THANH NIÊN DTTS ĐÃ QUA ĐÀO TẠO NGHỀ Ở CÁC ĐỊA BÀN ĐIỀU TRA
1. Đối với công tác đào tạo nghề1.1. Những kết quảđạt được 1.1. Những kết quảđạt được
Qua khảo sát điều tra tại 3 tỉnh đại diện cho 3 vùng có nhiều đồng bào DTTS sinh sống có thể rút ra một số đánh giá về thực trạng đào tạo nghề cho thanh niên DTTS như sau:
- Công tác đào tạo nghề nói chung, đào tạo nghề cho thanh niên DTTS ở cả 3 tỉnh điều tra đã được quan tâm hơn trong những năm gần đây. Điều này thể hiện qua số lượng cơ sở đào tạo, số lượng giáo viên dạy nghề, kinh phí đầu tư cho công tác đào tạo nghề, số lượng thanh niên DTTS được thu hút vào các cơ sở đào tạo nghề ngày càng có xu hướng tăng lên. Mặt khác, các chính sách ưu đãi, hỗ trợ thanh niên DTTS đi học nghề đều đã được thực hiện, góp phần giải quyết khó khăn cho thanh niên DTTS khi đi
học nghề. Điều này thể hiện rất rõ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
- Các lao động là thanh niên DTTS sau khi được đào tạo nghềđã có những thuận lợi nhất định trong việc tìm kiếm việc làm trên thị trường lao động hoặc tự tạo việc làm cho bản thân và gia đình. Nhiều lao động là thanh niên DTTS sau đào tạo đã tự tạo được việc làm và trở nên khá giả nhờ có kiến thức chuyên môn kỹ thuật được đào tạo. Một số lao động sau khi được đào tạo đã mở mang phát triển nghề mới, không những giải quyết được việc làm cho lao động gia đình mà còn tạo ra được việc làm, thu hút được các đối tượng lao động ngoài gia đình.
- Thông qua hoạt động đào tạo nghề cho thanh niên DTTS đã góp phần nâng cao đáng kể về nhận thức và trình độ chuyên môn kỹ thuật cho một bộ phận thanh niên các DTTS.
- Việc phát triển công tác đào tạo nghề cho thanh niên DTTS đã có những đóng góp nhất định vào tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở các tỉnh điều tra. Bên cạnh đó, việc phát triển công tác đào tạo nghề cho thanh niên DTTS còn giúp cho các doanh nghiệp trên địa bàn tuyển dụng lao động vào làm việc thuận lợi hơn.
1.2. Những hạn chế và khó khăn đối với công tác đào tạo nghề cho thanh niên DTTS ở các tỉnh điều tra niên DTTS ở các tỉnh điều tra
Cho đến nay, công tác đào tạo nghề cho thanh niên DTTS ở các địa bàn điều tra vẫn còn nhiều hạn chế:
Thứ nhất, chất lượng đào tạo nghề cho thanh niên DTTS nhìn chung còn thấp, chưa đáp ứng được các yêu cầu của thị trường lao động. Kết quả khảo sát các lao động DTTS đã qua đào tạo và các cuộc hội thảo tại các địa phương đều cho thấy trình độ tay nghề của lao động còn thấp là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới lao động DTTS đã qua đào tạo khó tìm kiếm việc làm.
Thứ hai, số lao động là thanh niên DTTS được thu hút vào các cơ sở đào tạo nghề chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng số lao động được đào tạo hàng năm và chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với tổng số lao động là thanh niên DTTS ở các tỉnh điều tra.
Thứ ba, công tác đào tạo nghề ở các địa phương điều tra chưa thực sự bám sát chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương mà còn có xu hướng phát triển đào tạo nghề theo trào lưu hoặc theo nhu cầu chủ quan của người lao động của từng thời kỳ. Điều này dẫn đến trong cùng một thời điểm mà thị trường lao động vừa thừa lao động lại vừa thiếu lao động đã qua đào tạo nghề.
2. Đối với việc sử dụng lao động thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề 2.1. Những kết quảđạt được 2.1. Những kết quảđạt được
Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta trong nhiều năm qua, việc sử dụng lao động là thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề đã đạt được những thành tựu bước đầu:
Một là, số lượng thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghềđược thu hút vào các lĩnh vực kinh tếở các địa phương điều tra có xu hướng tăng lên đã chứng tỏ công tác sử dụng lao động thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề được quan tâm hơn. Lực lượng này đã có những đóng góp nhất định vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội ở các tỉnh điều tra.
Hai là, với sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua các chính sách khuyến khích phát triển đào tạo nghề và sử dụng lao động thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề, các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc và miền núi đã tạo nhiều việc làm mới cho thanh niên DTTS, góp phần nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc.
Ba là, một bộ phận lao động thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề được thu hút vào các lĩnh vực sản xuất phi nông nghiệp đã có các điều kiện thuận lợi hơn trong việc tự tạo việc làm tìm kiếm việc làm trên thị trường lao động và có các cơ hội tốt hơn để giao lưu, học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật.
Bốn là, việc khuyến khích sử dụng lao động thanh niên DTTS thông qua các chính sách ưu đãi của Nhà nước đã tạo điều kiện cho một bộ phận thanh niên DTTS phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và từng bước thoát nghèo bền vững.
Năm là, đầu tư của Nhà nước thông qua các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu sốđã góp phần tạo ra việc làm ổn định cho lao động là thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề, góp phần quan trọng vào mục tiêu ổn định dân cư, hạn chế di tình trạng di cư tự do.
Sáu là, lực lượng lao động thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề được thu hút vào các lĩnh vực kinh tế đã và đang góp phần quan trọng vào tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các vùng dân tộc và miền núi, góp phần thực hiện các mục tiêu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
2.2. Những tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đạt được trong việc sử dụng lao động là thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề như đã nêu trên, thực trạng sử dụng lao động thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề hiện nay đã và đang thể hiện nhiều mặt hạn chế như sau:
Một là, tỷ lệ thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghềđược sử dụng vào các hoạt động kinh tế-xã hội còn thấp, trên thực tế có một bộ phận khá lớn lao động tuy được đào tạo nghề nhưng vẫn rất khó khăn khi khởi nghiệp hoặc tìm kiếm việc làm trên thị trường lao động. Một bộ phận đáng kể thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề nhưng vẫn không tìm kiếm hoặc tự tạo được việc làm.
Hai là, khả năng tự tạo việc làm của một bộ phận đáng kể lao động thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề còn yếu kém, không phát huy được trình độ chuyên môn kỹ thuật đã đào tạo nên đã làm lãng phí một bộ phận nguồn lực có tay nghềở các địa bàn nghiên cứu.
Ba là, hiệu quả sử dụng lao động là thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề còn thấp, một mặt do trình độ chuyên môn kỹ thuật của thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao cả về số lượng, chất lượng của thị trường lao động, một mặt do sự phát triển của thị trường lao động ở các vùng dân tộc và miền núi còn yếu kém.
Bốn là, thị trường lao động ở các vùng DTTS còn phát triển chậm, chưa đủ sức thu hút lao động thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề.
Năm là, tại nhiều địa phương, việc thực thi các chính sách hỗ trợ thanh niên DTTS tiếp cận các cơ hội việc làm thông qua các chính sách hỗ trợ của Nhà nước còn bất cập như: Chính sách hỗ trợ người lao động tiếp cận các nguồn vốn tín dụng; chính sách khuyến khích phát triển các loại hình DN để tạo thêm việc làm; chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, kinh tế HTX.
Phần thứ ba
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG