Nông dân trồng lúa

Một phần của tài liệu Chuỗi giá trị lúa gạo tỉnh An Giang (2014) Huỳnh Hữu Đức Khoa KT và QTKD ĐHCT (Trang 39 - 45)

4.1.1.1 Thông tin cơ bản

Nông hộ trồng lúa là ngƣời trực tiếp sản xuất, tạo ra hàng hoá ban đầu, nông hộ là điểm bắt đầu của chuỗi giá trị đầu ra sản phẩm lúa gạo. Thông tin cơ bản về các nông hộ đƣợc trình bày trong bảng sau:

Bảng 4.1: Thông tin cơ bản của các nông hộ

Tiêu chí Đơn vị tính Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Tuổi tác Năm 22 78 46,99 11,74

Kinh nghiệm Năm 2 59 21,60 10,61

Nhân khẩu nông hộ Ngƣời 1 8 2,75 1,21

Nhân khẩu trồng lúa Ngƣời 1 7 1,98 0,95

Trình độ đáp viên Năm 0 14 6,45 3,44

Diện tích trồng lúa m2 1.100 200.000 21.272,95 19.408,91

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu khảo sát 420 nông hộ, năm 2014

Độ tuổi: phần lớn các nông hộ trồng lúa đều trong độ tuổi lao động, nông hộ có tuổi thấp nhất là 22 tuổi, ngƣời lớn tuổi nhất là 78 tuổi. Tuổi trung bình của các đáp viên là 46 tuổi. Độ tuổi có ảnh hƣởng rất lớn đến việc tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật, sự sẵn lòng thay đổi tập quán sản xuất, mức độ tiếp cận thông tin thị trƣờng và sự sẵn lòng chuyển đổi mô hình sản xuất. Độ tuổi trung bình lớn có thể là trở ngại cho việc thay đổi các tập quán sản xuất và thƣơng mại sẵn có.

Kinh nghiệm sản xuất: do địa bàn là khu vực trồng lúa truyền thống nên các nông dân đa số đã gắn bó với việc trồng lúa từ lâu, đa số đáp viên đã bắt đầu việc trồng lúa từ khi bắt đầu độ tuổi lao động nên số năm kinh nghiệm của các đáp viên khá cao (21,6 năm). Kinh nghiệm sản xuất giúp cho nông hộ dễ dàng hơn trong việc sản xuất và xử lý các khó khăn và rủi ro, tuy nhiên kinh nghiệm cũng gây nên các khó khăn trong việc thay đổi các tập quán cũ.

31

Số nhân khẩu: số nhân khẩu trong độ tuổi lao động của các hộ trung bình khoảng 3 ngƣời với hộ ít nhất là 2 ngƣời và nhiều nhất là 8 ngƣời. Tuy nhiên tham gia trực tiếp trong sản xuất lúa trung bình khoảng 2 ngƣời. Điều này là do việc sản xuất lúa nặng nhọc đa số là chỉ có những ngƣời đàn ông trong gia đình trực tiếp sản xuất, những ngƣời phụ nữ đa số chỉ phụ trách công việc nội trợ trong gia đình, một số ngƣời trẻ tuổi trong gia đình còn bận việc học hành hay tham gia lao động ở các lĩnh vực khác. Trong điều kiện cơ giới hoá đồng ruộng, vai trò của lao động chân tay một phần đƣợc giảm nhẹ, tuy nhiên với độ tuổi trung bình khá cao của hộ sản xuất, có thể thấy nguy cơ thiếu hụt lao động chân tay trong sản xuất lúa khi lực lƣợng lao động chính trong tƣơng lai sẽ quá tuổi lao động và thiếu lực lƣợng lao động tiếp nối.

Trình độ học vấn: thông tin thu thập là số năm đến trƣờng của các đáp viên, hộ có trình độ cao nhất là trung cấp, và trình độ thấp nhất là mù chữ. Trung bình số năm đến trƣờng của nông hộ khoảng 6,5 năm. Chia theo cấp học có 6,9% đáp viên mù chữ, 39,8% đáp viên học đến cấp tiểu học, 34,5% đáp viên học đến trung học cơ sở, 18,3% đáp viên học đến trung học phổ thông và chỉ có 0,5% đáp viên học trung cấp. Do đa số các đáp viên đã lớn tuổi, họ phải trải qua những thời điểm kinh tế đất nƣớc khó khăn nên họ ít có điều kiện học hành. Mặt bằng chung về trình độ học vấn còn khá thấp, điều này ảnh hƣởng đến việc tiếp thu các kiến thức sản xuất mới và việc tiếp cận thông tin thị trƣờng, tập quán sản xuất, thƣơng mại...

Diện tích trồng lúa: Diện tích trồng lúa trung bình là 21.272,95 m2. Diện tích gieo trồng là một yếu tố quan trọng đối với các nông hộ. Các hộ trồng lúa với diện tích quá nhỏ sẽ gặp khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ. Tuy nhiên diện tích trồng lúa lớn đòi hỏi số vốn đầu tƣ lớn, đa số các hộ gia đình không đủ số vốn để đầu tƣ, điều đó làm họ tốn thêm khoản lãi suất khi vay vốn để đầu tƣ sản xuất

4.1.1.2 Thông tin mùa vụ sản xuất

Bảng 4.2 Thông tin mùa vụ sản xuất

Số vụ Số hộ Tỷ lệ (%)

1 2 0,5

2 86 20,5

3 332 79,0

Tổng cộng 420 100

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 420 nông hộ, năm 2014

Theo khảo sát, sản xuất lúa trong năm chia làm 3 vụ: vụ Đông Xuân, vụ Hè Thu và vụ Thu Đông. Vụ Đông Xuân, là vụ chính, gieo sạ khoảng tháng 11 năm trƣớc và thu hoạch tháng 2 năm sau. Tiếp đến là vụ Hè thu, vụ nầy gieo sạ vào

32

khoảng tháng 3 và thu hoạch vào tháng 7. Vụ cuối cùng là vụ Thu đông ( vụ 3 hay Lấp vụ) thƣờng đƣợc gieo sạ khoảng tháng 8 và thu hoạch và đầu tháng 11.

Vụ Đông xuân đƣợc xem là vụ chính trong năm với điều kiện thời tiết thuận lợi nhất và 100% đáp viên đều có đủ điều kiện để sản xuất trong vụ này. Vụ Hè thu là vụ các nông hộ đánh giá là điều kiện thời tiết khá khó khăn, vụ này cho hiệu quả kinh tế kém hơn vụ Đông xuân. Vụ Thu đông là vụ tăng thêm do chính sách khuyến nông, tăng vụ, vụ này ở các vùng đủ điều kiện thuỷ lợi (đủ khả năng tƣới, tiêu nƣớc) mới có thể sản xuất đƣợc. Tuy nhiên nếu gặp đƣợc thời tiết thuận lợi và chăm sóc đúng cách thì vụ này thu hoạch không thua kém vụ Đông xuân.

4.1.1.3 Các loại chi phí

Cơ cấu chi phí sản xuất lúa đƣợc trình bày ở bảng sau:

Bảng 4.3: Chi phí trung bình 3 vụ của nông dân An Giang Đvt:

đồng/1000m2

Tiêu chí Vụ Đông Xuân Vụ Hè Thu Vụ Thu Đông

Số quan sát 420 418 332

Chi phí giống và vật tƣ nông nghiệp

Chi phí giống 213.463 211.153 206.384

Chi phí thuốc BVTV 568.951 580.116 574.680

Chi phí phân 618.422 618.214 635.154

Chi phí lao động và máy móc

Chi phí chuẩn bị đất 191,212 191,297 191.560

Chi phí gieo sạ 24.432 24.226 24.402

Chi phí dặm lúa 92.759 90.864 96.645

Chi phí bơm nƣớc 151.894 145.821 151.252

Chi phí chăm sóc 315.645 311.395 298.286

Chi phí thu hoạch và vận chuyển 270.648 232.495 229.577

Chi phí tài chính

Chi phí lãi vay 76.100 74.806 74.884

Tổng chi phí 2.547.958 2.504.612 2.507.226

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát 420 nông hộ, năm 2014

Trong quá trình sản xuất lúa, nông hộ phải đầu tƣ các loại chi phí sau:

Chi phí giống lúa: là chi phí mua giống lúa sản xuất. Nguồn gốc giống thƣờng là từ các trại giống, từ hàng xóm hay tự làm lúa giống. Lƣợng giống trung bình từ 20 - 22kg trên 1000m2, giá lúa giống thƣờng đắt hơn giá lúa thƣơng phẩm rất nhiều, giá lúa giống trung bình vụ Đông Xuân là 9.281 đồng/ kg.

Chi phí vật tƣ nông nghiệp: chi phí này bao gồm chi phí mua phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật

33

và kinh tế xã hội địa phƣơng, việc tiếp cận với các sản phẩm phân bón và thuốc trừ sâu khá dễ dàng. Các mặt hàng này đƣợc phân phối rộng, đầy đủ chủng loại và giá cả. Thƣờng việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu phụ thuộc vào tập quán sản xuất, tình hình áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, đặc điểm thổ nhƣỡng địa phƣơng, mùa vụ, thời tiết... Đây là loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chi phí sản xuất lúa.

Chi phí làm đất: là chi phí cày, bừa, làm đất để gieo sạ lúa. Đa số nông dân trên địa bàn khảo sát thuê cày thực hiện công việc này. Do địa bàn tập trung nhiều đất trồng lúa nên dịch vụ cơ giới phục vụ sản xuất khá đầy đủ. Máy móc giúp việc làm đất thuận tiện hơn, tiết kiệm chi phí và thời gian hơn.

Chi phí gieo sạ và dặm lúa: là chi phí thuê nhân công hay lao động gia đình để gieo sạ và dặm lúa. Gieo sạ lúa là công việc nhẹ nhàng, đƣợc các hộ tự thực hiện tuy nhiên các hộ sản xuất diện tích lớn thƣờng thuê mƣớn nhân công gieo sạ với giá từ 20.000đ đến 30.000 đồng/1000m2 đất tuỳ mùa vụ và địa bàn. Có 2 hình thức sạ là sạ hàng và sạ lan. Sau khi sạ, nếu lúa chết hay sạ không đều, nông hộ phải tiến hành dặm lúa, dặm lúa giúp cho phân bố cây lúa trên đồng đều hơn, giúp cây lúa sử dụng đƣợc tối ƣu không gian sinh trƣởng, phân bón, thuốc trừ sâu… Việc dặm lúa sử dụng lao động chân tay (lao động gia đình hoặc thuê mƣớn), thƣờng phụ nữ đƣợc thuê dể dặm lúa, do giá ngày công thấp và sự tỉ mỉ. Chi phí dặm lúa thƣờng phụ thuộc nhiều vào thời tiết và thƣờng có biên độ dao động lớn, chi phí dặm mùa Đông Xuân sẽ thấp nhất do thời tiết thuận lợi.

Chi phí chăm sóc: chi phí nào bao gồm các loại chi phí bón phân, phun thuốc trừ sau, thăm đồng, diệt cỏ… Phần lớn việc chăm sóc tiến hành bằng chân tay, lao động gia đình hoặc thuê mƣớn. Đối với các hộ có diện tích sản xuất ít, phần việc chăm sóc này đƣợc gia đình phụ trách. Đối với các hộ có diện tích sản xuất lớn, đa số công việc chăm sóc đƣợc thực hiện bằng lao động thuê mƣớn với giá từ 120.000 đồng đến 150.000 đồng/ 1 ngày công.

Chi phí thu hoạch và vận chuyển: theo kết quả khảo sát các nông hộ thƣờng thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp. Dịch vụ này khá phổ biến tại địa bàn. Các chủ máy gặt sẽ thực hiện việc thu hoạch từ gặt, đập vào bao và vận chuyển, nông dân sẽ trả phí thƣ 180-230 nghìn đồng trên 1000m2 đất. Ngoài ra ở một số địa phƣơng khó khăn về đƣờng vận chuyển, nông hộ còn phải thuê lao động chân tay vận chuyển lúa đã vào bao về nhà hay ra bờ sông, đƣờng lớn để bán lúa tƣơi. Việc vận chuyển này sẽ tính phí theo đơn vị bao lúa (từ 3.000 –

34

7.000đồng trên 1 bao khoảng 50kg lúa, tuỳ vào mức độ gần xa của quãng đƣờng vận chuyển)

Chi phí tài chính: đa số các nông hộ không đủ khả năng tài chính để đầu từ cho cả vụ, nông hộ thƣờng vay khoảng 50% chi phí đầu tƣ cho cả vụ. Hình thức vay phổ biến là mua chịu vật tƣ nông nghiệp. Tuỳ khu vực mà lãi suất dao động từ 1-2% tháng, thƣờng phần lãi nãy sẽ đƣợc tính vào giá bán phân bón, thuốc trừ sâu. Thời hạn cho khoản vay này là 4 tháng, tức 1 vụ lúa, kết thúc vụ lúa nông dân phải trả số tiền vay này cho đại lý vật tƣ nông nghiệp. Điều này làm hạn chế khả năng dự trữ lúa cho các nông hộ vì sau khi thu hoạch họ phải bán lúa ngay để trả nợ và đầu tƣ cho vụ tiếp theo.

Theo bảng kê chi phí, số vốn bỏ ra trên 1000 m2 đất của nông hộ vào khoảng từ 2,3-2,5 triệu đồng. Chi phí trên khá cao do đa số các hộ có diện tích trồng lúa lớn, lao động tham gia sản xuất ít nên việc thuê mƣớn lao động khá nhiều. Chi phí phân bón và thuốc trừ sâu là loại chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất, theo các nông hộ, chi phí này ngày càng cao do tập quán sản xuất, giá cả tăng cao, và tình hình sâu bệnh ngày càng phức tạp.

Vụ Đông Xuân là vụ chính, cho năng suất cao nhất, nên đa số các nông hộ kỳ vọng nhiều vào vụ này, do đó các hộ bỏ thêm chi phí đầu tƣ nhiều hơn, chăm sóc kỹ hơn. Trong những năm gần đây, tình hình thời tiết lại phức tạp nên tình hình sâu bệnh khác thƣờng, dẫn tới việc vụ Đông xuân vẫn bị ảnh hƣởng nhiều bởi các dịch bệnh. Các lý do trên dẫn tới việc chi phí của vụ Đông Xuân cũng tƣơng đƣơng các vụ khác.

4.1.1.4 Hoạt động tiêu thụ sản phẩm

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 420 nông hộ, năm 2014.

Hình 4.1: Phân phối lƣợng lúa đầu ra của nông hộ 69% 26% 3% 2% Thƣơng lái Doanh nghiệp Hộ bán lẻ Nhà máy xay xát

35

Theo kết quả khảo sát về hoạt động tiêu thụ lúa, 69% lƣợng lúa đƣợc nông hộ bán cho các thƣơng lái, 26% đƣợc bán cho các doanh nghiệp, chỉ có 3% bán cho hộ bán lẻ và 2% bán cho nhà máy xay xát. Thƣơng lái là đối tƣợng thu mua số một trên địa bàn. Nông dân chọn bán cho họ vì sự thuận tiện trong tiếp cận. Trƣớc ngày thu hoạch, nông dân sẽ đƣợc thƣơng lái liên hệ trực tiếp hoặc thông qua mô giới. Hoạt động mua bán này diễn ra nhanh chóng ngay sau khi thu hoạch lúa xong, nông hộ sẽ nhận ngay số tiền bán lúa, nhiều hộ cần tiền bán lúa ngay để trả các món nợ vật tƣ nông nghiệp, sử dụng cho sinh hoạt vì làm lúa là hoạt động tạo thu nhập duy nhất. Bán lúa tƣơi giúp nông dân tiết kiệm chi phí phơi sấy, dự trữ. Tuy nhiên hình thức này tiềm ẩn rủi ro khi giá lúa giảm thì thƣơng lái có thể phá vỡ thoả thuận, không mua hoặc mua với giá rẻ hơn. Hình thức này cũng làm nông dân bị động, phụ thuộc nhiều vào thƣơng lái và cò mồi trung gian. Đối với việc bán cho các doanh nghiệp, thƣờng có 2 hình thức. Một số công ty bao tiêu sản phẩm, ký hợp đồng với nông dân từ đầu vụ. Một số công ty khác ký hợp đồng thu mua vào giữa vụ, nông dân cam kết bán cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, hệ thống thu mua của doanh nghiệp rất hạn chế, các thủ tục và điều kiện bán khó khăn hơn nên công ty rất khó cạnh tranh với thƣơng lái trong lĩnh vực thu mua.

4.1.1.5 Hiệu quả của hoạt động sản xuất

Qua bảng tổng hợp kết quả sản xuất cho thấy, trung bình trên 1000m2 đất trồng lúa, nông hộ có lãi trên 1 triệu đồng. Trong đó, vụ Đông Xuân cho thu hoạch lƣợng lúa lớn nhất, lợi nhuận từ vụ này cũng cao nhất. Vụ Hè Thu do thời tiết không thuận lợi nên thu hoạch thấp hơn các vụ khác, lợi nhuận cũng thấp hơn. Đối với vụ 3 (Thu Đông), vụ này có năng suất và lợi nhuận thu về ở mức trung bình. Tuy nhiên vụ 3 là vụ chịu ảnh hƣởng bởi thời tiết thất thƣờng nên năng suất và lợi nhuận không ổn định. Diện tích đất làm đƣợc cả 3 vụ cũng thấp hơn do để sản xuất vụ 3 có điều kiện thời tiết và thuỷ lợi thích hợp.

Bảng 4.4: Hiệu quả tài chính của nông hộ sản xuất lúa ở tỉnh An Giang

Tiêu chí Đơn vị tính Đông Xuân Hè Thu Thu Đông

Tổng chi phí đồng/1000m2 2.547.958 2.504.612 2.507.226

Năng suất kg/1000m2 793 692 731

Giá thành đồng/kg 3.213 3.617 3.431

Giá bán đồng/kg 4.917 4.644 5.021

Lợi nhuận biên đồng/kg 1.704 1.027 1.590

Tổng doanh thu đồng/1000m2

3.899.181 3.215.506 3.669.064 Tổng lợi nhuận đồng/1000m2

1.351.223 710.894 1.161.838

36

Một phần của tài liệu Chuỗi giá trị lúa gạo tỉnh An Giang (2014) Huỳnh Hữu Đức Khoa KT và QTKD ĐHCT (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)