Nhận xét về sự phân phối lợi ích

Một phần của tài liệu Chuỗi giá trị lúa gạo tỉnh An Giang (2014) Huỳnh Hữu Đức Khoa KT và QTKD ĐHCT (Trang 55 - 56)

Qua số liệu phân tích cho thấy, nông hộ là tác nhân nhận đƣợc giá trị gia tăng lớn nhất, tuy nhiên do quá trình canh tác kéo dài, diện tích đất hạn chế nên đời sống ngƣời nông dân còn nhiều khó khăn. Với lợi nhuận nhƣ trên, tính toán từ số liệu điều tra đối với vụ Đông Xuân 1000 m2 đất trồng lúa chỉ thu nhập khoảng 1.500.000 đồng, tức là dƣới 400.000 đồng/tháng. Nhƣ vậy, nếu diện tích đất trồng ít thì thu nhập của nông hộ rất thấp, rất khó để trang trải cuộc sống hay để có cuộc sống tốt hơn.

Thƣơng lái nhận đƣợc 617 đồng/kg gạo, chiếm tỷ trọng thấp nhất trong các đối tƣợng. Tuy nhiên do chu kỳ kinh doanh diễn ra xuyên suốt trong năm nên lƣợng gạo giao dịch của thƣơng lái rất lớn. Vòng quay vốn của thƣơng lái rất nhanh, vì thƣờng một chuyến thu mua của thƣơng lái kéo dài từ 3-15 ngày, thƣơng lái có thể thu hồi vốn ngay khi xay xát và bán gạo. Với lƣợng lúa trung bình 3.500 tấn/ năm, tƣơng đƣơng hơn 2500 tấn gạo/ năm, tạo thu nhập hơn một trăm triệu đồng/ tháng. Đây là thu nhập rất lớn so với lợi nhuận của nông hộ trực tiếp sản xuất. Đối với các hộ bán lẻ, tỷ trọng giá trị gia tăng trong kênh khoảng 20%, công việc kinh doanh của các hộ này diễn ra quanh năm, và thƣờng công việc kinh doanh gạo đem lại thu nhập ổn định do nhu cầu tiêu dùng gạo lớn và các hộ có hệ thống khách hàng trung thành.

Đối với các doanh nghiệp, tuy tỷ trọng giá trị gia tăng thấp nhƣng với quy mô kinh doanh lớn, lƣợng gạo giao dịch trong năm lên đến hàng trăm nghìn tấn nên lợi nhuận thu đƣợc lớn, đạt hiệu quả kinh doanh rất cao.

47

Một phần của tài liệu Chuỗi giá trị lúa gạo tỉnh An Giang (2014) Huỳnh Hữu Đức Khoa KT và QTKD ĐHCT (Trang 55 - 56)