượng thẩm thấu điện. Sự bất lợi vốn có của hệ thống anốt là những khiếm khuyết gây ra bởi sự khử ion kim loại trên bề mặt vật sơn và sự làm hư hỏng nhựa do phát sinh ra khí oxi. Còn ở hệ thống catốt cũng có sự bất lợi khác

là những lỗ được tạo ra bởi sự phát sinh khí hidro. Nhưng những vấn đề này đã được giải Sấy khô sau khi phốt phát hóa

quyết bằng cách giảm nhẹ công thức sơn (như chất màu, chất phụ gia …) 6.Bắn keo làm kín:

Sơn lót chống đá văng được phun sàn trên và gầm dưới nhằm chống trầy xước khi đá văng và chống tiếng ồn, rung động khi xe di chuyển

Kiểm tra bề mặt thùng xe, kiểm tra các Stopper

Lau sạch bụi than và bụi trên bề mặt thùng xe

Che chắn bằng cacton để tránh băng PVC lên mặt dưới capô và bên trong thùng xe. Dán keo các lỗ ren và ren của bulông

Dùng búa đóng kín các lỗ thoát nước của mặt sàn thùng xe. Trét sealing những lỗ và đường ghép nối ở mặt dưới của sàn xe. Dùng máy phun chuyên dùng để phun PVC lên mặt dưới gầm Phun PVC lên mặt dưới của các tấm sàn và một số vị trí đặc biệt Dùng giẻ sạch để lau PVC bị lem trong quá trình thoa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lau bề mặt ngoài toàn bộ thùng xe bằng dung môi lau trước khi đưa vào phòng sơn. 7.Sơn lót lớp thứ nhất:

Đảm bảo độ dày sơn chính xác, tăng khả năng chống ăn mòn cũng như khả năng bám dính với lớp sơn thiếp theo.

Sơn lót là lớp sơn đầu tiên trực tiếp bám trên bề mặt sản phẩm. Mục đích lớp sơn lót tạo nên lớp màng sơn bám chắc với kim loại nền, tạo điều kiện cho lớp sơn thứ hai dính

kết. Lúc này xe được tự động đưa vào phòng Qui trình sơn lót lớp thứ nhất

sơn lót qua hệ thống băng tải. Các kim phun sơn được bố trí ở các vị trí khác nhau sao cho khi xe đi qua khỏi phòng sơn này thì mọi điểm trên xe đều được phủ đều moat màng sơn lót.

Những điều kiện lý tưởng của lớp sơn lót Có độ bám chắc, có tính dẻo tốt.

Có tính ổn định cao trong khí quyển. Không thấm nước và hơi nước. Có tính năng chống gỉ tốt 8.Qui trình sơn lót lớp thứ hai:

Lớp sơn lót thứ hai nhằm tăng độ che phủ cho lớp sơn màu hoàn thiện. Túy từng màu xe mà chọn màu của lớp sơn lót thứ hai để giảm tiêu tốn lượng sơn màu

9.Qui trình sơn màu lớp ngoài cùng:

Phòng sơn màu được bố trí các cánh tay rô bốt được điều khiển phun hoàn toàn tự động bằng máy tính

Đối với các xe sơn màu Metallic và màu Pearl thì cần phải phun thêm một lớp dầu bóng trước

khi hoàn thiện Qui trình sơn màu lớp ngoài cùng

Kiểm tra các lỗi do sơn và đánh bóng hoàn thiện qui trình sơn .

7.3 Hoàn thiện và duy tu khung vỏ ôtô.

Sau khi phục hồi khung và sơn vỏ ôtô ta phải tiến hành hoàn thiện và duy tu khung vỏ ôtô trước khi giao ôtô cho khách hàng.Qui trình thực hiện hoàn thiện và duy tu khung vỏ ô tô:

TT Hình ảnh mô tả qui trình thực hiện duy tu khung vỏ

Qui trình thực hiện duy tu khung vỏ

1

1. Mài sạch bụi bẩn, bụi sơn Bôi một lớp mỏng kem GLAZE lên bề mặt sơn. Sau đó dùng máy mài và bánh mài chuyên dùng để mài sạch bụi bẩn và bụi sơn bám trên bề mặt sơn.

2

2. Điều chỉnh độ dày bề mặt sơn Chất tẩy đa năng 3M General Purpose Adhesive Cleaner có màu trong suốt, có tác dụng kiểm tra độ phẳng của bề mặt sơn. Bôi một lớp mỏng chất tẩy đa năng 3M General Purpose Adhesive Cleaner lên bề mặt sơn để kiểm tra độ phẳng của bề mặt sơn.

Sau đó ta dùng máy mài và đĩa mài chuyên dùng để mài các chỗ mà lớp sơn dầy hơn tiêu chuẩn cho phép.

3 2. Đánh bóng bề mặt sơn:

B1: Bôi một lớp mỏng sơn đánh bóng lên vỏ xe

B2: Đánh bóng bề mặt sơn bằng máy đánh bóng với bánh mài làm từ gỗ:

Chú ý: Ta phải luôn giữ bánh mài vuông góc với bề mặt sơn vỏ xe, để tránh việc bánh mài cắt sâu vào lớp sơn.Bởi bánh mài được làm từ gỗ nên cứng.

Chú ý: Khi đánh bóng bề mặt sơn bên sườn xe ta phải cẩn thận, bánh mài có thể cắt sâu vào lớp sơn dạng vết hoặc dạng miếng. Bởi bánh mài được làm từ gỗ nên cứng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

B3: Đánh bóng bề mặt sơn với bánh mài bằng bọt biển:

Sau khi đánh bóng với bánh mài bằng gỗ. Ta phải thay bánh mài bằng bọt biển, bọt biển sẽ làm tăng độ bóng của sơn.

4

3. Vệ sinh khu vực làm việc sau khi sơn xe:

Sau khi sửa chữa khung vỏ và sơn lại xe thì trên sàn nơi làm việc bị rơi những bụi bẩn, dây sơn xe ra sàn. Do vậy ta dùng dụng cụ chuyên dùng như hình bên để làm sạch sàn nơi làm việc.

PHỤ LỤC

1.Phụ lục 1:Thiết bị tháo lắp ly hợp

1 Thiết bị Kẹp

2 Thiết bị kiểm tra trục

2-1 Thiết bị giữ trục 2-2 Chuẩn đo trục 3 Bộ tháo lắp ổ bi 3-1 Bộ tháo lắp ổ bi 3-2 Bộ tháo lắp ổ bi 3-3 Bộ tháo lắp ổ bi 4 Kìm kẹp tháo ring 5 Thiết bị tháo chốt 6 Vặn phía ngoài

7 Vặn phía ngoài

8 Thiết bị hãm phía trong

9 Thiết bị vặn phía trong

10 Nắm phía ngoài

11 Vặn phận được gắn vào

12 Vặn kín

2.Phụ lục 2:Qui trình tháo lắp hệ thống treo

TT Nội dung Hình vẽ Dụng cụ

1 Tháo hai bên bánh xe

2 Tháo ống dẫn dầu xilanh bánh xe, chú ý bịt đầu ống dẫn dầu và đầu xilanh bằng giẻ chống bụi bẩn lọt vào bên trong Clê, giẻ sạch 3 Kích xe lên,đảm bảo chắc chắn kích

4 Tháo moay ơ ,xi lanh phanh, mâm phanh

Khẩu tuýp

6 Tháo thanh rằng dọc, ,thanh ổn định khỏi thân xe và đòn ngang dưới Clê chòng 7 Tháo phần đòn ngang dưới, chú ý kê kích thật chắc chắn để tháo khớp cầu Clê, Búa, 8 Tháo đai ốc phần trên giữa cụm giảm chấn và thân xe clê 9 Nới nỏng đai ốc phần dưới giảm chấn,nhấc cụm giảm chấn ra khỏi thân xe

10 Sử dụng dụng cụ chuyên dung để tháo( ST-2401) khớp cầu nối cam quay và đòn dưới

cờ lê

11 Cậy đều xung quanh phanh hãm và tháo lắp chắn bụi của khớp cầu tuốc nơ vít 12 Mở phanh để tháo phanh hãm Kìm 13 Tháo khớp cầu, ấn mạnh khớp cầu tụt khỏi đòn dưới ST – 1405

3. Phụ lục 3:Hệ thống phanh

Các dạng hư hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục a. Bàn đạp phanh bị hẫng . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguyên nhân Khắc phục

- Độ cao bàn đạp quá nhỏ .

- Hành trình tự do bán đạp quá lớn - Khe hở má phanh, trống phanh lớn

+Má phanh mòn .

+ Cơ cấu tự động điều chỉnh má phanh hỏng. - Rò rỉ dầu từ mạch dầu

- Xy lanh chính hỏng - Có khí trong hệ thống .

Khi đạp phanh khí sẽ bị nén nên gây ra bàn đạp phanh bị hẫng.

- Đĩa phanh bị đảo : Độ đảo của đĩa phanh quá lớn, má phanh sẽ bị đẩy ngược về sau sinh ra khe lớn giữa

Một phần của tài liệu Xây dựng giáo trình điện tử sử dụng và sửa chữa ôtô (Gầm ô tô) (Trang 117 - 152)