Giới thiệu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ - Tính vị chủng trong hành vi tiêu dùng của người Việt Nam đối với hàng hóa Nhật Bản và Trung Quốc - Chương 4 potx (Trang 38 - 40)

Ý NGHĨA VÀ KẾT LUẬN

1.7Giới thiệu

Chủ đề nghiên cứu này xoay quanh tính vị chủng của người tiêu dùng Việt Nam trong hành vi mua hàng ngoại nhập. Chương 1 trình bày các các mục tiêu chính : (1) kiểm định thang đo CETSCALE trên thị trường Việt Nam, (2) xem xét mối quan hệ của tính vị chủng và sự lượng giá (gồm chất lượng cảm nhận và giá cả cảm nhận) của người mua đến việc sẵn lịng mua hàng ngoại nhập, (3) tìm hiểu sự phân bố tính vị chủng của người mua theo các biến nhân khẩu học.

Chương 2 tập trung giới thiệu các cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu. Trước hết, các lý thuyết về chất lượng cảm nhận, giá cả cảm nhận, tính vị chủng với các kết quả nghiên cứu ở nhiều nơi trên thế giới được trình bày. một mơ hình nghiên cứu đã được đề nghị nhằm đo lường tác động của tính vị chủng, giá cả cảm nhận, chất lượng cảm nhận đến sự sẵn lịng mua hàng ngoại. Hàng hĩa cụ thể được chọn cho nghiên cứu là xe gắn máy từ hai quốc gia Trung Quốc- nước đang phát triển và Nhật Bản- một cường quốc kinh tế-cơng nghệ. Người tiêu dùng tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang được chọn làm đối tượng lấy mẫu cho nghiên cứu.

Chương 3 tập trung trình bày phương pháp sử dụng cho nghiên cứu, gồm hai bước chính: (1) nghiên cứu sơ bộ và (2) nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ dùng phương pháp định tính với kỹ thuật thảo luận tay đơi qua dàn bài chuẩn bị sẵn. Bước này nhằm bổ sung, hiệu chỉnh thang đo và mơ hình nghiên cứu và sau đĩ, xây dựng bảng câu hỏi cho nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu chính thức thực hiện bằng phương pháp định lượng với kỹ thuật phỏng vấn qua bảng câu hỏi được gửi cho người tiêu dùng qua đường bưu điện. Mẫu được lấy theo phương pháp thuận tiện dựa vào danh bạ điện thoại. Kết quả thu được cho kích thước mẫu n=242 và n=216 tương ứng hai trường hợp Trung Quốc và Nhật Bản. Các thang đo được đánh giá thơng qua phương pháp độ tin cậy Cronbach alpha và phân tích nhân tố. Sau đĩ, bằng phương pháp hồi quy đa biến, mơ hình lý thuyết được kiểm định sự phù hợp và cuối cùng là kiểm định các giả thuyết. Các kết quả cụ thể của nghiên cứu chính thức kể từ bước đánh giá thang đo được tập trung trình bày ở Chương 4.

Chương 5 này là phần cuối cùng của nội dung luận văn, cĩ nhiệm vụ trình bày các kết quả chủ yếu và một số kết luận, bao gồm 02 phần chính: (1) các kết quả chủ yếu, các đĩng gĩp về lý thuyết và một số ý nghĩa của chúng đối với nhà quản trị, (2) các hạn chế của nghiên cứu này và các gợi ý cho nghiên cứu tiếp sau.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ - Tính vị chủng trong hành vi tiêu dùng của người Việt Nam đối với hàng hóa Nhật Bản và Trung Quốc - Chương 4 potx (Trang 38 - 40)