Xác định nhiệt độ tô

Một phần của tài liệu Giáo trình vật liệu kỹ thuật ppsx (Trang 80 - 81)

CẤU TẠO HỢP KIM VÀ GIẢN ĐỒ TRẠNG THÁ

7.2.5. Xác định nhiệt độ tô

Khi tôi thép, ít nhất phải nung thép quá nhiệt độ Ac1, tuy nhiên đối với thép có lượng cacbon khác nhau thì cách xác định nhiệt độ tôi cũng khác nhau.

Đối với thép trước cùng tích và cùng tích (%C < 0,8%):

- Nhiệt độ tôi lấy cao hơn Ac3 tức là nung nóng thép đến trạng thái hoàn toàn là

γ. Cách tôi này gọi là tôi hoàn toàn

T0tôi = Ac3 + (30 ÷ 50)0C

Vậy, khoảng nhiệt độ tôi được xác định như sau:

Như vậy, nhiệt độ tôi của thép giống nhau và không phụ thuộc vào hàm lượng cacbon.

- Việc chọn nhiệt độ tôi như vậy vì lý do sau: Với thép sau cùng tích

không thể tiến hành tôi hoàn toàn vì thép này có hàm lượng cacbon cao (>0,8%). Khi nung quá Accm tất cả XeII hòa tan hết vào γ làm cho pha này có lượng cacbon cao (bằng lượng cacbon của thép) nên khi làm nguội nhanh được M với hàm lượng cacbon cao, thể tích riêng lớn và do đó còn lại nhiều γdư. Mặc dù, trong cách tôi này M có độ cứng cao nhất nhưng độ cứng chung của thép tôi (M + γdư) lại thấp do vậy thép không đạt yêu cầu về độ cứng. Mặt

khác, nung thép qua Accm tức là ở nhiệt độ cao sẽ làm hạt γ lớn (gây dòn cho thép tôi), oxy hóa và thoát cacbon ở bề mặt. Do vậy, đối với thép sau cùng tích cần tôi không hoàn toàn để tổ chức nhận được sau khi tôi gồm M + XeII + γdư, có độ cứng chung cao nhất khoảng 62 ÷

65HRC. Trong tổ chức này, XeII còn có độ cứng cao hơn M chút ít hơn nữa XeII do chưa hòa tan hết vào γ nên tồn tại ở dạng hạt nhỏ phân bố đều làm tăng tính chống mài mòn.

Một phần của tài liệu Giáo trình vật liệu kỹ thuật ppsx (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w