3. SO SÁNH QUY TRÌNH TÍN DỤNG CỦA BIDV VÀ EXIMBANK
3.3.2. Điểm khác nhau
3.3.2.1.Phân tích và thẩm định Hồ sơ tín dụng
BIDV Eximbank
Cán bộ QHKH tiếp nhận HSTD và lập Phiếu tiếp nhận, tiến hành đánh giá, phân tích về KH và đánh giá những rủi ro đồng thời đƣa ra các biện pháp phòng ngừa. Tiếp theo, cán bộ QHKH lập Báo cáo đề xuất tín dụng và trình lãnh đạo Phòng QHKH/TTDA/PGD phê duyệt.
Sau đó, chuyển cho Bộ phận QLRR để thẩm định rủi ro và lập Báo cáo thẩm định.
Lãnh đạo Phòng QLRR kiểm tra, ghi ý kiến và ký kiểm soát rồi trình cho cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro.
Cán bộ QHKH chỉ tiếp nhận Hồ sơ đề nghị cấp tín dụng từ KH, kiểm tra hồ sơ rồi lập Phiếu tiếp nhận, sau đó chuyển cho Cán bộ TĐTD. Cán bộ TĐTD tiến hành thẩm định, đánh giá, phân tích về KH và đánh giá rủi ro đồng thời đƣa ra biện pháp quản lý rủi ro.
Sau đó Cán bộ thẩm định tín dụng lập Báo cáo thẩm định tín dụng, Đề xuất cấp tín dụng cho KH.
Lãnh đạo Phòng tín dụng kiểm tra, ghi ý kiến và ký tên trên Báo cáo thẩm định.
3.3.2.2.Quyết định cấp tín dụng
BIDV Eximbank
Đối với trƣờng hợp không cần qua thẩm định rủi ro, lãnh đạo phòng QHKH, PGD ký phê duyệt đồng ý cấp tín dụng trên Báo cáo đề xuất tín dụng.
Đối với trƣờng hợp phải qua thẩm định rủi ro, lãnh đạo phòng QHKH ký phê duyệt trên Báo cáo đề xuất tín dụng và lãnh đạo phòng QLRR ký trên Báo cáo thẩm định rủi ro.
Với khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Hội đồng tín dụng thì Hội đồng tín dụng kết luận đồng ý cấp tín dụng trong Biên bản họp.
Bộ phận QLRR soạn thảo Quyết định cấp tín dụng, trình cho cấp có thẩm quyền ký. Sau đó chuyển lại cho Bộ phận QHKH để họ thông báo cho KH và thỏa thuận với KH các kế hoạch tiếp theo.
Căn cứ vào HSTD và Báo cáo thẩm định do Bộ phận tín dụng trình, lãnh đạo Chi nhánh, PGD hoặc Hội đồng tín dụng kiểm tra và có ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý cấp tín dụng trên Báo cáo thẩm định.
Lãnh đạo Chi nhánh, PGD phân công và bàn giao hồ sơ cho Cán bộ quản lý nợ để thông báo cho cán bộ QHKH và nhập thông tin tín dụng vào hệ thống. Cán bộ QHKH thông báo kết quả phê duyệt cho KH và thỏa thuận với KH các kế hoạch tiếp theo.
3.3.2.3.Thời hạn ra quyết định tín dụng
BIDV Eximbank
Thời hạn ra quyết định vay ngắn hạn là 10 ngày, với khoản vay trung và dài hạn: 25 ngày với dự án nhóm A, 18 ngày
Trong thời hạn tối đa không quá 2 ngày làm việc kể từ thời điểm tiếp xúc KH và KH đã cung cấp đầy đủ hồ sơ theo yêu
So sánh quy trình tín dụng BIDV và Eximbank Trang 35 với dự án nhóm B, và 12 ngày dự án khác
còn lại.
cầu của Bộ phận thẩm định tín dụng, chi nhánh thông báo kết quả phê duyệt bằng văn bản cho PGD.
3.3.2.4.Soạn thảo và ký kết Hợp đồng tín dụng
BIDV Eximbank
Căn cứ vào nội dung, điều kiện tín dụng đã phê duyệt, Bộ phận QHKH soạn thảo hợp đồng tín dụng.
Ngƣời đại diện có thẩm quyền của BIDV và KH sẽ ký kết Hợp đồng tín dụng
Cán bộ quản lý nợ soạn thảo hợp đồng, cán bộ TĐTD, lãnh đạo Bộ phận tín dụng kiểm tra nội dung hợp đồng sau đó ký kiểm soát trên hợp đồng.
Cán bộ đƣợc TGĐ ủy quyền kiểm tra lại nội dung hợp đồng và tiến hành ký kết Hợp đồng tín dụng với KH.
3.3.2.5.Kiểm tra tài sản đảm bảo và lƣu Hồ sơ tín dụng
BIDV Eximbank
Cán bộ QHKH thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo và thủ tục công chứng, giao nhận giấy tờ và TSĐB giữa BIDV và KH.
Bộ phận QHKH chuyển bản gốc Hợp đồng tín dụng cho KH và bàn giao toàn bộ HSTD cho Bộ phận QTTD để nhập thông tin vào hệ thống SIBS.
Bộ phận QHKH bàn giao hồ sơ gốc liên quan tới TSĐB cho Bộ phận kho quỹ để lƣu trữ.
Cán bộ công chứng thực hiện công chứng, chứng thực phong tỏa TSĐB, đăng ký giao dịch đảm bảo, sau đó bàn giao hồ sơ lại cho cán bộ quản lý nợ.
Cán bộ quản lý nợ chuyển cho cán bộ kế toán tín dụng thực hiện hạch toán ngoại bảng TSĐB.
Cán bộ TĐTD kiểm tra TSĐB. Sau đó cán bộ quản lý nợ lƣu trữ toàn bộ hồ sơ tín dụng của KH.
3.3.2.6.Giải ngân
BIDV Eximbank
Bộ phận QHKH lập Đề xuất giải ngân, chuyển hồ sơ cho Bộ phận QTTD kiểm tra, sau đó Bộ phận QTTD lập Tờ trình giải ngân trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Hồ sơ giải ngân đã phê duyệt chuyển lại cho Bộ phận QTTD để họ tiến hành:
Chuyển cho Bộ phận DVKH bảng kê rút vốn, hợp đồng tín dụng, chứng từ rút tiền của KH… Chuyển cho Bộ phận QHKH hợp đồng tín dụng, bảng kê rút vốn,…để Bộ phận QHKH chuyển trả cho KH
Nhập dữ liệu vào hệ thống SIBS và lƣu giữ hồ sơ
Bộ phận QHKH tiếp nhận đề nghị giải ngân từ KH, đề nghị Cán bộ quản lý nợ lập hồ sơ giải ngân. Cán bộ quản lý nợ kiểm tra hồ sơ, lập báo cáo giải ngân, lập hợp đồng tín dụng kiêm khế ƣớc nhận nợ. Cán bộ TĐTD kiểm tra hồ sơ giải ngân và ký tên. Lãnh đạo Bộ phận tín dụng kiểm tra và ký kiểm soát lên báo cáo giải ngân, khế ƣớc nhận nợ rồi trình cấp có thẩm quyền kiểm tra, ký quyết định giải ngân.
Cán bộ kế toán tín dụng kiểm tra, nhập thông tin vào hệ thống Korebank, thực hiện các bút toán giải ngân và lập chứng từ giải ngân. Kiểm soát viên hoặc lãnh đạo Bộ phận Hỗ trợ tín dụng kiểm soát, phê duyệt bút toán giải ngân và ký các chứng từ giải ngân.
So sánh quy trình tín dụng BIDV và Eximbank Trang 37
3.3.2.7.Kiểm tra và giám sát KH sau khi cấp tín dụng
BIDV Eximbank
Bộ phận QHKH tiến hành theo dõi, đánh giá lại tình hình hoạt động của KH, đánh giá lại giá trị TSĐB định kì.
Cán bộ bộ phận QTTD theo dõi và lập thông báo danh sách các khoản nợ đến hạn,… gửi Bộ phận QHKH đôn đốc KH trả nợ gốc, lãi đúng hạn, thông báo trƣớc ngày đến hạn ít nhất 10 ngày, báo cáo các khoản vay tới hạn ít nhất 05 ngày.
Cán bộ TĐTD đánh giá lại KH, cập nhật thông tin về KH, xếp hạng tín dụng nội bộ định kỳ, đồng thời thực hiện đánh giá lại TSĐB định kì.
Định kì vào thứ 6 hàng tuần, cán bộ quản lý nợ thông báo danh sách KH đến hạn trả nợ trong vòng 10 ngày tới cho cán bộ QHKH, bộ phận tín dụng và Lãnh đạo chi nhánh, PGD.
3.3.2.8.Xử lý nợ quá hạn
BIDV Eximbank
Bộ phận QHKH thông báo cho KH nợ xấu phát sinh, phối hợp với bộ phận QLRR phân tích nguyên nhân nợ quá hạn, đôn đốc KH trả nợ, đề xuất biện pháp xử lý, thu hồi nợ quá hạn.
Bộ phận QLRR giám sát bộ phận QHKH xử lý nợ quá hạn. Bộ phận QTTD thông báo trạng thái nợ quá hạn cho bộ phận QHKH, phối hợp với Bộ phận QHKH kiểm tra, đối chiếu nợ gốc, lãi, phí quá hạn. Bộ phận DVKH thực hiện các bút toán nợ quá hạn theo chỉ thị của bộ phận QHKH.
Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày KH phát sinh nợ quá hạn, Cán bộ QHKH và Cán bộ TĐTD phối hợp đánh giá lại KH, xác định nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn, thỏa thuận phƣơng án xử lý nợ quá hạn với KH.
Khi nợ vay của KH bị chuyển nhóm nợ, cán bộ QHKH gửi thông tin và biên bản làm việc với KH cho phòng QLRR để xử lý nợ quá hạn.