81 -
7.1.2. KÉO NẮN THÂN, KHUNG XE 89
Thế nào là hư hỏng nặng? Qui trình sửa chữa hư hỏng nặng 1. Hư hỏng nặng:
Hư hỏng gây ra do va chạm của tai nạn mà tác động đó vượt quá các tấm thép vỏ xe bên ngoài và truyền tới kết cấu thân xe, yêu cầu sử dụng bộ nắn khung để chỉnh sửa thân xe và sử dụng máy hàn để thay thế các tấm thép vỏ xe.
Các phương pháp dùng chủ yếu trong trong sửa chữa hư hỏng nhẹ như búa và đe tay hay máy hàn vòng đệm không thể sử dụng trong sửa chữa hư hỏng nặng, do các dầm khung là một phần của khung xe, rất khoẻ và cứng.
Các dầm khung xe bị hư hỏng nặng phải được phục hồi về vị trí ban đầu của chúng và tạo lại hình dáng bằng bộ nắn khung.
Một bộ nắn khung bao gồm các thiết bị cố định dùng để bắt chặt thân xe và thiết bị kéo dùng một xylanh thuỷ lực để kéo cưỡng bức tấm thép vỏ xe bị hư hỏng.
Quy trình sửa chữa hư hỏng nặng
Để hiểu rõ phương pháp sửa chữa hư hỏng nặng, điều quan trọng là phải hiểu rõ quy trình tổng quát của việc sửa chữa. Sơ đồ sau đây cho thấy quy trình sửa chữa hư hỏng nặng thông thường
Xe hư hỏng nặng được mang đến xưởng
Đánh giá bằng quan sát (để kiểm tra toàn bộ xe)
Đánh giá bằng quan sát (để kiểm tra các khu vực cụ thể trên xe)
Đo các kích thước
Tháo các thiết bị
Kéo nắn thấn xe
Sửa chữa vỏ xe Thay thế vỏ xe
Hàn
Xử lý chống gỉ
Sơn lại
Láp các thiết bị Hoàn kiểm
Đánh giá hư hỏng
- Mục đích
Đánh giá hư hỏng là một công đoạn để kiểm tra xe bị hư hỏng bằng cách quan sát và qua việc sử dụng các thiết bị đo.Mục đích của việc đánh giá hư hỏng là để đánh giá chính xác “khu vực” và “mức độ” của thân xe bị hư hỏng nhằm xác định phương pháp và quy trình sửa chữa thích hợp. Nếu việc đánh giá hư hỏng không được xác định một cách chính xác và hiệu quả, có thể trở nên cần thiết phải thay đổi phương pháp sửa chữa và trình tự không đúng và điều náy có thể kéo dài thời gian sửa chữa và ảnh hưởng tới chất lượng sửa chữa. Do đó để thực hiện việc sửa chữa có hiệu quả và đảm bảo sửa chữa tốt, điều quan trọng là phải đánh giá được hư hỏng một cách chính xác.
- Phương pháp đánh giá hư hỏng
Bằng cách dựa vào kinh nghiệm, một số kỹ thuật viên thân xe có kinh nghiệm đánh giá mức độ hư hỏng bằng cách xem xét xe bị hư hỏng, tuy nhiên việc đánh giá như vậy chỉ được áp dụng trong việc xác định hư hỏng tổng quát mà xe bị hư hỏng gặp phải. Việc đánh giá hư hỏng là đặc biệt quan trọng . thông thường mức độ của hư hỏng được đánh giá theo quy trình sau dây.
+ Điều tra hoàn cảnh xảy ra tai nạn
Mức độ của va đập trong khi tai nạn và hư hỏng thay đổi theo hoàn cảnh xảy ra tai nạn . điều tra về hoàn cảnh xảy ra tai nạn là điểm đầu tiên của việc đánh giá hư hỏng, nó cho phép kỹ thuật viên việc đánh giá hư hỏng hiệu quả và không bị nhầm lẫn
Tuy nhiên kỹ thuật viên không điều tra về hoàn cảnh xảy ra tai nạn trực tiếp từ khách hàng, nhiệm vụ này được giao cho cố vấn dịch vụ.
Điểm chính của việc điều tra là tìm ra hoàn cảnh của tai nạn càng chi tiết càng tốt, bao gồm các thông tin sau:
- Vật mà xe đã đâm vào (kích thước, hình dạng, vị trí, độ cứng, tốc độ…) - Tốc độ xe tại thời điểm xảy ra tai nạn.
- Góc độ và hướng của xe tại thời điểm xảy ra tai nạn.
- Số hành khách trên xe trong khi tai nạn và vị trí ngồi của từng người. * Đánh giá bằng quan sát
- Đánh giá bằng cách quan sát, sử dụng chính đôi mắt của chúng ta, là bước đầu tiên trong việc đánh giá hư hỏng. Nó được bắt đầu bằng việc kiểm tra toàn bộ xe và kết thúc bằng việc kiểm tra chi tiết các vùng của hư hỏng . mục đích của việc đánh giá bằng
quan sát là phát hiện bất kỳ hư hỏng nào mà không thể biểu diễn bằng số lượng, như sự biến dạng, xước, xoắn hay nứt trong vỏ xe. Mặc dù chúng ta không thể phát hiện bằng mắt của chúng ta là tấm thép vỏ xe có bị biến dạng hay không, chúng ta không thể diễn tả chính xác mức độ biến dạng bằng một con số cụ thể. Do đó ngoài việc đánh giá bằng quan sát cũng cần phải đo đạc thích hợp các kích thước bằng các thiết bị đo.
- Đo các kích thước của thân xe
- Đây là một công đoạn trong quá trình đánh giá theo trình tự mức độ hư hỏng bằng cách đo thân xe và khung xe bằng các thiết bị đo.
- Bằng cách so sánh kích thước đo được với kích thước tiêu chuẩn từ đó xác định một cách định lượng mức độ hư hỏng của thân xe và đưa ra kế hoạch sửa chữa.
* Các loại kích thước thân xe.
Thành phần của sơ đồ kích thước thân xe được chỉ trong sách hướng dẫn sửa chữa hay bảng dữ liệu các sơ đồ kích thước.
- Trong sơ đồ kích thước thân xe của TOYOTA tất cả các kích thước đều được biểu diễn bằng kích thước trực tiếp bao gồm chiều dài, chiều rộng, đường chéo và chiều cao.
Chiều dài, chiều rộng và đường chéo biểu diễn khoảng cách giữa hai điểm.
Chiều cao biểu diễn khoảng cách giữa một điểm nào đó với đường chuẩn tưởng tượng.
Kích thước trực tiếp là kích thước điển hình nhất được sử dụng và đo được bằng thước dây hay thướcđo thân xe.
- Trong sơ đồ kích thước thân xe chỉ các kích thước bên dưới thân xe của kết cấu thân xe loại vỏ được biểu diễn bằng kích thước chiếu, nó bao gồm chiều dài, chiều rộng và chiều cao.
Khoang động cơ Kích thước trực tiếp
Bên dưới thân xe Kích thước trực tiếp Kích thước chiếu Kích thước trực tiếp Phần hở
Chiều dài, chiều rộng, chiều cao biểu diễn khoảng cách từ một điểm nào đó và đườc chuẩn tưởng tượng
Kích thước chiếu là kích thước đặc biệt mà được dùng để đo khi dùng các thiết bị đo đặc biệt cùng với bộ chỉnh sửa khung xe.
* Các phương pháp đo thân xe
Thiết bị đo thông thường: + Đo các giá trị tiêu chuẩn
+ Đo sự chênh lệch giữa bên trái và bên phải + Đo đối xứng
Các thiết bị đo đặc biệt: + Đo tiếp xúc
+ Đo không tiếp xúc + Đo gá đặc biệt + Đo gá thông thường
Đo bằng thiết bị thông thường
Phương pháp đo này sử dụng các thiết bị đo thông thường như thước dây, thước dò, thước đo đối xứng … mà không chú ý đến chủng loại xe hay bộ kéo nắn thân xe.