Định nghĩa

Một phần của tài liệu Giáo trình vật liệu kỹ thuật ppsx (Trang 105 - 106)

CẤU TẠO HỢP KIM VÀ GIẢN ĐỒ TRẠNG THÁ

9.1.1. Định nghĩa

- Theo thành phần hoá học: Gang là hợp kim của Fe với C mà trong đó thành phần C > 2,14%.

- Theo tổ chức tế vi: Gang là hợp kim của Fe với C mà trong tổ chức có Le.

Các cách định nghĩa trên đều tương ứng với trạng thái cân bằng giả ổn định theo đúng giản đồ trạng thái Fe - Fe3C

9.1.2. Phân loại

Trong quá trình sử dụng để tiện phân loại người ta dựa vào tổ chức tế vi của gang. Trên cơ sở đó, gang được phân thành các loại sau:

- Gang trắng: Là gang có cacbon tồn tại ở dạng Xe(Fe3C). Như vậy, tổ chức tế vi của gang trắng hoàn toàn phù hợp với giản đồ giả ổn định Fe - Fe3C luôn luôn có chứa hỗn hợp cùng tinh Le.

- Gang xám, cầu, dẻo là loại gang trong đó phần lớn hay toàn bộ cacbon ở dưới dạng tự do - graphit với các hình dạng khác nhau: tấm, cầu, bông. Trong tổ chức không có Le, do đó tổ chức tế vi không phù hợp với giản đồ trạng thái Fe - C. Tổ chức tế vi của gang có Graphit và Xe. Người ta chia tổ chức của chúng ta ra hai phần: phần phi kim loại - Graphit và nền kim loại gồm F và Xe. Khi tất cả cacbn ở dạng tự do thì nền kim loại của tổ chức chỉ gồm có F, còn khi một phần cacbon ở dạng liên kết thì nền kim loại của tổ chức có thể là F - P; P hoặc P - Xe.

Chính do đặc điểm về tổ chức tế vi như vậy mà các loại gang có cơ tính và công dụng khác nhau.

Một phần của tài liệu Giáo trình vật liệu kỹ thuật ppsx (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w