4. ƢU NHƢỢC ĐIỂM VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC QUY TRÌNH TÍN DỤNG
4.1.1. Tại BIDV
4.1.1.1.Ƣu điểm của Quy trình tín dụng
Quy trình tín dụng đầy đủ, chi tiết và đƣợc chia theo từng bƣớc rõ ràng. Các tiêu chí đánh giá, thẩm định hồ sơ vay vốn của KH rõ ràng và chi tiết trong quy trình.
Quá trình để đi đến quyết định cấp tín dụng đƣợc tiến hành qua nhiều bƣớc đánh giá, phân tích, phê duyệt của các cấp có thẩm quyền, từ đó có thể hạn chế đƣợc nhiều rủi ro không đáng có trong quá trình cấp tín dụng.
BIDV có phòng QLRR ở tại Chi nhánh và Hội sở, điều này giúp cho việc phát hiện, giám sát và đƣa ra các biện pháp phòng ngừa đƣợc nhanh chóng và chính xác hơn. Đối với những HĐTD có hạn mức tín dụng không quá lớn, không phải tốn thời gian trình lên Phòng QLRR tại Hội sở duyệt.
Đối với những khoản tín dụng nhỏ không phải tiến hành thẩm định rủi ro, giúp cho quá trình vay vốn diễn ra nhanh hơn, không phải tốn thời gian thẩm định, hạn chế đƣợc việc KH phải chờ đợi thời gian duyệt hồ sơ đối với những khoản vay không quá lớn
Với sự phối hợp của Công ty kiểm toán hàng đầu thế giới E&Y, BIDV là NH thƣơng mại tiên phong trong việc triển khai xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (XHTDNB) từ cuối năm 2006. Hệ thống sử dụng phƣơng pháp chấm điểm nhóm chỉ tiêu tài chính, phi tài chính của từng KH, kết hợp với phƣơng pháp chuyên gia và phƣơng pháp thống kê để xếp hạng KH. Hệ thống XHTDNB phản ánh chính xác chất lƣợng tín dụng, giúp BIDV có thể đƣa ra đƣợc các biện pháp, giải pháp xử lý nợ xấu, kiểm soát nợ xấu phát sinh, đề ra những biện pháp quản lý rủi ro hiệu quả. Từ đó, BIDVcó thể dần dần hoàn thiện các quy trình, chính sách cấp tín dụng, qua đó nâng cao chất lƣợng tín dụng
So sánh quy trình tín dụng BIDV và Eximbank Trang 39 của toàn hệ thống, trợ giúp cho BIDV trong việc kiểm soát toàn bộ danh mục tín dụng cũng nhƣ đánh giá KH vay vốn một cách có hệ thống.
4.1.1.2.Nhƣợc điểm của Quy trình tín dụng
Cán bộ QHKH kiêm nhiệm nhiều công việc
Cán bộ QHKH tại BIDV phải thực hiện quá nhiều công đoạn từ việc tìm kiếm, hƣớng dẫn KH cho đến thu và xử lý nợ. Trong đó, đáng lƣu ý là cán bộ QHKH phải kiêm cả hai việc quan trọng là phát triển KH và thẩm định, đánh giá KH , định giá tài sản đảm bảo. Đây là một điều mà nhóm chúng tôi nhận thấy là chƣa hợp lý vì:
Rủi ro về đạo đức nghề nghiệp: Việc trực tiếp định giá, thẩm định của cán bộ QHKH cộng với chỉ tiêu doanh số phải hoàn thành khi làm việc sẽ dẫn đến những rủi ro về đạo đức nghề nghiệp. Chẳng hạn, cán bộ QHKH có thể vì áp lực chỉ tiêu mà bắt tay với KH làm sai lệch thông tin, khai khống số liệu,… để tạo thuận lợi giúp KH đƣợc vay dễ dàng và bản thân cán bộ QHKH đạt chỉ tiêu đƣợc giao.
Rủi ro về nghiệp vụ: Việc giao cho một nhân viên vừa tìm kiếm KH vừa thẩm định hồ sơ nhƣ vậy còn dẫn đến rủi ro liên quan đến nghiệp vụ. Khi thẩm định hồ sơ, cán bộ QHKH phải thẩm định, kiểm tra cả giấy tờ tài chính và giấy tờ pháp lý. Cụ thể, cán bộ QHKH phải đánh giá các thông tin tài chính nhƣ các hệ số tài chính của doanh nghiệp, các phƣơng án sản xuất kinh doanh,… và kiểm tra tính xác thực của các loại giấy tờ nhƣ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hồ sơ về TSĐB,… Tuy nhiên, cán bộ QHKH thƣờng đƣợc đào tạo thiên về tài chính, còn việc kiểm tra giấy tờ pháp lý đòi hỏi nhân viên có trình độ chuyên môn thiên về luật nhiều hơn. Do đó, cán bộ QHKH có thể sẽ gặp phải trƣờng hợp không phát hiện đƣợc giấy tờ giả. Bên cạnh đó, cán bộ QHKH phải đánh giá giá trị tài sản thế chấp. Điều này đem lại rủi ro cho NH trong trƣờng hợp phát mại tài sản vì cán bộ QHKH khó có thể có đƣợc những hiểu biết chuyên môn để có thể đánh giá đúng giá trị tài sản, dẫn đến NH có thể phải cho vay quá tỷ lệ an toàn.
Sự gian dối hoặc thiếu sót của cán bộ QHKH khi giám sát khoản vay sau giải ngân
Sau khi giải ngân, để đảm bảo khả năng trả nợ của KH, cán bộ QHKH có nhiệm vụ theo dõi khoản vay và khi kết thúc mỗi lần kiểm tra phải tiến hành lập Biên bản kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, cụ thể, cán bộ QHKH thực hiện kiểm tra, rà soát đánh giá theo các nội dung:
Kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay
Kiểm tra tình hình thực hiện các cam kết
Kiểm tra thực trạng TSĐB theo quy định về giao dịch bảo đảm trong cho vay của BIDV
Định kỳ hàng năm thực hiện rà soát, đánh giá lại hiệu quả khai thác các dự án đầu tƣ, hiệu quả việc cấp tín dụng cho KH
Giám sát khoản vay sau khi giải ngân là chính sách đúng và cần thiết của mỗi ngân hàng. Tuy nhiên, nhóm chúng tôi nhận thấy rằng một cán bộ QHKH sẽ phải theo dõi nhiều HSTD, điều này dễ dẫn đến việc nhân viên này sẽ không kiểm tra đầy đủ các khoản tín dụng mà sẽ hành động một cách đối phó, chẳng hạn thay vì đến tận nơi KH để kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh, cán bộ QHKH chỉ gọi điện thoại cho KH, hỏi thông tin một cách sơ sài rồi cho KH ký tên vào Biên bản kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, hoặc thậm chí có những cán bộ QHKH còn cho KH ký trƣớc vào nhiều tờ Biên bản kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, khi đến kỳ kiểm tra, cán bộ QHKH tự điền thông tin vào biên bản. Ngoài ra, việc cập nhật thông tin không kịp thời của cán bộ QHKH cũng dẫn đến không kịp thời phát hiện vấn đề trong tình hình hoạt động kinh doanh của KH.