Các hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp sau

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ - Tính vị chủng trong hành vi tiêu dùng của người Việt Nam đối với hàng hóa Nhật Bản và Trung Quốc - Chương 4 potx (Trang 44 - 45)

Ý NGHĨA VÀ KẾT LUẬN

1.9Các hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp sau

Bên cạnh các kết quả đánh chú ý vừa nêu, nghiên cứu này cũng bộc lộ một số hạn chế sau đây:

Một là, kết quả kiểm định thang đo CETSCALE cĩ độ tin cậy và độ giá trị chưa cao do phương sai trích được trong phân tích nhân tố khá thấp (~42%), hệ số Cronbach alpha cũng thấp ở khái niệm thái độ đối với ngoại thương (~0.53). Nguyên nhân hạn chế này cĩ thể đưa ra như sau: 1) việc chuyển các biến đo lường từ ý nghĩa nguyên thủy sang ngữ cảnh thị trường Việt Nam là chưa thực sự phù hợp, 2) nội dung tính vị chủng liên quan đến phạm trù đạo đức, nên khá tế nhị, người trả lời cĩ thể làm giảm sự nhất quán trong trình bày quan điểm của mình, 3) kỹ thuật phỏng vấn tự trả lời qua thư tín khơng cho phép sự kiểm sốt hồi đáp. Do đĩ, cần cĩ các nghiên cứu tiếp theo nhằm kiểm định lại thang đo CETSCALE với sự tách ra các thành phần và xác định thành phần nào cĩ ý nghĩa tiếp thị. Song song, cần hồn thiện chuyển hĩa thang đo gốc sang ngữ cảnh thị trường Việt Nam.

Hai là, trong khi khái niệm chất lượng cảm nhận đạt độ tin cậy và giá trị cao, thang đo khái niệm giá cả cảm nhận cho kết quả kiểm định khơng tốt. Quan sát trọng số và các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường, cĩ thể đặt vấn đề giá cả cảm nhận là thang đo đa hướng. Ngồi ra, nghiên cứu này chỉ mới đặt vào mơ hình khái niệm chất lượng cảm nhận chỉ với các thuộc tính bên trong

của sản phẩm và chưa đề cập đến các thuộc tính bên ngồi, thuộc tính lưỡng tính. Như vậy, các nghiên cứu sau nên đặt vấn đề xem xét chất lượng cảm nhận tồn

diện hơn và xem xét tính đa hướng của giá cả cảm nhận để cĩ thể xây dựng được mơ hình lý thuyết cĩ mức phù hợp với dữ liệu thị trường cao hơn.

Ba là, mức độ phù hợp qua kiểm định mơ hình lý thuyết là khơng cao cho cả hai trường hợp Trung Quốc và Nhật Bản. Do đĩ, ý nghĩa giải thích của tính vị

chủng, chất lượng cảm nhận và giá cả cảm nhận đối với việc sẵn lịng mua hàng

ngoại cịn thấp. Như vậy, cĩ thể cịn cĩ nhiều yếu tố quan trọng khác tác động nhưng chưa được đưa vào mơ hình. Điều này cần được quan tâm cho các hướng nghiên cứu tiếp sau.

Với phạm vi đối tượng nghiên cứu tương đối hẹp (người tiêu dùng trong một thành phố nhỏ), với một mặt hàng cụ thể là xe gắn máy, sự tổng quát hĩa các kết quả này sẽ khơng cao. Cần cĩ các nghiên cứu với các đối tượng rộng rãi hơn, địa bàn lớn hơn với các chủng loại hàng hĩa khác nhau.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ - Tính vị chủng trong hành vi tiêu dùng của người Việt Nam đối với hàng hóa Nhật Bản và Trung Quốc - Chương 4 potx (Trang 44 - 45)