4. ƢU NHƢỢC ĐIỂM VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC QUY TRÌNH TÍN DỤNG
4.2.1. Giải pháp cho BIDV
4.2.1.1.Phân bổ lại nhiệm vụ thẩm định tín dụng
Để tránh những rủi ro về đạo đức nghề nghiệp và nghiệp vụ nhƣ đã trình bày ở trên, nhóm chúng tôi kiến nghị BIDV nên thành lập bộ phận thẩm định tín dụng tách biệt với bộ phận quan hệ KH, nhiệm vụ thẩm định sẽ đƣợc giao cho một nhân viên độc lập với cán bộ QHKH. Trong đó, để hạn chế tối đa rủi ro nghiệp vụ, việc thẩm định nên đƣợc chuyên trách, tức là nhiệm vụ thẩm định tình hình tài chính của KH, thẩm định các chứng từ pháp lý và định giá TSĐB cũng nên đƣợc phân công cho các nhân viên có trình độ chuyên môn riêng biệt về mỗi lĩnh vực. Bên cạnh việc tránh đƣợc những rủi ro nghiệp vụ, việc thành lập bộ phận thẩm định riêng biệt còn giúp NH hạn chế đƣợc những vấn đề vi phạm đạo đức nghề nghiệp của cán bộ QHKH vì nhân viên thẩm định nhận HSTD từ cán bộ QHKH, không trực tiếp tiếp xúc với KH và không phải chịu áp lực chỉ tiêu. Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận thấy giải pháp này có nhƣợc điểm là vấn đề ngƣời chịu trách nhiệm cuối cùng cho việc thẩm định. Do đó, chúng tôi cũng đƣa ra đề nghị rằng Trƣởng Bộ phận thẩm định sẽ chịu trách nhiệm cho việc thẩm định.
So sánh quy trình tín dụng BIDV và Eximbank Trang 43
4.2.1.2.Phân bổ lại nhiệm vụ giám sát tín dụng sau khi giải ngân
Để hạn chế vấn đề trên, nhóm chúng tôi cho rằng nhiệm vụ giám sát khoản tín dụng sau khi giải ngân nên đƣợc giao cho bộ phận thẩm định tín dụng mà chúng tôi đã kiến nghị ở mục trên đảm nhiệm. Nhƣ vậy, công tác giám sát, kiểm tra sẽ đƣợc đảm bảo tính đúng đắn, công bằng vì nhân viên bộ phận thẩm định đã hiểu về hồ sơ mà trƣớc đó họ thẩm định và không phải chịu áp lực chỉ tiêu.