Kéo nắn thân xe 9 4-

Một phần của tài liệu Xây dựng giáo trình điện tử sử dụng và sửa chữa ôtô (Gầm ô tô) (Trang 94 - 97)

81 -

7.1.2.3 Kéo nắn thân xe 9 4-

1. Hình dung mức độ hư hỏng và thao tác sửa chữa

Mặc dù các xe bị hư hỏng khi tai nạn trong có vẻ giống nhau nhưng không chiếc nào giống chiếc nào do kết cấu thân xe ô tô rất phức tạp và khu vực mà chịu lực chấn động tác dụng khác nhau tuỳ theo từng tai nạn.

Việc sửa chữa những hư hỏng phúc tạp không chỉ được tiến hành dựa vào kinh nghiệm hay các giác quan, mà điều quan trọng là phải hệ thống háo kế hoạch làm việc dực vào những điểm cơ bản. Một bước quan trọng để hệ thống hoá kế hoạch công việc là hình dung mức độ hư hỏng và thao tác sửa chữa

a. Hình dung mức độ hư hỏng

Đây là một bước quan trọng để hình dung một cách chính xác mức độ hư hỏng của thân xe theo ba chiều (chiều dọc, chiều ngang và chiều cao) bằng cáh tập hợp những thông tin thu nhận được qua việc đánh giá quan sát và đo đạc kích thước.

Do rất khó hình dung được hư hỏng thân xe một cách trực tiếp nên hư hỏng phải được phân tích theo hai chiều (nhìn từ phía trên, nhìn từ phía dưới và nhìn từ phía bên sườn). Các kết quả được kết hợp lại để tiến hành việc phân tích theo ba chiều. Như hình vẽ dưới đây để đơn giản hoá quá trình hình dung mức độ hư hỏng có thể sử dụng sơ đồ kích thước để tạo một bản vẽ đơn giản nhằm cho phép phân tích hai chiều. Các kết quả có thể áp dụng cho dạng kích thước ba chiều mô phỏng thân xe.

b. Hình dung thao tác sửa chữa

Dựa trên hình ảnh hình dung mức độ hư hỏng. Đây là công đoạn hình dung quy trình làm việc, dụng cụ và thiết bị, thao tác sửa chữa, dự đoán kết quả và trình tự thao tác. Ngược lại so với công đoạn hình dung mức độ hư hỏng (một công đoạn sắp xếp thông tin), hình dung thao tác sửa chữa là một công đoạn lắp ghép nội dung của thao tác sửa chữa. Bằng cách hình dung thao tac 1sửa chữa theo phương pháp như vậy sự dán đọan trong công việc có thể được giảm thiểu do đó cho phéo người sửa chữa thực hiện thao tác chính xác và hiệu quả cao.

B1. Cố định và đỡ thân xe

Nếu cố gắng thực hiện việc nắn chỉnh thân xe mà không bắt chặt nó vào vị trí, sẽ không thể

điều chỉnh được toàn bộ thân xe và xe sẽ dịch chuyển. Để cho phép lực kéo tập trung vào vị trí hư hỏng, một phản lực( tạo ra bằng cách cố định thân xe phải được tác dụng với lực kéo)

Thông thường, nếu cabin xe không bị hư hỏng, các kẹp được gắn vào bồn điểm kích xe ở tấm ốp phía dưới sàn xe để tạo nên phản lực với mục đích bắt chặt thân xe. Nó được gọi là phương pháp bắt chặt thân xe cơ bản. Tuy nhiên, do tấm ốp phía dưới sàn xe không được thiết kế đặc biệt cho việc nắn thân xe, các vùng khác cũng

phải được bắt chặt để làm giảm ứng suất tác dụng lên tấm ốp phía dưới sàn xe. Điều này đặc biệt quan trọng nếu lực kéo tác dụng theo hướng ngang và phía dưới. Nó được gọi là phương pháp bắt chặt phụ trợ (đỡ). Bổ sung phương pháp bắt chặt phụ vào phương pháp bắt chặt cơ bản có thể giúp ngăn chặn những hư hỏng thứ cấp và đảm bảo công việc chỉnh sửa khung xe, chỉnh sửa thân xe đạt hiệu quả cao.

B2. Kẹp

Kẹp là những dụng cụ có ràng dùng để kẹp các tấm thép với nhau.

Trong quá trình nắn chỉnh khung xe, để bắt chặt thân xe vào vào bộ kéo nắn thân xe. Các “kẹp gầm” được gắn vào các đường gờ của tấm ốp bên dưới sường xe, hay “kẹp thân xe” được gắn vào các vùng hư hỏng để kéo các tấm thép ra bằng xích.

Mặc dù ứng dụng của chúng khác nhau, chúng đầu có cùng môt mục đích là là truyền lực đặc biệt lớn bằng cách nối thân xe và bộ kéo nắn thân xe.

+ Các loại kẹp và ứng dụng

Về cơ bản, kẹp gầm xe mà được sử dụng là những cái được gắn vào bộ kéo nắn thân xe. Tuy nhiên chủng loại và hình dạng của kẹp thân xe khác nhau và chúng phải

được sử dụng theo những yêu cầu khác nhau như những vùng gắn kẹp, tải trọng và hướng kéo.

+ Các kẹp và hướng kéo

Các hướng mà kẹp có thể kéo được xác định bởi hình dạng các răng của chúng.

Các răng kẹp: về cơ bản các răng của chúng phải được đặt sao cho chúng trùng vào hướng lực kéo.Nếu các răng của kẹp được đạt khác hướng kéo, các kẹp dễ bị trượt và tuột ra.

Hình dạng của các kẹp: Đường kéo dài của hướng kéo phải giao

nhau với tâm cố định trên kẹp mà được gắn vào thân xe.Nếu điểm giao nhau bị lệch, nó sẽ tạo ra mômen, không chỉ gây nên hư hỏng cho thân xe mà còn làm cho kẹp bị trượt và tuột ra.Mối liên hệ giữa hình dạng kẹp và hướng kẹp

Khi kéo kẹp chúng ta phải luôn hình dung lực kéo từ xích được truyền qua kẹp đến thân xe

+ Vị trí gắn kẹp.

Chiều dài của tấm thép bị ngắn lại do sự hấp thụ năng lượng va đập. Việc nắn chỉnh thân xe là một quá trình kéo các tấm thép bị ngắn lại này ra và phục hồi thân xe về hình dạng và kích thước ban đầu của nó. Mặc dù hướng mà tấm thép bị hư hỏng được kéo ra bằng kết quả của phép đo kích thước, việc đánh giá bằng quan sát của những vùng bị cong và nhăn là một yếu tố quan trọng trong việc

tìm ra vị trí chính xác để gắn kẹp. + Kỹ thuật kẹp

Để thực hiện công việc kẹp theo phương pháp lý tưởng nhất ta phải lựa chọn các loại kẹp và vị trí thích hợp dựa vào các yếu tố như khả năng tập trung lực kéo và vùng hư hỏng. Khả năng kéo ở hướng tối ưu và tránh các hư hỏng thứ cấp.

+ Sử dụng và bảo dưỡng kẹp

Những phần dùng để kẹp của mỗi chiếc kẹp được chế tạo với các răng sắc để bám chặt vào tấm thép. Nếu các răng bị cùn do bị mài mòn hay bị tắc do keo làm kín thân xe hoặc sơn thì chúng sẽ không bám tốt vào tấm thép vỏ xe

cần kẹp. Kết quả là lực kéo không được truyền đến tấm vò xe cần kéo một cách tốt nhất. Do đó phải kiểm tra tình trạng của các răng trước khi sử dụng.

Hơn nữa nếu phần ren của bulông và đai ốc hay phần tiếp xúc của vòng đệm bị hỏng do mài mòn kim loại nó sẽ không thể bám chặt được các vấu kẹp. Do đó để ngăn không cho phần tiếp xúc bị mòn cần phải boi dầu vào các ren và vòng đệm trước khi sử dụng kẹp.

Một phần của tài liệu Xây dựng giáo trình điện tử sử dụng và sửa chữa ôtô (Gầm ô tô) (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)