Mục đích áp dụng của thường hoá

Một phần của tài liệu Giáo trình vật liệu kỹ thuật ppsx (Trang 77)

CẤU TẠO HỢP KIM VÀ GIẢN ĐỒ TRẠNG THÁ

7.1.2.3. Mục đích áp dụng của thường hoá

Trên cơ sở phân tích các đặc điểm của thường hoá, ta có thể thấy sử dụng thường hoá có thể đạt được các mục đích yêu cầu sau:

- Đạt độ cứng thích hợp để gia công cắt gọt với thép cacbon thấp (%C < 0,25%)

Đối với thép có hàm lượng cacbon > 0,3% thường tiến hành ủ còn đối với thép có hàm lượng cacbon thấp cần tiến hành thường hoá. Thép có hàm lượng cacbon thấp như vậy nếu đem ủ hoàn toàn sẽ cho độ cứng rất thấp (nhỏ hơn 140HV), thép dẻo, phôi khó gẫy, quấn lấy dao, khi thường hoá sẽ cho độ cứng cao hơn (khoảng 140 ÷ 180HB), thích hợp với các chế độ gia công cắt gọt.

Như vậy, để đảm bảo tính gia công cắt gọt, với thép có hàm lượng cacbon < 0,25% phải thường hoá, từ 0,3 ÷ 0,65% cần ủ hoàn toàn và thép có hàm lượng > 0,7% cần ủ không hoàn toàn (ủ cầu hoá).

- Làm nhỏ Xe để chuẩn bị cho nhiệt luyện kết thúc.

Khi thường hoá tạo ra tổ chức P phân tán hay X với Xe có kích thước bé. Mặt khác, Xe àng nhỏ biên giới hạt càng nhiều, do vậy khi γ hoá sẽ tạo ra nhiều mầm γ, nhận được hạt γ nhỏ mịn và chuyển biến xảy ra nhanh. Yêu cầu này rất cần thiết đối với trường hợp tôi bề mặt.

- Làm mất XeII ở dạng lưới của thép sau cùng tích

Nhiều trường hợp sau khi làm nguội chậm sau khi ủ thép sau cùng tích hay bề mặt thép thấm cacbon, trong tổ chức xuất hiện XeII ở dạng lưới liên tục bao quanh P làm thép rất dòn và ảnh hưởng đến độ nhẵn bóng khi gia công cắt gọt. Thường hoá có thể khắc phục được trạng thái này, do làm nguội nhanh hơn, Xe không kịp tiết ra ở dạng liền nhau mà ở dạng đứt rời. Các xa nhau làm thép ít dòn hơn, bề mặt đạt được độ nhẵn bóng cao hơn.

Một phần của tài liệu Giáo trình vật liệu kỹ thuật ppsx (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w