Phân loại hợp kim Fe-C theo giản đồ trạng thá

Một phần của tài liệu Giáo trình vật liệu kỹ thuật ppsx (Trang 51 - 54)

CẤU TẠO HỢP KIM VÀ GIẢN ĐỒ TRẠNG THÁ

5.3. Phân loại hợp kim Fe-C theo giản đồ trạng thá

Để phân loại hợp kim Fe - C người ta dựa vào hàm lượng của cacbon trong hợp kim

đó.

5.3.1. Thép

Là hợp kim của Fe với C mà hàm lượng C trong nó nhỏ hơn 2,14%. Do vậy, ta có thể phân ra làm 3 loại thép.

- Thép trước cùng tích: Thép có hàm lượng cacbon < 0,8% Tổ chức của thép trước cùng tích là (P + α)

- Thép cùng tích: Thép có thành phần cacbon = 0,8%. Tổ chức của thép cùng tích là hỗn hợp cơ học cùng tích P.

- Thép sau cùng tích: Là thép có hàm lượng cacbon nằm trong khoảng (0,8 ÷ 2,14) %. Tổ chức của thép sau cùng tích là P + XeII. Lượng XeII ít được tiết ra dưới dạng mạng lưới bao quanh hạt P nên có tính dòn cao chính vì vậy, trên thực tế người ta chỉ dùng thép có hàm lượng cacbon nhỏ hơn 1,3%.

5.3.2. Gang

Là hợp kim của Fe với C mà hàm lượng C trong nó lớn hơn 2,14% và nhỏ hơn 6,67%. Dựa vào hàm lượng cacbon và tương tự đối với thép, ta có thể phân ra làm 3 loại gang sau:

- Gang trước cùng tinh là loại gang có hàm lượng cacbon < 4,3%.

Tổ chức của gang trước cùng tinh là P + XeII + Le. Đây là loại gang thường được sử dụng trong thực tế

- Gang cùng tinh là loại gang có hàm lượng cacbon là 4,3% Tổ chức của gang cùng tinh là Le

Gang sau cùng tinh: là loại gang có hàm lượng cacbon lớn hơn 4,3% Tổ chức của gang sau cùng tinh là Le + XeI

Các loại gang trên được gọi chung là gang trắng, cacbon trong gang trắng đều tồn tại dưới dạng Xe.

Một phần của tài liệu Giáo trình vật liệu kỹ thuật ppsx (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w