Thực trạng đào tạo nghề cho thanh niên DTT Sở các tỉnh điều tra giai đoạn 2005-

Một phần của tài liệu điều tra thực trạng sử dụng lao động đã qua đào tạo nghề trong thanh niên dân tộc thiểu số nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số giai đoạn cnh-hđh (Trang 115 - 117)

2005-2007

1. Tình hình phát triển hệ thống đào tạo nghề

Qua điều tra về tình hình phát triển hệ thống đào tạo nghề có thể rút ra một số nhận xét sau đây:

- Ở cả 3 tỉnh điều tra trong giai đoạn 2005-2007 đều có sự gia tăng tiến bộ về số cơ sở dạy nghề, giáo viên dạy nghề và học viên thu hút vào các cơ sởđào tạo nghề.

- Ở các tỉnh điều tra đều đã xuất hiện các cơ sởđào tạo nghề ngoài công lập, góp phần đáng kể vào việc dạy nghề cho thanh niên DTTS và là những nhân tố quan trọng để thực hiện chủ trương xã hội hoá công tác đào tạo nghề.

- Hệ thống dạy nghềở các tỉnh điều tra phát triển đa dạng ngành nghềđào tạo: Điện, Cơ khí sửa chữa, khai thác mỏ, kỹ thuật sản xuất nông lâm nghiệp, dược, y tế, chế biến nông sản, tin học, lái xe ô tô các hạng và đào tạo nghề truyền thống như: Thêu, dệt thổ cẩm, mây tre đan, chế biến...

- Nhìn chung, việc đào tạo nghề chưa thực sự bám sát chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và các yêu cầu của thị trường lao động.

2. Đầu tư cho công tác đào tạo nghề

Đầu tư phát triển hệ thống đào tạo nghềở các tỉnh điều tra có nhiều tiến bộ. Tại Lào Cai, kinh phí đầu tư cho hệ thống đào tạo nghề giai đoạn 2005-2007 tăng

55,41%/năm. Tại Sóc Trăng tăng 16,3%/năm. Đầu tư cho công tác đào tạo nghềở các tỉnh điều tra chủ yếu là nguồn đầu tư từ ngân sách. Các nguồn vốn huy động ngoài ngân sách nhà nước cho công tác đào tạo nghềở các tỉnh điều tra còn ít.

3. Kết quảđào tạo nghề cho thanh niên DTTS 3.1. Kết quảđào tạo nghề cho thanh niên DTTS 3.1. Kết quảđào tạo nghề cho thanh niên DTTS

Giai đoạn 2005-2007, số thanh niên DTTS được đào tạo nghềở các tỉnh điều tra tăng khá nhanh. So với tổng số người được đào tạo hàng năm, tại Lào Cai năm 2005, thanh niên DTTS được đào tạo chiếm nghề 31,19%, năm 2006 chiếm 35,66% và năm 2007 là 33,65%. Các chỉ tiêu tương ứng của tỉnh Đắk Lắk là 12,42%, 13,16% và 14,4%; tỉnh Sóc Trăng là 44,26%, 41,46%, và 49,4%

Đa số thanh niên DTTS được đào tạo nghềở bậc SCN và TCN hoặc CNKT, tỷ lệ thanh niên DTTS được đào tạo trình độ chuyên môn CĐN không cao. Tại Lào Cai, năm 2005 số thanh niên DTTS được đào tạo bậc SCN là 2.174 người, TCN và CNKT là 182 người. Năm 2006 số học viên DTTS bậc SCN và CNKTcó 2.433 người, TCN là 158 người. Năm 2007 số học viên DTTS được đào tạo bậc SCN và CNKT là 2.432 người, TCN là 327 người. Tại Đắc Lắc, năm 2005 số học viên DTTS được đào tạo bậc SCN là 230 người, TCN và CNKT là 1320 người, CĐN là 115 người. Năm 2006 số học viên DTTS được đào tạo bậc SCN là 250 người, TCN và CNKT là 1.628 người, CĐN là 139 người. Năm 2007 số học viên DTTS được đào tạo bậc SCN là 260 người, TCN và CNKT là 2.820 người, CĐN là 157 người. Tại Sóc Trăng năm 2005 số học viên được đào tạo bậc SCN là 3.056 người, TCN và CNKT là 229 người, CĐN là 274 người. Năm 2006 số học viên DTTS được đào tạo bậc SCN là 2975 người, TCN và CNKT là 259 người, CĐN là 130 người. Năm 2007 số học viên DTTS được đào tạo bậc SCN là 2.678 người, TCN và CNKT là 4076 người, CĐN là 228 người.

3.2. Cơ cấu nghềđào tạo

Cơ cấu nghềđào tạo cho thanh niên DTTS khá đa dạng và có sự khác nhau giữa các tỉnh:

- Tại xã Trì Quang, huyện Bảo Thắng có có tới 80,65% được đào tạo kỹ thuật chăn nuôi, 12,9% số lao động được đào tạo kỹ thuật trồng trọt. Số lao động được đào tạo các nghề phi nông nghiệp chỉ chiếm gần 7%.

- Tại xã ĐắkNuê, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk, điều tra 26 lao động là thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề thì có 61,54% được đào tạo về cơ khí sửa chữa; 15,38% được đào tạo nghề mộc dân dụng; 7,69% được đào tạo về cơ khí chế tạo. Số lao động được đào tạo kỹ thuật sản xuất nông, lâm nghiệp chỉ chiếm 3,85%.

- Tại xã Lâm Kiết, huyện Thạnh Trị tỉnh Sóc Trăng có 38,89% được đào tạo nghề may, 22,22% được đào tạo kỹ thuật trồng trọt; 13,89% được đào tạo nghề cơ khí sửa chữa, 8,33% được đào tạo về cơ khí chế tạo.

4. Các yếu tốảnh hưởng đến đào tạo nghề cho thanh niên DTTS 4.1. Các yếu tố vềđiều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế-xã hội 4.1. Các yếu tố vềđiều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế-xã hội

Điều kiện tự nhiên Địa hình chia cắt phức tạp, giao thông khó khăn, khí hậu thời tiết khá khắc nghiệt đã gây ra nhiều khó khăn cho sự phát triển của hệ thống dạy nghề.

Các yếu tố vềđiều kiện kinh tế-xã hội ảnh hưởng rất mạnh đến công tác đào tạo nghề ở các địa bàn điều tra: (i). Trình độ văn hoá phổ thông của lao động thanh niên DTTS còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo nghề; (ii). Đa số lao động thanh niên DTTS là lao động chính của gia đình nên việc tham gia học nghề sẽảnh hưởng

trực tiếp đến các hoạt động kinh tế của gia đình họ; (iii). Hệ thống đào tạo nghềở các tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo nghề cho thanh niên DTTS; (iv). Nhận thức và phong tục tập quán dân tộc cũng là yếu tố ảnh hưởng khá mạnh đến công tác đào tạo nghề cho thanh niên DTTS (v). Tập quán sản xuất của đồng bào DTTS có ảnh hưởng đến công tác đào tạo nghề.

4.2. Sự phát triển của hệ thống dạy nghề

Hệ thống dạy nghềở các tỉnh điều tra tuy đã có những bước phát triển khá tốt trong những năm gần đây song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo nghề cho thanh niên ở các vùng DTTS.

4.3. Chính sách hỗ trợ cho thanh niên DTTS khi đi học nghề

Các lao động là thanh niên DTTS ở các địa bàn điều tra đều được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước và địa phương khi đi học nghề như: Được miễn học phí, được giảm học phí, được hỗ trợ toàn bộ chi phí hoặc được hỗ trợ tìm kiếm việc làm sau đào tạo nghề. Tuy nhiên, theo đánh giá của lãnh đạo địa phương cũng như các đối tượng thanh niên DTTS thì sự hỗ trợ của Nhà nước trong những năm qua chưa thực sự đủ mạnh để khuyển khích thanh niên DTTS đi học nghề.

III. Thực trạng sử dụng thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề1. Tình hình sử dụng LĐ thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề

Một phần của tài liệu điều tra thực trạng sử dụng lao động đã qua đào tạo nghề trong thanh niên dân tộc thiểu số nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số giai đoạn cnh-hđh (Trang 115 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)