II NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI 1.Trong nước:
2.2.1 Chưa thông tin kịp thời, đầy đủ cho doanh nghiệp.
Nguồn thông tin từ các cơ quan chức năng đến các doanh nghiệp là vô cùng cần thiết và quan trọng để giúp doanh nghiệp nắm bắt kịp thời về pháp
luật, những qui định mới của các tổ chức, Chính phủ, những biến động trên thị trường. ..Tuy nhiên ở Việt Nam, kênh thông tin này hoạt động chưa hiệu quả. Điều này đã được đề cập ở phần “Những vấn đề còn tồn tại ở trong nước”. Đặc
biệt những thông tin về xây dựng và bảo vệ thương hiệu càng chẳng bao giờ được đề cập đến cho đến tận khi hàng loạt thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam bị
xâm phạm. Trước đó, chưa bao giờ các doanh nghiệp được khuyến cáo về việc
bị đánh cắp. Vì vậy mà các thông tin về thủ tục, quy trình đăng ký thương hiệu
theo pháp luật của các nước, theo những công ước về thương hiệu mà Việt Nam đã tham gia càng không bao giờ được cung cấp cho các doanh nghiệp. Điều gì
đến đã phải đến. Những thiệt thòi, mất mát trong thời gian qua là bài học đắt gía cho chúng ta. đến tận bây giờ, vấn đề cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp
vẫn chưa được thực hiện một cách đúng mức và hiệu quả.
2.2.2 Chưa tham gia vào một số công ước về SHTT
Một hạn chế nữa là Việt Nam chưa tham gia vào một số công ước quốc
tế về bảo vệ nhãn hiệu hàng hoá như Hiệp ước Lisbon về sự bảo vệ tên gọi xuất
xứ hàng hoá và đăng ký quốc tế của nó (Ký năm 1958, sửa đổi tại Stockholm
năm 1967, 1979); Hiệp ước Nice về phân loại quốc tế về nhãn hàng hoá và dịch
vụ cho mục đích đăng ký các nhãn hiệu (Ký năm 1957, sửa đổi tại Stockholm năm 1967, tại Geneve năm 1977, 1979)... Vì vậy doanh nghiệp chưa được hưởng
một số điều kiện ưu đãi, thuận lợi trong việc đăng ký và được bảo vệ nhãn hiệu
hàng hoá ở các nước, các khu vực đó.