Chiến lƣợc SO:
- Quy hoạch các vùng sản xuất lúa lớn, chuyên canh lúa chất lƣợng cao phục vụ xuất khẩu. Sử dụng các loại máy móc cơ khí nông nghiệp để tiết kiệm chi phí và lao động. Tích cực nghiên cứu áp dụng khoa học kỹ thuật để giảm chi phí, chú trọng chất lƣợng, phẩm chất hạt gạo.
- Nghiên cứu thị trƣờng, đƣa các giống mới, phù hợp nhu cầu thị trƣờng và điều kiện địa phƣơng vào sản xuất
- Nghiên cứu khả năng chế biến gạo thành các sản phẩm khác (bột, bánh..) để tăng giá trị gia tăng cho hạt gạo và dễ tiêu thụ hơn trên thị trƣờng.
- Tận dụng hệ thống phân phối có sẵn, hổ trợ và liên kết tốt hơn với các tác nhân trung gian, chế biến để tăng hiệu quả cung ứng. Liên kết với lực lƣợng thƣơng lái để tổ chức lại việc thu mua, chuẩn hoá các quy trình thu mua lúa gạo nhằm tăng chất lƣợng gạo và tránh các hành vi tiêu cực gây tổn hại cho các tác nhân khác.
- Tăng cƣờng xúc tiến thƣơng mại, tập trung hơn cho việc khai thác tiềm năng của thị trƣờng gạo nội địa.
Chiến lƣợc ST:
- Các viện trƣờng, cơ quan quản lý cần nghiên cứu về biến đổi khí hậu, xây dựng bảng đánh giá chi tiết về các vùng bị ảnh hƣởng biến đổi khí hậu, mức độ ảnh hƣởng. Quy hoạch vùng sản xuất ứng phó biến đổi khí hậu, nghiên cứu các giống lúa, phƣơng pháp sản xuất theo hƣớng chung sống với biến đổi khí hậu
- Sử dụng uy tín, kinh nghiệm trên thị trƣờng để cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh. Giữ chân các khách hàng có mối quan hệ thƣơng mại truyền thống.
- Cải thiện hệ thống thu mua hiện tại để tăng lợi nhuận cho nông dân, duy trì hoạt động sản xuất lúa bền vững
51
- Xây dựng thƣơng hiệu gạo nội địa vững mạnh, khai thác đúng mức thị trƣờng lúa gạo nội địa. Đảm bảo cung cấp sản phẩm gạo uy tín chất lƣợng cho ngƣời tiêu dùng nội địa để cạnh tranh với các loại gạo ngoại đã xuất hiện ở thị trƣờng trong nƣớc.
Chiến lƣợc điều chỉnh (WO):
- Phổ biến các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các chính sách, chiến lƣợc về phát triển cây lúa đến với hộ nông dân, để nông hộ tự ý thức về việc thay đổi tập quán và cách thức tổ chức sản xuất.
- Phát triển các mô hình sản xuất liên kết với doanh nghiệp trong sản xuất, hổ trợ nông dân về giống lúa, kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm.
- Tổ chức lại hoạt động thu mua, tăng hiệu quả cho sự vận hành thị trƣờng, giúp giảm giá thành, tăng lợi thế cạnh tranh
- Tận dụng triệt để lợi thế từ các chính sách hỗ trợ của nhà nƣớc. Cơ quan quản lý cần nghiên cứu tính khả thi của các chính sách để đảm bảo sự hổ trợ của nhà nƣớc phát huy tác dụng.
- Nghiên cứu thêm về thị trƣờng gạo quốc tế, thu thập thông tin về nhu cầu thị trƣờng, các chính sách nhập khẩu gạo của các nƣớc và phân tích để đƣa ra các chiến lƣợc cạnh tranh phù hợp
- Nghiên cứu các phƣơng án hổ trợ tín dụng cho các tác nhân trong chuỗi. - Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật về chất lƣợng gạo, phát triền công nghệ chế
biến, bao bì đảm bảo gạo đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nƣớc, khuyến khích sản xuất lúa chất lƣợng cao.
Chiến lƣợc WT:
- Tổ chức lại hoạt động sản xuất, xoá bỏ các mô hình sản xuất nhỏ lẻ, manh mún
- Tính toán về lƣợng cung cầu để quy hoạch sản xuất cho phù hợp. Hỗ trợ các khu vực sản xuất lúa không đạt chất lƣợng chuyển đổi cây trồng.
- Tập trung hỗ trợ nhiều nhất cho nông hộ, vì họ là điểm yếu nhất trong chuỗi, phải đảm bảo lợi nhuận phù hợp, đảm bảo nông hộ phát triển kinh tế
52
Chƣơng 5:
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ