Các sản phẩm của sự phân hoá đẳng nhiệt của Auxtenit quá nguộ

Một phần của tài liệu Giáo trình vật liệu kỹ thuật ppsx (Trang 63 - 64)

CẤU TẠO HỢP KIM VÀ GIẢN ĐỒ TRẠNG THÁ

6.3.1.4. Các sản phẩm của sự phân hoá đẳng nhiệt của Auxtenit quá nguộ

- Chuyển biến Peclit (500 ÷ 727)0C:

+ Chuyển biến P xảy ra với sự tạo thành hỗn hợp F + Xe ở dạng tấm. Nếu γ quá nguội phân hoá ở nhiệt độ sát A1 tức ứng với độ quá nguội bé (∆t < 500C) sẽ được hỗn hợp của F + Xe, trong đó Xe ở dạng tấm có kích thước lớn. Hỗn hợp đó gọi là Peclit.

+ Nếu γ quá nguội phân hoá ở nhiệt độ thấp hơn (với ∆T= 500 đến 1000C) cũng được hỗn hợp cơ học của F + Xe trong đó Xe ở dạng tấm với kích thước hạt bé. Hỗn hợp này gọi là

+ Nếu γ quá nguội được phân hoá ở nhiệt độ thấp hơn nữa khoảng 500 ÷ 6000C ứng với nhiệt độ khi γ quá nguội kém ổn định nhất, khi đó cũng được hỗn hợp cơ học F + Xe trong đó Xe cũng ở dạng tấm xong bé hơn dạng tấm ở Xoocbit. Tổ chức này gọi là Trutxtit (T).

Vậy Peclit, Xoocbit, Trutxtit đều là hỗn hợp cơ học của F + Xe nhưng với độ nhỏ mịn của Xe khác nhau. Do vậy, khi tăng độ quá nguội, số mầm tạo ra càng nhiều do đó hỗn hợp càng trở nên nhỏ mịn và độ cứng, độ bền càng cao.

- Chuyển biến trung gian (2400C ÷ 5000C)

Ở dưới 5000C, γ quá nguội phân hoá thành hỗn hợp cơ học của F và Xe với cơ chế và đặc điểm riêng. Chuyển biến này gọi là chuyển biến trung gian tạo nên tổ chức Bainit (B). Người ta phân ra thành 2 loại Bainit là: Bainit trên (Bt) và Bainit dưới (Bd) trong đó Bt được tạo ra từ (350 ÷ 500)0C còn Bd được tạo ra từ (240 ÷ 350)0C.

Bainit cũng gần 2 pha là F và Xe, nhưng trong đó Xe có dạng tấm rất nhỏ mịn. Đặc điểm của chuyển biến này là xảy ra không hoàn toàn, tức là sau chuyển biến vẫn còn một lượng γ

dư. Cơ tính của 2 loại Bainit cũng khác nhau Bd có độ cứng, độ bền cao hơn đồng thời vẫn có đủ độ dẻo, độ dai nên được dùng nhiều hơn.

Một phần của tài liệu Giáo trình vật liệu kỹ thuật ppsx (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w