Giải pháp chung

Một phần của tài liệu So sánh quy trình tín dụng BIDV và EXIMBANK (Trang 52 - 54)

4. ƢU NHƢỢC ĐIỂM VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC QUY TRÌNH TÍN DỤNG

4.2.3. Giải pháp chung

4.2.3.1.Tăng cƣờng hỗ trợ KH sau khi giải ngân

Bên cạnh khắc phục những nhƣợc điểm trong quy trình tín dụng, để góp phần đảm bảo khả năng trả nợ của KH, nhóm chúng tôi đƣa ra đề nghị chung cho cả hai NH là nên thực hiện công tác hỗ trợ dự án vay vốn của KH sau khi giải ngân bằng những hoạt động cụ thể nhƣ hỗ trợ cung cấp cho KH các thông tin về tình hình thị trƣờng, đối thủ cạnh tranh; cung cấp cho doanh nghiệp các dịch vụ tiện ích liên quan đến hoạt động thanh toán và quản lý ngân quỹ; hỗ trợ tƣ vấn cho KH cách thức tổ chức hoạt động kinh doanh sao cho phù hợp với mục tiêu sử dụng vốn hiệu quả nhất; hợp tác cùng KH thực hiện dự án vay vốn. Việc hỗ trợ KH sau khi giải ngân giúp NH vừa đảm bảo khả năng trả nợi của KH, hạn chế nợ xấu vừa có thể nắm bắt tình hình hoạt động kinh doanh của KH, tạo sự thuận lợi trong việc giám sát hoạt động sử dụng vốn vay của KH. Bên cạnh đó, NH còn có thể có thêm những khoản thu nhập từ phí cung cấp dịch vụ và giúp nâng cao hình ảnh, uy tín của NH.

4.2.3.2.Luân chuyển cán bộ QHKH

Trong mọi công việc, đạo đức nghề nghiệp của ngƣời thực hiện vẫn luôn là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định đến tính công bằng, sự thành công của doanh nghiệp.Đối với công việc liên quan đến tín dụng, cán bộ QHKH thƣờng xuyên ra ngoài để tìm KH mới, tiếp xúc nhiều với KH.Tính chất chủ động này giúp đem lại hiệu quả cho công việc nhƣng cũng có mặt trái.Đó là khi cán bộ QHKH thông đồng với KH để lừa dối NH nhƣ đã trình bày ở phần trên. Đặc biệt, khi một cán bộ QHKH chăm sóc một KH quá lâu thì sự gian dối này càng dễ xảy ra hơn vì các NH thƣờng không thẩm định lại hoặc thẩm định không kỹ những khoản vay của KH quen. Do đó, để hạn chế vấn đề này, cả hi NH nên thƣờng xuyên luân chuyển cán bộ QHKH từ nơi này sang nơi khác trong theo định kỳ, chẳng hạn nhƣ từ Hội sở xuống Chi nhánh, Chi nhánh xuống PGD hoặc ngƣợc lại, định kỳ 6 tháng, 1 năm,…

So sánh quy trình tín dụng BIDV và Eximbank Trang 45

4.2.3.3.Tập trung công tác đào tạo nhân viên

Dù quy trình tín dụng có chặt chẽ thế nào, nhóm chúng tôi thiết nghĩ vấn đề quan trọng nhất vẫn là con ngƣời. Yếu tố con ngƣời là yếu tố quyết định trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, thuộc bất kỳ lĩnh vực nào. Do đó, BIDV và Eximbank cần thƣờng xuyên tổ chức các khoá đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên, đặc biệt về những lĩnh vực quan trọng nhƣ phƣơng pháp phân tích hoạt động kinh doanh thực tế, kỹ thuật thẩm định dự án; bổ sung kiến thức về luật pháp; cập nhật các chính sách, chủ trƣơng mới của Nhà nƣớc. Mặt khác, để hạn chế những trƣờng hợp vi phạm đạo đức nghề nghiệp, NH cần bố trí công việc cho nhân viên đúng với chuyên môn để họ phát huy đƣợc hết điểm mạnh và hạn chế đƣợc những khuyết điểm. Bên cạnh đó, NH cũng nên lƣu ý trong khâu tuyển dụng, tuyển chọn nguồn nhân lực có trình độ chuyên ngành, ngoại ngữ, tin học, các kiến thức xã hội và cũng nên xét tới với phẩm chất đạo đức.

Một phần của tài liệu So sánh quy trình tín dụng BIDV và EXIMBANK (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)