Công ty lƣơng thực

Một phần của tài liệu Chuỗi giá trị lúa gạo tỉnh An Giang (2014) Huỳnh Hữu Đức Khoa KT và QTKD ĐHCT (Trang 49 - 51)

Các công ty lƣơng thực là tác nhân quan trọng trong chuỗi. Các công ty lƣơng thực là đơn vị cung ứng gạo cho thị trƣờng bán lẻ nội địa và xuất khẩu gạo. Lúa gạo An Giang đƣợc thƣờng đƣợc thu mua bởi các công ty nhƣ: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang, Công ty lƣơng thực thực phẩm An Giang, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thịnh Phú An Giang, Công ty cổ phần GENTRACO…

Các công ty này có quy mô lớn, tổ chức chuyên nghiệp, và thực hiện nghiệp kinh doanh ở cả 2 thị trƣờng lúa gạo nội địa. Đa số các doanh nghiệp có vốn thuộc sở hữu nhà nƣớc. Các doanh nghiệp lớn thƣờng có cơ sở xay xát, chế biến, kho bãi bảo quản quy mô lớn. Một số doanh nghiệp nhƣ: công ty Bảo vệ thực vật An Giang, Công ty GENTRACO, công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang còn xây dựng riêng cho mình hệ thống cánh đồng nguyên liệu riêng. Nổi bậc nhất là công ty công ty Bảo vệ thực vật An Giang với chƣơng trình “Cùng nông dân ra đồng”. Đƣợc triển khai từ năm 2006, chƣơng trình đƣợc thực hiện nhằm mục tiêu mang tiến bộ khoa học kỹ thuật đến tận tay ngƣời nông dân Việt Nam. Điểm đặc biệt của chƣơng trình này là lực lƣợng kỹ sƣ nông nghiệp “3 Cùng”, nay đã lên đến con số 1000 kỹ sƣ nông nghiệp có mặt trực tiếp trên đồng ruộng để hƣớng dẫn, giúp đỡ ngƣời nông dân nâng cao kỹ thuật trồng lúa cho năng suất và chất lƣợng vƣợt trội. Bắt đầu từ năm 2010, Bảo vệ thực vật An Giang đã đầu thực

41

hiện chiến lƣợc hoàn thiện “Chuỗi sản xuất lúa gạo theo qui trình bền vững”. Bảo vệ thực vật An Giang xây dựng những vùng nguyên liệu trồng lúa chất lƣợng cao khắp vùng đồng bằng Sông Cửu Long với sự tham gia của hàng chục ngàn nông dân và sự hƣớng dẫn kỹ thuật trực tiếp của 1000 kỹ sƣ “3 Cùng”. Lần đầu tiên, quá trình canh tác cây lúa đƣợc quản lý chặt chẽ từ khâu chọn giống, truy xuất nguồn gốc giống lúa cùng với qui trình canh tác tiên tiến9.

Tại tỉnh An Giang, từ quý III năm 2010, công ty Bảo vệ thực vật An Giang chính thức triển khai chƣơng trình “Đầu tƣ, thu mua và chế biến lúa gạo” với mô hình đầu tiên đƣợc thực hiện tại xã Vĩnh Bình, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang, hay còn gọi là cánh đồng mẫu lớn (CĐML). Theo đó Cty thực hiện chuỗi giá trị SX lúa gạo khép kín từ khâu xây dựng vùng nguyên liệu, ký hơp đồng bao tiêu lúa tƣơi với bà con nông dân, lực lƣợng FF trực tiếp hƣớng dẫn quy trình kỹ thuật, cung ứng giống, thuốc, phân bón với lãi suất 0% suốt vụ, nông dân đƣợc hỗ trợ miễn phí các khoản bao bì, vận chuyển, sấy và thu mua theo giá thị trƣờng. Nếu giá chƣa ƣng ý, bà con có thể gửi trong kho 30 ngày không tính phí lƣu kho10. Hiện tại công ty đã xây dựng và đƣa vào hoạt động 2 nhà máy Vĩnh Bình (huyện Châu Thành) và Thoại Sơn ( huyện Thoại Sơn). Hai nhà máy này đều có sức chứa và năng lực giao hàng lớn.

Ngoài ra, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang cũng là một đơn vị Kinh doanh lúa gạo tiêu biểu của tỉnh. Năng lực sản xuất của Công ty đạt 250.000 tấn gạo/năm, hệ thống nhà máy với tổng sức chứa 90.000 tấn và thiết bị chế biến hiện đại đƣợc phân bổ tại các vùng nguyên liệu trọng điểm,giao thông thuận lợi.Sản phẩm bao gồm các loại: gạo thơm, gạo lứt, gạo nếp, gạo trắng và gạo tấm. Ngoài ra, Công ty đã phát triển 02 nhãn hàng gạo tiêu dùng trong nƣớc là An Gia và Mục Đồng.

Thị trƣờng đầu ra của các doanh nghiệp là thị trƣờng nội địa và xuất khẩu. Theo khảo sát, ƣớc tính tỷ lệ gạo bán ở thị trƣờng nội địa nội địa chiếm khoảng 40%. Giá bán xuất khẩu là 9.179,6 đồng/kg, giá bán kênh nội địa khoảng: 8852 đồng/kg.

Các doanh nghiệp thƣờng tốn các chi phí tồn trữ, chế biến, tách màu, lau bóng, đóng bao vận chuyển, các loại phí khác. Trong giới hạn đề tài, các chi phí này đƣợc ƣớc tính vào khoảng 200đ/1kg gạo nội địa và 300đ/kg gạo xuất khẩu dựa trên thông tin từ công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang và các nghiên cứu đã thực hiện.

9 Trang thông tin Công ty BVTV An Giang, AGPPS – Phát triển bền vững cùng nông nghiệp Việt Nam, <http://agpps.com.vn/home/agpps-phat-trien-ben-vung-cung-nong-nghiep-viet-nam/>, [ ngày truy cập: 18.04.2014]

42

Một phần của tài liệu Chuỗi giá trị lúa gạo tỉnh An Giang (2014) Huỳnh Hữu Đức Khoa KT và QTKD ĐHCT (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)