Quan điểm

Một phần của tài liệu điều tra thực trạng sử dụng lao động đã qua đào tạo nghề trong thanh niên dân tộc thiểu số nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số giai đoạn cnh-hđh (Trang 79 - 122)

I. QUAN ĐIỂM VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG LÀ THANH NIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ NIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ

Đào tạo nghề và sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động là thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề vừa là nhiệm vụ cấp bách, vừa là mục tiêu chiến lược nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội các vùng đồng bào dân tộc, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế. Với tinh thần đó, các quan điểm về đào tạo nghề và sử dụng lao động là thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề như sau:

1. Quan điểm 1: Đào tạo nghề và sử dụng lao động thanh niên dân tộc thiểu sốđã qua đào tạo nghề là nhiệm vụ quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhằm rút ngắn khoảng cách chênh lệch về kinh tế, về văn hoá xã hội giữa miền núi với miền xuôi, giữa đồng bào dân tộc thiểu số với đồng bào dân tộc đa số, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế. Do đó, công tác đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số cần phải được quan tâm đúng mức và tăng cường hơn nữa.

2. Quan điểm 2: Lao động thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề là lực lượng tiên phong trong phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tếở các vùng dân tộc thiểu số theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Do vậy, cần có các chính sách hỗ trợ đủ mạnh cho lực lượng lao động thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghềđể họ có các điều kiện thuận lợi để khởi nghiệp bằng các công việc tự tạo hay tìm kiếm việc làm trên thị trường lao động.

3. Quan điểm 3: Trong điều kiện các vùng DTTS là các vùng còn nhiều khó khăn như hiện nay, để sử dụng tối đa và có hiệu quả lực lượng lao động thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề cần có sựđầu tư thích đáng của Nhà nước để tạo ra các điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các loại hình doanh nghiệp. Chỉ có phát triển mạnh các loại hình doanh nghiệp ở các vùng DTTS mới có thể tạo ra được nhiều việc làm ở vùng này.

3.1.4. Quan điểm 4: Nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo nghề và sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề, bên cạnh sự hỗ trợ thích đáng của Nhà nước đối với thanh niên DTTS, cần có các biện pháp khuyến khích xã hội hoá công tác đào tạo nghề cho lao động thanh niên DTTS và các biện pháp khuyến khích phát triển các doanh nghiệp bằng một hệ thống chính sách đồng bộ và đủ mạnh.

II. ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG THANH NIÊN DTTS ĐÃ QUA ĐÀO TẠO NGHỀ

Dựa trên các quan điểm về đào tạo và sử dụng lao động thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề như trên, căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế đất nước nói chung, chiến lược phát triển kinh tế-xã hội ở các vùng có nhiều đồng bào DTTS sinh sống nói riêng, các định hướng sử dụng lao động thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề trong thời kỳ CNH, HĐH trước bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như sau:

1. Tạo điều kiện thuận lợi nhất để sử dụng lao động thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghềđược làm việc đúng nghềđã đào tạo

Trong một chừng mực nào đó, làm việc trái nghềđồng nghĩa với làm việc trong một nghề nào đó mà chưa được đào tạo chuyên môn kỹ thuật. Điều này cũng có nghĩa là đã làm lãng phí một bộ phận nguồn nhân lực không dễ dàng có được. Do vậy, để sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề, trước hết phải có các giải pháp và chính sách hữu hiệu để cho họ có được việc làm đúng nghềđã đào tạo. Tất nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ, người lao động mặc dù đã qua đào tạo nghề vẫn có thể bị loại khỏi nơi làm việc nếu hiệu suất làm việc không cao. Điều này thuộc về bản thân ngừi lao động. Muốn cạnh tranh trong thị trường lao động, bản thân người lao động phải không ngèng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn để đáp ứng những yêu cầu mới của tiên trình phát triển. Nhưng, trong buổi ban đầu, dù sao đi nưa thị lao động thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề vẫn mong muốn được làm việc đùng nghềđã được đào tạo.

2. Thu hút tối đa và sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề trong việc khai thác các tiềm năng phát triển kinh tế-xã hội địa phương vùng DTTS

Hơn ai hết, những người dân địa phương là những người nắm chắc nhất về các kiến thức bản địa (các lợi thế về điều kiện tự nhiên, về điều kiện kinh tế xã hội, phong tục tập quán, bản sắc văn hoá dân tộc...). Do vậy nếu lực lượng lao động thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề được sử dụng ngay tại nơi mà họ sinh ra và lớn lên sẽ thuận lợi hơn rất nhiều so với việc điều chuyển lao động có tay nghề từ nơi khác đến. Song, để thu hút tối đa lực lượng lao động thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề cần phải có một hệ thống chính sách đồng bộ, hữu hiệu để giúp học khởi nghiệp hoặc tiếp cận thuận lợi với các cơ hội tìm kiếm việc làm trên thị trường lao động. Bên cạnh đó phải đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giúp cho lực lượng lao động thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề nắm được trách nhiệm và sứ mệnh chính trị của họ đối với tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đối với sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội địa phương và sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

3. Sử dụng lực lượng lao động thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề trên cơ sở phát triển thị trường lao động

Trong cơ chế kinh tế thị trường, thị trường lao động cũng tuân thủ các quy luật của thị trường hàng hoá dịch vụ. Do vậy, mong muốn sử dụng tối đa lực lượng lao động thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề chỉ là các mong muốn chủ quan. Người lao động muốn có công ăn việc làm bền vững phải chấp nhận các yêu cầu của thị trường lao động (về chuyên môn kỹ thuật, về đơn giá tiền công và các quy định khác của pháp luật hiện hành). Do vậy, một trong những định hướng sử dụng lao động thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề trong thời kỳ CNH, HĐH là phải tuân theo các quy luật của thị trường lao động, lấy thị trường lao động làm thước đo chất lượng chuyên môn của người lao động đã qua đào tạo nghề.

III. CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ LAO ĐỘNG THANH NIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐÃ QUA ĐÀO TẠO NGHỀ

Để sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề trong thời kỳ CNH, HĐH cần phải có một hệ thống giải pháp và chính sách đồng bộ. Từ các kết quả điều tra, phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng lao đồng thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghềở một số địa bàn chọn điểm, trong dự án này, chúng tôi xin mạnh dạn đề xuất một 5 nhóm giải pháp và chính sách chủ yếu nhằm sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề gồm: (i). Nhóm các giải pháp về chuyển dịch cơ cấu kinh tế để tạo ra nhiều việc làm mới; (ii). Nhóm các giải pháp hỗ trợ thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề tự tạo việc làm; (iii). Nhóm các giải pháp phát triển doanh nghiệp ở vùng DTTS; (iv). Nhóm các giải pháp về nâng cao chất lượng đào tạo và đào tạo lại đối với đội ngũ lao động thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề; (v). Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách khuyến khích sử dụng lao động thanh niên là người DTTS đã qua đào tạo nghề.

1. Nhóm các giải pháp về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm mới để thu hút thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề việc làm mới để thu hút thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là giải pháp vừa mang tính lâu dài nhằm tạo ra nhiều việc làm để thu hút lực lượng lao động thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề. Từ thực trạng phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các vùng DTTS hiện nay, nhằm đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở các vùng DTTS, các giải pháp trọng tâm như sau:

1.1. Phát triển mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hoá thay thế cho phương thức sản xuất tự cung tự cấp

Phát triển mạnh nông nghiệp hàng hoá (theo nghĩa rộng, nông nghiệp bao gồm cả nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và thuỷ sản) là giải pháp quan trọng để chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và nâng cao năng lực cạnh

tranh của sản phẩm nông nghiệp ở các vùng DTTS. Nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng đẩy mạnh sản xuất hàng hoá, các giải pháp đề xuất như sau:

Một là, Nhà nước cần tiếp tục tăng cường đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bào DTTS. Việc tăng cường đầu tư cho nông nghiệp nông thôn vùng DTTS phải đi đôi với đổi mới cơ cấu đầu tư để tạo ra động lực thúc đẩy phát triển mạnh nông nghiệp hàng hoá. Trọng tâm đầu tư cho nông nghiệp nông thôn vùng DTTS là đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu, xây dựng hệ thống cung ứng điện cho sản xuất và phát triển hệ thống giao thông nông thôn. Chỉ có như vậy mới tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH, tạo thêm việc làm và tăng năng suất lao động. Trong các năm tới cần thiết phải tăng cường đầu tư cơ bản trong nông nghiệp, nông thôn nhất là đầu tư nâng cấp, hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi, điện, đường, trạm, trại nghiên cứu khoa học kỹ thuật và hệ thống thông tin thị trường nông sản.

Hai là, rà soát lại quy hoạch nông nghiệp ở các vùng DTTS, xác định đúng lợi thế của từng vùng để điều chỉnh quy hoạch sản xuất nông nghiệp theo hướng khai thác tối ưu các tiềm năng để phát triển nông nghiệp bền vững, tránh tình trạng phát triển sản xuất một cách tự phát chạy theo tín hiệu giá thị trường vừa mang tính rủi ro cao, vừa có nguy cơ làm suy thoái môi trường, nguồn nước.

Ba là, phát triển mạnh kinh tế hộ và kinh tế trang trại ở các vùng DTTS trên cơ sở phát huy các lợi thế tiềm năng của từng tiểu vùng để phát triển sản xuất thu hút lực lượng lao động nông thôn. Từng bước phát triển kinh tế hộ nông-lâm-ngư trại thành các doanh nghiệp nhỏ trong nông thôn, có tư cách pháp lý, bình đẳng với các loại hình tổ chức kinh tế khác. Những hộ có đủ tiềm lực kinh tế sẽđược hướng dẫn đăng ký hoạt động theo Luật doanh nghiệp.

Bốn là, kiên trì thực hiện chủ trương khuyến khích ai giỏi nghề gì thì làm nghề đó. Trên cơ sở đó đa dạng hoá hoạt động kinh tế từng hộ theo tiềm năng nội tại, khuyến khích kinh tế hộ sử dụng lao động làm thuê tại chỗ hoặc lao động từ nơi khác đến tìm việc làm thông qua chếđộưu đãi về cho thuê mặt bằng, tín dụng ban đầu...

Năm là, đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản ở các vùng DTTS để tạo thêm việc làm và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm qua chế biến.

Sáu là, tăng cường công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cho nông dân, đặc biệt là lực lượng lao động trẻ ở các vùng DTTS. Có các biện pháp huy động lực lượng lao động thanh niên DTTS đã

qua đào tạo kỹ thuật sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tham gia công tác chuyển giao tiên bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ sản xuất nông nghiệp cho nông dân vùng DTTS.

Bẩy là, tăng cường đầu tư phát triển công tác thông tin thị trường cho người lao động, đặc biệt là đối với lực lượng lao động thanh niên DTTS đã qua đào tạo kỹ thuật sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.

1.2. Phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn để tạo ra việc làm thu hút lao động thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề

Phát triển công nghiệp và dịch vụ trong nông thôn vùng DTTS là giải pháp quan trọng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo thêm việc làm mới cho lực lượng lao động ở vùng DTTS nói chung, lực lượng lao động tanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề nói riêng. Các giải pháp trọng tâm nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn là:

Một là, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh chế biến nông sản phẩm đặt cơ sở sản xuất tại các vùng DTTS. Sự hình thành và phát triển các DN chế biến nông, lâm sản không những sẽ thu hút một lượng lớn nguồn nhân lực tại các vùng DTTS tham gia vào quá trình sản xuất nguyên liệu hàng hoá mà còn tạo nhiều cơ hội việc làm cho người dân địa phương, nhất là các lao động là thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề tham gia trực tiếp vào quá trình chế biến của các cơ sở này.

Hai là, tổng kết và từng bước nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế như: Mô hình khu công nghiệp, mô hình dịch vụ gắn với trung tâm đô thị mới, khu công nghiệp chế xuất, khu thương mại cửa khẩu… trên địa bàn các tỉnh có nhiều đồng bào DTTS.

Ba là, khuyến khích phát triển các loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) ở vùng DTTS bởi lẽ các DN ngoài quốc doanh, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) có vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế đất nước. Đây là khu vực tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, là các đối tượng rất năng động trong hoạt động sản xuất-kinh doanh và thường đạt hiệu quả kinh tế cao, tạo ra nhiều giá trị mới và các sản phẩm xuất khẩu. Để nhanh chóng phát triển, mở rộng thêm số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn cần phải có sự hỗ trợ tích cực từ phía Nhà nước. Phương pháp trợ giúp cho các doanh nghiệp của Chính phủ được chia theo 2 nhóm chủ yếu: Trợ giúp về tài chính (bảo lãnh tín dụng, bảo lãnh phát hành cổ phiếu, trái phiếu, bảo lãnh nhập khẩu trang thiết bị kỹ thuật...) và trợ giúp tăng cường năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp (trợ giúp công nghệ, kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin, tư vấn phát triển...). Những giải pháp hỗ trợ chủ yếu là: (i). Triển khai kịp thời và đồng

bộ những biện pháp nhằm trợ giúp pháp lý cho các doanh nghiệp, cần đặc biệt quan tâm tới các DNNVV theo các Nghị định của Chính phủ đã ban hành gần đây; (ii). Tiếp tục thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho các DNNVV cho giai đoạn sắp tới; (iii). Trợ giúp nâng cao năng lực công nghệ và trình độ kỹ thuật; (iv). Hỗ trợ các DN tiếp cận các ngjuồn vốn tín dụng thuận lợi hơn để mở mang phát triển sản xuất kinh doanh; (v). Rà soát, đánh giá những khó khăn trong việc thực thi các dự án đầu tư do các DNNVV đang triển khai và tháo gỡ ngay những khó khăn về vốn; (vi). Trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu, cần có chính sách miễn hoặc giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm tài chính 2008

Một phần của tài liệu điều tra thực trạng sử dụng lao động đã qua đào tạo nghề trong thanh niên dân tộc thiểu số nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số giai đoạn cnh-hđh (Trang 79 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)