GẠO Ở TỈNH AN GIANG
Tình hình sản xuất lúa ở tỉnh An Giang
An Giang là tỉnh có thế mạnh về sản xuất lúa. Theo thống kê của Tổng cục thống kê, trong 5 năm gần đây An Giang luôn giữ vị trí tốp đầu trong sản lƣợng lúa sản xuất, (từ năm 2008 đến 2010 sản lƣợng lúa cao nhất cả nƣớc, năm 2011 và năm 2012 sản lƣợng lúa đứng thứ hai cả nƣớc).
Bảng 3.1 Diện tích, năng suất và sản lƣợng lúa tỉnh An Giang giai đoạn 2008-2013
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm
2008 2009 2010 2011 2012 2013
Diện tích Nghìn ha 564,5 557,3 586,6 607,6 625,1 637,6 Năng suất Tạ/ha 6,22 6,14 6,23 6,35 6,33 6,25 Sản lƣợng Nghìn tấn 3513,8 3421,5 3653,1 3856,8 3957,0 3985,0
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục thống kê, năm 2012 và cổng thông tin điện tử tỉnh An Giang, năm 2013
28
Giai đoạn 2008 – 2009, giá lúa sụt giảm mạnh do các diễn biến phức tạp từ tình hình thị trƣờng thế giới, do đó diện tích và sản lƣợng lúa của tỉnh có phần sụt giảm. Tuy nhiên, từ năm 2010, sản xuất lúa tiếp tục phát triển, diện tích, năng suất và sản lƣợng lúa tăng đều qua các năm. Thành tích này đạt đƣợc là do sự quan tâm phát triền cây lúa của ngành nông nghiệp tỉnh. Những năm gần đây tỉnh đã không ngừng nỗ lực, tích cực triển khai ứng dụng và đƣa các tiến bộ KHKT vào đồng ruộng. Từ đó góp phần thay đổi dần thói quen canh tác của nông dân theo hƣớng thiết thực. Hệ thống cơ sở hạ tầng nông nghiệp khá phát triển với kệ thống kênh mƣơng thuỷ lợi đƣợc đầu tƣ đúng mức. Đến năm 2013, diện tích trồng lúa cả tỉnh khoảng 637,6 nghìn ha. Sản lƣợng lúa năm 2013 là 3985 nghìn tấn. Về năng suất lúa bình quân cả năm ƣớc đạt 62,5 tạ/ha, giảm 0,54 tạ/ha so năm 2012. Mô hình “cánh đồng mẫu lớn” trên địa bàn tỉnh tiếp tục đƣợc nhân rộng và đạt trên 32 nghìn ha vào cuối năm 2013.
An Giang đang triển khai hiệu quả chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về xây dựng cánh đồng mẫu lớn hƣớng tới vùng nguyên liệu xuất khẩu định hƣớng sản xuất theo thực hành nông nghiệp tốt (GAP – Good Agriculture Practice). Theo đó, từ năm 2008, tỉnh đã chỉ đạo xây dựng Dự án “Xây dựng chất lƣợng và thƣơng hiệu gạo An Giang” giai đoạn 2008-2011 với tổng kinh phí 3.399 triệu đồng.
Trên cơ sở xây dựng mô hình sản xuất lúa đạt tiêu chuẩn GlobalGAP có chứng nhận độc lập, thực hiện các mô hình điểm ở 3 huyện: Châu Phú, Thoại Sơn, Tịnh Biên. Mỗi điểm 30 ha gắn kết với doanh nghiệp chế biến thông qua hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; sau đó nhân rộng mô hình theo nhu cầu thị trƣờng thông qua doanh nghiệp. Từ năm 2012 trở đi, tiếp tục duy trì và nhân rộng các mô hình sản xuất tiên tiến này nhằm tạo ra giá trị tăng thêm cho các sản phẩm GAP.
Để cây lúa An Giang ngày một phát triển tiến đến một nền nông nghiệp bền vững, ông Nguyễn Hữu An, Chi cục trƣởng Chi cục BVTV An Giang cho rằng, cần thực hiện tốt các vấn đề nhƣ huấn luyện nông dân hiểu rõ các tiến bộ khoa học kỹ thuật “1 phải, 5 giảm”; tăng cƣờng trình diễn các mô hình ứng dụng các tiến bộ KHKT vào đồng ruộng để nông dân tận mắt và làm theo.
Bên cạnh đó, tăng cƣờng quản lý chặt chẽ các kênh quảng cáo thuốc BVTV, nhất là quảng cáo trên đài truyền hình. Lƣu ý các DN kinh doanh lúa gạo sát cánh cùng DN cung ứng đầu vào hỗ trợ nông dân nhằm xây dựng chuỗi giá trị khép kín từ đầu vào đến đầu ra. Đối với các doanh nghiệp cung ứng thuốc bảo vệ
29
thực vật phải có trách nhiệm trong thu gom vỏ bao bì nhằm hạn chế tác hại đến môi trƣờng7
Tình hình thị trƣờng lúa gạo
Những năm gần đây, An Giang đã chú trọng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào phát triển cây lúa nên sản lƣợng và chất lƣợng lúa gạo ngày một nâng cao. Hiện An Giang xuất khẩu gạo sang hơn 70 nƣớc và vùng lãnh thổ trên thế giới với lƣợng gạo xuất khẩu đạt trên 600.000 tấn/năm.
An Giang có 17 doanh nghiệp xuất khẩu gạo, đáp ứng đƣợc điều kiện xuất khẩu gạo theo tiêu chuẩn của Chính phủ Việt Nam về vùng sản xuất, kho bãi, gia công, chế biến… Các doanh nghiệp của tỉnh tập trung vào thị trƣờng châu Á, châu Âu và đang hƣớng tới châu Mỹ. Các doanh nghiệp của tỉnh An Giang đi đầu cả nƣớc về xây dựng cánh đồng mẫu, vùng sản xuất nguyên liệu và có thể đáp ứng đƣợc các yêu cầu của các nhà nhập khẩu. Để tập trung tốt cho chất lƣợng hạt gạo xuất khẩu, An Giang thực hiện các biện pháp từ khâu chọn giống, thành lập vùng nguyên liệu riêng, đa dạng hóa sản phẩm gạo đáp ứng nhu cầu thị trƣờng, gắn kết sản xuất và tiêu thụ,bảo đảm giá lúa ổn định cho nông dân; bảo đảm quản lý, điều hành xuất khẩu gạo đạt hiệu quả cao, chống bán phá giá8.
7
Báo Nông nghiệp Việt Nam, Cây lúa An Giang phát triển vƣợt bậc,
<http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/25/106940/Ky-thuat-nghe-nong/Cay-lua-An-Giang-phat- trien-vuot-bac.html>, [ ngày truy cập: 7.5.2014]
8
Báo điện tử Vietnamplus, Doanh nghiệp An Giang tìm hiểu thị trƣờng gạo Trung Quốc,
< http://www.vietnamplus.vn/doanh-nghiep-an-giang-tim-hieu-thi-truong-gao-trung-quoc/255041.vnp>, [ngày truy cập: 17.04.2014]
30
CHƢƠNG 4:
PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ LÚA GẠO