Nhóm các giải pháp về cơ chế, chính sách sử dụng lao động thanh niên DTTS đã qua

Một phần của tài liệu điều tra thực trạng sử dụng lao động đã qua đào tạo nghề trong thanh niên dân tộc thiểu số nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số giai đoạn cnh-hđh (Trang 90 - 131)

II. Các giải pháp sử dụng hiệu quả thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề

5. Nhóm các giải pháp về cơ chế, chính sách sử dụng lao động thanh niên DTTS đã qua

niên DTTS đã qua đào tạo nghề

Sử dụng lao động thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề là vấn đề của toàn xã hội. Các chính sách của Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo ra động lực thu hút, sử dụng lao động thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề. Qua khảo sát thực tiễn vận hành các chính sách liên quan đến việc sử dụng lao động thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề cho thấy một số chính sách cần được bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện cho sát với thực tiễn mới tạo ra động lực mạnh mẽ khuyến khích sử dụng lao động là thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề, cụ thể như sau:

5.1. Chính sách hỗ trợ thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề khởi nghiệp tự tạo việc làm và tiếp cận các cơ hội việc làm

Phần lớn lao động thanh niên DTTS được phỏng vấn cho biết họ đang rất cần sự hỗ trợđắc lực của Nhà nước để khởi nghiệp tự tạo việc làm, trong đó có 2 vấn đề quan trọng nhất là chính sách giúp đỡ họ tiếp cận thuận lợi hơn với nguồn vốn tín dụng ưu đãi và chính sách hỗ trợ tạo mặt bằng phát triển các hoạt động sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp.

5.1.1. Chính sách tín dụng

5.1.1.1. Chính sách tín dụng ưu đãi cho thanh niên DTTS

Mặc dù Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ tín dụng ưu đãi cho thanh niên lập nghiệp nhưng trên thực tế các lao động là thanh niên tiếp cận nguồn vốn này còn khó khăn do 3 nguyên nhân chính: Không đủ tài sản thế

chấp; Không thuận lợi về sự tín chấp của tổ chức, đoàn thể để họ có thể

vay được vốn; Sự e ngại của ngân hàng về khả năng hoàn trả vốn vay. Do vậy, để hỗ trợ thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề tiếp cận thuận lợi với nguồn vốn tín dụng ưu đãi để khởi nghiệp tự tạo việc làm và tiếp cận các cơ hội việc làm trên thị trường lao động, đề nghị Nhà nước hoàn thiện chính sách hỗ trợ tín dụng ưu đãi cho thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề ở một sốđiểm sau đây:

+ Tiếp tục cải tiến cơ chế, và thủ tục cho thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề vay vốn tín dụng ưu đãi để khởi nghiệp hoặc tiếp cận các cơ hội việc làm. Các thủ tục và điều kiện cho vay vốn cần được tinh giản để đảm bảo người lao động có thể vay vốn thuận lợi nhưng Ngân hàng vẫn hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ, hạn chế các tình trạng nợ xấu, nợ đọng kéo dài.

+ Trong bối cảnh phần lớn lao động thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề còn rất nhiều khó khăn về tài sản thế chấp để vay vốn khởi nghiệp

hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh thì tín chấp là giải pháp hữu hiệu nhất nhằm giúp đỡ cho lực lượng này có thể vay được vốn tín dụng ưu đãi để mở mang phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh. Đoàn thanh niên là tổ chức tin cậy có thể đứng ra bảo lãnh cho thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề vay vốn tín dụng ưu đãi để khởi nghiệp. Tuy nhiên, tổ chức đoàn thanh niên ở các địa phương hiện nay vẫn chưa được Ngân hàng thực sự tin cậy khi tổ chức này đứng ra bảo lãnh cho thanh niên vay vốn.

+ Cho đến nay vẫn còn khá nhiều thanh niên DTTS chưa biết đến Đề án hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2006-2010 có quy định thanh niên khi khởi nghiệp có thể được vay để tự tạo việc làm tối đa đến 20 triệu đồng/lao động; lãi suất bằng lãi suất cho vay thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm (0,65%/tháng); thời hạn cho vay không quá 3 năm. Để hỗ trợ thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi này, bên cạnh việc tổ chức thông tin tuyên truyền cho thanh niên cần, Ngân hàng cần nghiên cứu, hoàn thiện các điều kiện cho vay để thanh niên DTTS có thểđược vay mức tối đa.

5.1.1.2. Chính sách hỗ trợ DN tiếp cận các nguồn vốn tín dụng

Các DNNVV ở nước ta hiện nay đang gặp rất nhiều khăn về vốn đầu tư do vậy cần có chính sách hỗ trợ đủ mạnh của Nhà nước để các DN tiếp cận thuận lợi các nguồn vốn tín dụng. Chỉ có như vậy thì các DN mới có thể phát triển ổn định, mở rộng được qui mô để tuyển dụng thêm lao động vào làm việc và nâng cao được năng lực cạnh tranh trên thị trường. Các giải pháp đề xuất nhằm hỗ trợ các DN tiếp cận các nguồn tín dụng là:

+ Tăng cường sự hỗ trợ của các Hiệp hội ngành nghề đối với các DN: Việc bảo đảm tín chấp cũng như thế chấp của các Hiệp hội ngành nghề trong lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh đã được nhiều nước trên thế giới thực hiện khá thành công như ở Mỹ, các nước EU...Tại các nước này, khi doanh nghiệp gặp khó khăn trong vay vốn để thực hiện sản xuất kinh doanh các dự án mới, các Hiệp hội này có thể đứng ra bảo đảm về thế chấp hoặc tín chấp đối với Ngân hàng thương mại nhằm hỗ trợ DN huy động được vốn phục vụ kịp thời kế hoạch. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay các Hiệp hội ngành nghề chưa thực hiện được vai trò này đối với các DNNVV bởi một thực tế, các Hiệp hội hiện đang hoạt động mang tính “động viên phong trào” là chính. Việc hỗ trợ trực tiếp DN về vốn, kỹ thuật, công nghệ hầu như chưa đáng kể và đặc biệt là hỗ trợ bảo lãnh vay vốn còn nhiều khó khăn do bản thân các Hiệp hội chưa có nhiều uy tín cũng như vốn để có thể “bảo lãnh bản thân” trước các ngân hàng thương mại.

Đề nghị Chính phủ đề xuất với Quốc hội sớm ban hành Luật về Hội nghề nghiệpđể tạo điều kiện cho Hiệp hội tham gia đóng góp vào quá trình ban hành các văn bản pháp luật liên quan.

+ Tăng cường sự hỗ trợ từ các Quỹ bảo lãnh tín dụng: Việc bảo lãnh tín dụng từ các Quỹ bảo lãnh sẽ khắc phục được khó khăn về thế chấp tài sản và tín chấp với vai trò là bên thứ ba bảo lãnh bằng tài sản. Hiện tại Chính phủ Việt Nam đã có quy định và đề án hoạt động của các Quỹ bảo lãnh tín dụng ở các địa phương, nhưng đến nay cả nước hiện mới chỉ có 5 địa phương có Quỹ bảo lãnh tín dụng. Tuy nhiên, những mô hình này hiện đang gặp nhiều khó khăn do các nguyên nhân khác nhau và DNNVV là đối tượng đang chịu nhiều thiệt thòi do việc triển khai chậm sự hỗ trợ từ các Quỹ bảo lãnh. Trong thời gian tới, Chính phủ cần thành lập ngay Quỹ hỗ

trợ DNNVV, Quỹ Đầu tư mạo hiểm, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh các Quỹ

bảo lãnh tín dụng để tăng cường kênh cung cấp vốn cho doanh nghiệp. Tiến tới thành lập Ngân hàng riêng dành cho khối DNNVV.

+ Nâng cao tính minh bạch về tài chính, tài sản của doanh nghiệp: Một thực tế hiện nay là bản thân các doanh nghiệp khi đã có đủ tài sản để thế chấp đối với khoản vay mà doanh nghiệp đề nghị vay của ngân hàng thì cũng không dễ gì vay được vốn, bởi lẽ ngân hàng thương mại vẫn rất e ngại về tính không minh bạch của các tài sản thế chấp và có thái độ “coi thường” các doanh nghiệp này. Việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc nâng cao trình độ quản lý qua đó để họ có thể chứng minh được nguồn tài sản hiện có đúng với giá trị thực của nó là hết sức cần thiết. Làm được điều này các doanh nghiệp có thể tự xoay xở và chứng minh được nguồn tài sản của bản thân doanh nghiệp mình là có thể đáp ứng được khả năng thế chấp để vay vốn. Nhà nước và các tổ chức quản lý cần có sự hỗ trợ cho doanh nghiệp trong vấn đề này để doanh nghiệp có thể thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn của sự khó khăn và quan trọng nhất là để các Ngân hàng Thương mại chấp nhận và không còn “coi thường” nguồn tài sản mà họđang sở hữu.

+ Thành lập và phát huy vai trò của cơ quan chuyên trách quản lý DNNVV trong cơ quan nhà nước. Để tăng cường quản lý nhà nước đối với DNNVV cần có một cơ quan chuyên trách đủ mạnh về lĩnh vực này. Cơ quan chuyên trách này cần có đủ quyền hạn từ hoạch định chính sách đến hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp. Cơ quan đó cần nằm trong cơ quan có quyền lực cao nhất, đó là Quốc hội.

+ Nhà nước cần có chính sách tăng cường hỗ trợ các DN về công tác đào tạo nghề và hỗ trợ tìm kiếm thị trường gia công xuất khẩu, để phát huy những khả năng ban đầu của họ, giúp họ vừa phát triển sản xuất kinh doanh, tích luỹ vốn, vừa thu hút một lực lượng lao động trong nông thôn vùng DTTS hiện nay. Nhà nước cần có chính sách ưu đãi và sự hợp tác hỗ

trợ tốt hơn đối với các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, có thu nhập ổn định và đảm bảo được đời sống người làm thuê.

+ Đề nghị Nhà nước cần có chính sách đầu tư thoảđáng cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho các vùng dân tộc và miền núi mà trọng tâm đầu tư là xây dựng các thị trấn, thị tứ, xây dựng hệ thống cung ứng điện, nước, giao thông và hạ tầng thương mại.

5.1.2. Chính sách hỗ trợ mặt bằng phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp

Nhiều thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề có nhu cầu mặt bằng phát triển các hoạt động kinh doanh phi nông nghiệp để tạo thêm các việc làm mới nhưng hiện nay họ vẫn chưa được quan tâm giúp đỡ. Để khuyến khích thanh niên DTTS phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, chính sách tạo mặt bằng cho lao động thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp cần được hoàn thiện ở một sốđiểm như sau:

+ Các địa phương cần rà soát lại quy hoạch sử dụng đất và xây dựng phương án quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, quy hoạch các khu đất dành cho phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

+ Thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề có đủđiều kiện, có nguyện vọng mặt bằng phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp được ưu tiên cho thuê mặt bằng với giá thuê ưu đãi và miễn phí thuê đất trong 3 năm đầu.

+ Thực hiện các biện pháp dồn điền, đổi thửa, khuyến khích tích tụ và tập trung đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Tạo điều kiện để các lao động thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề thuê đất phát triển các mô hình trang trại.

+ Có chính sách khuyến khích hỗ trợ thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề đầu tư khai hoang, cải tạo ruộng đồng, dồn điền đổi thửa, tích tụ và sử dụng có hiệu quả ruộng đất, vừa tạo thêm nhiều việc làm, vừa tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao trên một đơn vị diện tích đất canh tác.

+ Khuyến khích các trang trại khai phá các vùng đất trống, đồi trọc để có quy mô diện tích lớn hơn. Sớm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để các chủ trang trại yên tâm đầu tư phát triển sản xuất. Cần đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nông nghiệp, có chính sách thu hồi lại diện tích đất không sử dụng hiệu quả tại các nông, lâm trường, các tổ chức kinh tế xã hội khác, các đơn vị quân đội cũng như quỹ đất công ích của các địa phương để giao hoặc cho thuê đối với các trang trại, hộ gia đình có nguyện vọng và có khả năng mở rộng quy mô sản xuất.

5.1.3. Chính sách hỗ trợ thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề tiếp cận các cơ hội việc làm trên thị trường lao động

Đối với các đối tượng thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề không có đủ điều kiện tự tạo việc làm cần có các biện pháp giúp đỡ họ tiếp cận thuận lợi với các cơ hội việc làm. Nhằm hỗ trợ thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề tiếp cận các cơ hội việc làm, các biện pháp cụ thể được đề xuất như sau:

+ Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ mạnh hơn cho việc xây dựng các trung tâm giới thiệu và xúc tiến việc làm ở các tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số.

+ Nhà nước hỗ trợ các địa phương đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến và giới thiệu việc làm cho thanh niên, đặc biệt là thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghềđể họ có nhiều thông tin về lao động và việc làm.

+ Các địa phương có đồng bào DTTS cần triển khai rộng rãi và thiết thực các chương trình XĐGN ở địa phương mình. Huy động lực lượng thanh niên đã qua đào tạo nghề tham gia thực hiện chương trình XĐGN.

+ Nhà nước hỗ trợ các địa phương thực hiện phân bố lại lao động để khai thác tốt hơn các tiềm năng kinh tế tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. Nhà nước cần thay đổi chính sách đầu tư theo hướng khai thác các vùng còn tiềm năng đất đai, trên cơ sở đó thực hiện phân bố lại vùng lao động, dân cư và giải quyết việc làm nhất là ở các vùng: Đông Bắc,Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ là những vùng có nhiều tiềm năng lớn nhưng vẫn chưa khai thác được triệt để.

+ Các địa phương cần thực hiện tốt và đầy đủ chính sách tín dụng ưu đãi cho lao động thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghềđi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng.

+ Tăng cường đầu tư của Nhà nước cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng vùng DTTS để thu hút nhiều lao động thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề vào làm việc trong các lĩnh vực cơ khí, xây dựng, thương mại...

5.2. Chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp ở vùng DTTS để tạo việc làm cho thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề

Nhà nước ta đã có nhiều chính sách khuyến khích đầu tư phát triển các loại hình doanh nghiệp nhưng trên thực tế, ở các vùng DTTS các loại hình doanh nghiệp phát triển chậm do đây là các vùng có nhiều khó khăn. Để khuyến khích phát triển doanh nghiệp, nhất là các DNNVV ở các vùng DTTS, các chính sách của Nhà nước cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện trên một sốđiểm sau đây:

5.2.1. Chính sách hỗ trợ tạo mặt bằng phát triển DN

Về chính sách hỗ trợ tạo mặt bằng phát triển doanh nghiệp, các đề xuất về chính sách như sau:

Một là, các địa phương cần có quy hoạch mặt bằng cho các khu, cụm công nghiệp tập trung, các làng nghề để tạo mặt bằng sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp. Ngân sách Trung ương kết hợp với ngân sách địa phương hỗ trợ xây dựng toàn bộ cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào để thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư tại các vùng DTTS.

Hai là, ưu tiên tạo mặt bằng và kéo dài thời gian giảm tiền thuê đất đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh đang sử dụng nhiều lao động là thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề, các DN có khả năng mở rộng để thu hút nhiều lao động phi nông nghiệp ở nông thôn.

Ba là, các địa phương cần có chính sách miễn tiền thuê đất trong một số năm đầu và kéo dài thời gian miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các DN tuyển dụng lao động là thanh niên DTTS của địa phương vào đào tạo sau đó trực tiếp sử dụng các lao động này trong các hoạt động sản xuất kinh doanh tại DN.

Bốn là, cải tiến, đơn giản hoá các thủ tục cho thuê đất, thủ tục giải phóng và bàn giao mặt bằng cho các DN để các DN có thể tiếp nhận mặt

Một phần của tài liệu điều tra thực trạng sử dụng lao động đã qua đào tạo nghề trong thanh niên dân tộc thiểu số nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số giai đoạn cnh-hđh (Trang 90 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)