0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Nhóm các giải pháp hỗ trợ thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề tự tạo việc làm và

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG SỬ DỤNG LAO ĐỘNG ĐÃ QUA ĐÀO TẠO NGHỀ TRONG THANH NIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ NHẰM ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN CNH-HĐH (Trang 84 -123 )

II. Các giải pháp sử dụng hiệu quả thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề

2. Nhóm các giải pháp hỗ trợ thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề tự tạo việc làm và

tạo việc làm và tiếp cận các cơ hội việc làm

Hỗ trợ thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề tự tạo việc làm và tiếp cận các cơ hội việc làm là giải pháp mang tính quyết định đến việc sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề. Từ khảo sát thực trạng sử dụng lao động thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề cũng như nghiên cứu thực tiến vận hành các chính sách hỗ trợ thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề lập nghiệp hoặc tiếp cận các cơ hội việc làm, các giải pháp cụ thể nhằm hỗ trợ thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề tự tạo việc làm và tiếp cận các cơ hội việc làm được đề xuất như sau:

2.1. Giải pháp hỗ trợ thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề khởi nghiệp tự tạo việc làm

Vốn đầu tư là vấn đề khó khăn nhất mà các thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề gặp phải khi lập nghiệp. Hơn nữa việc tiếp cận các nguồn vốn

tín dụng ưu đãi đối với họ cũng không mấy dễ dàng do cơ chế cho vay vốn, các thủ tục và điều kiện cho vay vốn chưa thực sự phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của các thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề. Theo ý kiến đánh giá của các lãnh đạo địa phươngthì hỗ trợ vốn và tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất kinh doanh cho thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề sẽ là động lực thúc đẩy mạnh mẽ việc sử dụng lao động thanh niên DTTS đã được đào tạo nghề từ các cơ sở dạy nghề.

Bảng 3.1. Tổng hợp ý kiến lãnh đạo địa phương về chính sách hỗ trợ nhằm sử dụng tối đa lao động DTTS đã qua đào tạo

Tỷ lệ lãnh đạo địa phương đánh giá theo mức quan trọng của chính sách

(%)

TT Chính sách

Rất quan trọng Quan trọng 1 Cho vay đủ vốn phát triển SXKD 66,67 30,00 2 Hỗ trợ mặt bằng SXKD phi NN 45,56 43,33

Nguồn: Kết quả phỏng vấn lãnh đạo địa phương các tỉnh điều tra

Phỏng vấn các đối tượng thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề cho thấy mức vốn đầu tư cần thiết để họ có thể khởi nghiệp sau khi được đào tạo nghề theo các lĩnh vực sản xuất kinh doanh như sau:

Bảng 3.2. Nhu cầu vốn khởi nghiệp tự tạo việc làm của thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề

ĐVT: triệu đồng TT Lĩnh vực SXKD Nhu cầu vốn Tự có Cần vay 1 Trồng cây ăn quả 25,00 3,50 21,50 2 Chăn nuôi bò thịt 14,00 2,00 12,00 3 Chăn nuôi lợn thịt 7,00 2,50 4,50 4 Nuôi cá nước ngọt 25,00 3,00 25,00 5 Sửa chữa xe máy 25,00 3,00 22,00 6 Sản xuất đồ gỗ gia dụng 60,00 5,00 53,00 7 Cắt may 17,50 3,00 15,50 8 Sửa chữa đồđiện 14,00 2,00 12,00 9 Gò, hàn 10,00 2,40 7,60 10 Sản xuất nông cụ 7,50 1,50 6,00

Lượng vốn cần thiết đầu tưđể khởi nghiệp đối với 1 lao động thanh niên DTTS như trên đây thực ra không phải là quá lớn nhưng hầu hết các lao động được phỏng vấn đều trả lời họ có rất ít vốn tự có nhưng đi vay vốn tín dụng ưu đãi theo chính sách của nhà nước thì không đơn giản chút nào. Qua ý kiến đánh giá của lãnh đạo địa phương và nguyện vọng của thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề cho thấy rõ ràng rằng việc hỗ trợ các đối tượng này về vốn khởi nghiệp và tạo điều kiện hỗ trợ về mặt bằng phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp là hết sức quan trọng và cần thiết.

2.2. Giải pháp hỗ trợ thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề tiếp cận các cơ hội việc làm trên thị trường lao động

Hỗ trợ các thanh niên DTTS tiếp cận các cơ hội việc làm trên thị trường lao động là giải pháp hết sức quan trọng nhằm sử dụng có hiệu quả các đối tượng lao động là thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề. Các giải pháp cụ thể nằm hỗ trợ thanh niên tiếp cận các cơ hội việc làm trên thị trường lao động cần tập trung vào các lĩnh vực sau: (i). Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến việc là; (ii). ban hành quy định các DN đến đầu tư tại địa bàn ưu tiên tuyển dụng lao động của địa phương; (iii). Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp; (iv). Có chính sách miễn thuế thu nhập DN trong một thời gian nhất định đối với các DN có tuyển dụng lao động DTTS; (v). Hỗ trợ lao động thanh niên DTTS đi xuất khẩu lao động. Theo ý kiến của các lãnh đạo địa phương các tỉnh điều tra thì đây là các giải pháp rất quan trọng và quan trọng đối với việc sử dụng lao động thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề.

Bảng 3.3 Ý kiến của lãnh đạo địa phương về mức quan trọng của các giải pháp hỗ trợ thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề tiếp cận việc làm

Tỷ lệ lãnh đạo địa phương đánh giá theo mức quan trọng của giải pháp (%) TT Chính sách Rất quan trọng Quan trọng 1 Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến việc làm 76,67 17,78

2 Qui dng Lđịnh DN Đđịa phđầươu tng ư phi ưu tiên tuyn 66,67 32,22 3 hChuyướng gin dm tch CCKT trng nông nghiđịa phương theo p 43,33 45,56 4 Miđầu tuyn thun dế cho các DN trong thng LĐ i gian 32,22 44,44 5 Hỗ trợ LĐđã đào tạo đi xuất khẩu LĐ 55,29 29,41

3. Nhóm giải pháp khuyến khích phát triển các loại hình doanh nghiệp ở vùng DTTS

Phát triển các loại hình DN, nhất là các DNNVV tại các vùng DTTS là giải pháp tạo cầu lao động rất hiệu quả nhất để thu hút lao động thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề. Hiện nay, tại các vùng DTTS, các loại hình DN chưa phát triển mạnh do khó khăn nhiều mặt, đặc biệt là khó khăn về vốn phát triển SXKD. Để nhanh chóng phát triển các DN ở vùng DTTS, các giải pháp hỗ trợ phát triển các loại hình DN được đề xuất như sau: + Về giải pháp hỗ trợ tiếp cận vốn cho các doanh nghiệp, để giải quyết “cơn khát” vốn của các doanh nghiệp hiện nay cần có sự vào cuộc kịp thời của các Hiệp hội Ngành nghề và Quỹ bảo lãnh tín dụng trong việc hỗ trợ nâng cao sự minh bạch tài chính và hỗ trợ khả năng thế chấp cũng như tín chấp của các DNNVV. Các hiệp hội ngành nghề cần đẩy mạnh các hoạt động bảo đảm tín chấp cho các DN tiếp cận các nguồn vốn tín dụng để mở mang phát triển sản xuất kinh doanh. Việc bảo lãnh tín dụng từ các Quỹ bảo lãnh sẽ khắc phục được khó khăn về thế chấp tài sản và tín chấp với vai trò là bên thứ ba bảo lãnh bằng tài sản. Hiện Chính phủ Việt Nam đã có quy định và đề án hoạt động của các Quỹ bảo lãnh tín dụng ở các địa phương, nhưng đến nay cả nước hiện mới chỉ có 5 địa phương có Quỹ bảo lãnh tín dụng. Tuy nhiên, những mô hình này hiện đang gặp nhiều khó khăn do các nguyên nhân khác nhau và DNNVV là đối tượng đang chịu nhiều thiệt thòi do việc triển khai chậm sự hỗ trợ từ các Quỹ bảo lãnh. Trong thời gian tới, Chính phủ cần thành lập ngay Quỹ hỗ trợ DNNVV,Quỹ Đầu tư mạo hiểm, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh các Quỹ bảo lãnh tín dụng

để tăng cường kênh cung cấp vốn cho doanh nghiệp. Tiến tới thành lập Ngân hàng riêng dành cho khối DNNVV.

+ Nâng cao tính minh bạch về tài chính, tài sản của doanh nghiệp: Một thực tế hiện nay là bản thân các doanh nghiệp khi đã có đủ tài sản để thế chấp đối với khoản vay mà doanh nghiệp đề nghị vay của ngân hàng thì cũng không dễ gì vay được vốn, bởi lẽ ngân hàng thương mại vẫn rất e ngại về tính không minh bạch của các tài sản thế chấp và có thái độ “coi thường” các doanh nghiệp này. Việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc nâng cao trình độ quản lý qua đó để họ có thể chứng minh được nguồn tài sản hiện có đúng với giá trị thực của nó là hết sức cần thiết. Làm được điều này các doanh nghiệp có thể tự xoay xở và chứng minh được nguồn tài sản của bản thân doanh nghiệp mình là có thể đáp ứng được khả năng thế chấp để vay vốn. Nhà nước và các tổ chức quản lý cần có sự hỗ trợ cho doanh nghiệp trong vấn đề này để doanh nghiệp có thể thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn của sự khó khăn và quan trọng nhất là để các Ngân hàng Thương mại chấp nhận và không còn “coi thường” nguồn tài sản mà họđang sở hữu.

+ Thành lập và phát huy vai trò của cơ quan chuyên trách quản lý DNNVV trong cơ quan nhà nước. Để tăng cường quản lý nhà nước đối với DNNVV cần có một cơ quan chuyên trách đủ mạnh về lĩnh vực này. Cơ quan chuyên trách này cần có đủ quyền hạn từ hoạch định chính sách đến hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp. Cơ quan đó cần nằm trong cơ quan có quyền lực cao nhất, đó là Quốc hội nước ta.

+ Nhà nước cần tăng cường hỗ trợ công tác đào tạo nghề và hỗ trợ tìm kiếm thị trường gia công xuất khẩu cho các DN để phát huy những khả năng ban đầu của họ, giúp họ vừa phát triển sản xuất-kinh doanh, tích luỹ vốn, vừa thu hút được nhiều lao động thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề. Nhà nước cần có chính sách ưu đãi và sự hợp tác hỗ trợ tốt hơn đối với các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, có thu nhập ổn định và đảm bảo được đời sống người làm thuê.

+ Nhà nước chú trọng hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cho các vùng được quy hoạch ở thị trấn, ở huyện, xã về phát triển công nghiệp, thương mại và dịch vụ, trước hết là phát triển điện, nước, giao thông, chợ…

4. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo và đào tạo lại lao động thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề

Chất lượng chuyên môn của phần lớn lao động thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề hiện nay chưa đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của thị trường lao động và yêu cầu CNH, HĐH. Do vậy, để sử dụng có hiệu quả đội ngũ lao động là thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề cần phải nâng cao chất lượng đào tạo nghề và phải tính đến chuyện đào tạo lại cho người lao động. Nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho lao động thanh niên DTTS là vấn đề vừa mang tính cần thiết trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài. Các giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho lao động thanh niên DTTS được đề xuất như sau:

4.1. Nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông

Để nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho thanh niên DTTS, về lâu dài phải thực sự quan tâm đến giáo dục phổ thông để trang bị cho họ những kiến thức cơ bản cần thiết trước khi đi học nghề. Chất lượng đào tạo nghề cho thanh niên DTTS liên quan rất chặt chẽđến trình độ văn hoá phổ thông của người lao động. Trên thực tế, một bộ phận đáng kể lao động thanh niên DTTS được đào tạo nghề ở một trình độ văn hoá thấp, khả năng tư duy và tiếp thu bị hạn chế nên chất lượng chuyên môn sau đào tạo không cao.

4.2. Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị đào tạo cho các cơ sở dạy nghề.

Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị đào tạo cho các cơ sở dạy nghề là một giải pháp rất quan trọng. Qua trao đổi với một số cơ

sở dạy nghềở các địa bàn khảo sát đều cho thấy các cơ sở này hiện nay còn đang trong tình trạng thiếu thốn về cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị giảng dạy và học tập. Với một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thiếu thốn, lạc hậu chắc chắn ảnh hưởng không tốt đến chất lượng đào tạo nghề.

4.3. Xã hội hoá công tác đào tạo nghềđể huy động nhiều nguồn lực đầu tư cho công tác đào tạo nghề và nâng cao chất lượng đào tạo nghề

Bên cạnh đầu tư của Nhà nước để phát triển hệ thống đào tạo nghềở các vùng DTTS, việc thực hiện chủ trương xã hội hoá công tác đào tạo nghề là giải pháp tốt cho việc thu hút các nguồn đầu tư cho công tác đào tạo nghề và nâng cao chất lượng dạy nghề. các giải pháp cụ thể để thực hiện việc xã hội hoá công tác đào tạo nghề là:

+ Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động đào tạo nghề, có những chính sách đặc thù đối với công tác đào tạo nghềở vùng DTTS.

+ Khuyến khích các DN tuyển dụng lao động vào đào tạo nghề và trực tiếp tuyển dụng lao động do chính các DN đào tạo. Các DN thực hiện công việc này cần được hưởng một số ưu đãi như: Kéo dài thêm thời gian miến, giảm thuế thu nhập DN; được Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo nghề.

+ Tạo điều kiện thuận cho các tổ chức, cá nhân phát triển công tác đào tạo nghề cho người lao động trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Các tổ chức, cá nhân xây dựng các cơ sở đào tạo nghề được ưu tiên hỗ trợ về mặt bằng xây dựng cơ sở, ưu tiên cho vay vốn trung hạn và dài hạn để mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo nghề, trong trường hợp cần thiết các cơ sở này còn được ưu tiên hỗ trợ vềđội ngũ giáo viên dạy nghề.

4.3. Chuẩn hoá chất lượng đào tạo nghề và quan tâm chu đáo đến đội ngũ giáo viên dạy nghềở các vùng DTTS

Để nâng cao chất lượng đào tạo cho nghề cho thanh niên DTTS, các cơ quan chức năng cần có các quy định về chuẩn hoá giáo trình đào tạo, chuẩn hoá các chuẩn mực đào tạo, chuẩn hoá các quy định về công tác sát hạch, cấp văn bằng chứng chỉ đào tạo nghề ngang tầm các nước tiên tiến trên thế giới và khu vực. Nhà nước cần phải làm tốt công tác kiểm tra giám sát các hoạt động đào tạo nghềđể nâng cao chất lượng đào tạo nghề.

Đối với đội ngũ lao động đã qua đào tạo nghề nhưng chưa đạt chuẩn chất lượng chuyên môn có các biện pháp đào tạo thường xuyên, đào tạo lại để họ kịp thời cập nhật những kiến thức chuyên môn kỹ thuật mới.

Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề, việc quan tâm chu đáo đến đội ngũ giáo viên dạy nghềở các vùng DTTS là việc làm cần thiết và quan trọng. Các giáo viên dạy nghề tại các cơ sở dạy nghềở các vùng DTTS cần được quan tâm thoả đangs cả về quyền lợi vật chất và quyền lợi tinh thần

để họ an tâm công tác, thực sự toàn tâm toàn ý cho sự nghiệp đào tạo nghề cho thanh niên DTTS.

5. Nhóm các giải pháp về cơ chế, chính sách sử dụng lao động thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề niên DTTS đã qua đào tạo nghề

Sử dụng lao động thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề là vấn đề của toàn xã hội. Các chính sách của Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo ra động lực thu hút, sử dụng lao động thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề. Qua khảo sát thực tiễn vận hành các chính sách liên quan đến việc sử dụng lao động thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề cho thấy một số chính sách cần được bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện cho sát với thực tiễn mới tạo ra động lực mạnh mẽ khuyến khích sử dụng lao động

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG SỬ DỤNG LAO ĐỘNG ĐÃ QUA ĐÀO TẠO NGHỀ TRONG THANH NIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ NHẰM ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN CNH-HĐH (Trang 84 -123 )

×