II NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI 1.Trong nước:
1.1.2 Vi phạm quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá, tên doanh nghiệp và hành
động của các doanh nghiệp trước vấn đề này.
Hiện nay trên thị trường Việt Nam, tình trạng sản xuất và lưu thông
hàng hoá vi phạm quyền SHCN có xu hướng ngày càng gia tăng, nhất là đối tượng là nhãn hiệu hàng hoá. Bất cứ mặt hàng gì, từ “thượng vàng” đến “hạ
cám”, hàng gỉa đều có thể len vào được khiến các ban ngành chức năng không
thể kiểm soát nổi. Theo báo cáo của Cục Quản lý thị trường chỉ tính riêng trong
3 năm, từ 1999 đến 2001, lực lượng quản lý thi trường cả nước đã kiểm tra, xử
lý 9.307 vụ sản xuất, buôn bán hàng giả, trong đó có trên 50% số vụ liên quan
đến SHTT, chủ yếu về nhãn hiệu hàng hoá.
Nhái nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng là loại hành vi phổ biến trên thị trường nước ta, được biểu hiện dưới nhiều hình thức như nhái tên, nhái bao bì, nhái mẫu mã.
Công ty Phát triển Việt Hiền- một công ty xuất khẩu sản phẩm thủ công
mỹ nghệ đã làm đơn và được Cục SHCN cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
hai tháng, thông qua một khách hàng quen, công ty mới biết rằng, một công ty có văn phòng nằm gần với phòng giới thiệu sản phẩm của công ty mình, công ty Việt Hưng đã copy y chang hình ảnh, mẫu mã sản phẩm ghi rõ ràng cả những
nhãn hiệu của Việt Hiền đưa lên website www.viethung hdc.com. Chưa hết, công ty này đã gửi thư chào hàng, giới thiệu sản phẩm và trang web này tới một
khách hàng quen thuộc của Việt Hiền tại Mỹ. Ngay trong email, Việt Hưng đã cố
tình nhập nhèm: lấy tên phó giám đốc công ty là Nguyễn Hồng Việt trong khi phó giám đốc của Việt Hiền là Nguyễn Hồng Vân .
Tuy nhiên đây chỉ là trường hợp một trong số rất nhiều sản phẩm đã
đăng ký bảo hộ về nhãn hiệu hàng hoá bị xâm phạm. Công ty Bia Hà Nội đã
đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá “bia Hà Nội”. Công ty bia T. đăng ký và
được bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá “Summer”. Tuy nhiên khi trình bày lên vỏ
chai, công ty T thể hiện nhãn hiệu “ Bia Summer Hà Nội” hoặc “Bia Summer
sản xuất tại Hà Nội với dòng chữ “sản xuất tại” nhỏ hơn, chữ “Hà Nội” trình bày nổi bật. Việc làm này gây nhầm lẫn giữa hàng hoá cùng loại của các cơ sở
sản xuất khác nhau và đó là hành vi xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá.
Thương hiệu bánh trung thu Đồng Khánh cũng chịu số phận tương tự. Mùa trung thu nào người tiêu dùng cũng bị chìm ngập trong biển nhãn hiệu Đồng Khánh và lực lượng quản lý thị trường cùng cảnh sát kinh tế phải triệt hạ
bao la bánh giả, nhái hiệu Đồng Khánh. Biết bao bảng hiệu lập lờ ghi tên phụ
mờ, nhỏ để tô đậm danh xưng chính. Nào là Đông Đồng Khánh, Tân Đồng
Khánh...
Danh sách các thương hiệu bị xâm phạm trên thị trường nước ta còn rất
dài, khó có thể liệt kê hết.
Hình thức xâm phạm thương hiệu phổ biến hiện nay chính là việc cố ý đặt tên doanh nghiệp na ná với các doanh nghiệp nổi tiếng, thậm chí ngang nhiên
lấy nguyên tên của doanh nghiệp khác. Chắc chắn con số các doanh nghiệp có tên na ná nhau hay trùng nhau trên địa bàn cả nước là không nhỏ. Trường hợp
công ty trách nhiệm hữu hạn dược phẩm và thiết bị y tế Lạng Sơn (vốn được tách
ra từ công ty dược phẩm và vật tư y tế Lạng Sơn) với công ty cũ này là một ví
dụ. Nhờ cái tên na ná với công ty đã thành lập cách đây nhiều năm, công ty mới này đã thu hút được nhiều khách hàng của công ty mẹ trước đây, và nhanh chóng trở thành đối thủ của công ty Dược phẩm và vật tư y tế Lạng Sơn. Nhưng khi bị
kiện, bên bị đơn là côngty TNHH Dược phẩm và thiết bị Y tế cũng có lý lẽ riêng :”Giống đâu mà giống, nếu đặt tên hai công ty cạnh nhau thì rõ ràng vẫn khác
nhau”.
Tình trạng trên một địa bàn có hàng loạt cửa hàng tên giống hệt nhau
cũng rất phổ biến, đặc biệt đối với các sản phẩm truyền thống của địa phương.
Ví dụ: bánh đậu xanh Rồng Vàng, bánh gai Bà Thi, bánh cáy Làng Nguyễn...
Tình trạng vi phạm thương hiệu tràn lan như vậy nhưng các doanh
nghiệp không kiên quyết đấu tranh để bảo vệ thương hiệu của mình mà phần lớn đều bất lực, buông xuôi. Dù biết sản phẩm của mình bị làm giả nhưng phần lớn
các doanh nghiệp ngại thông tin, tuyên truyền vì sợ ảnh hưởng đến doanh thu do
khách hàng e sợ khi mua hàng. Thế nhưng doanh nghiệp đâu lường hết được hậu
quả của sự im lặng đó vì chất lượng của hàng gỉa thường yếu kém gây hậu quả
xấu cho người tiêu dùng, đến lúc đó lòng tin của người tiêu dùng hoàn toàn sụp đổ, vậy sản phẩm của doanh nghiệp có thể có chỗ đứng trên thị trường nữa
không?!
Hơn nữa các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn chưa có những hành
động tích cực trong việc hợp tác để đấu tranh chống hàng giả, bảo vệ quyền lợi
của mình và người tiêu dùng. Khi đã đăng ký bảo hộ thì phần đông các doanh
nghiệp và các cá nhân đều chủ quan cho rằng đương nhiên được Nhà nước bảo
vệ và thực hiện mọi biện pháp phát hiện ngăn ngừa những hành vi vi phạm
không tự thực hiện các biện pháp nhằm ngăn ngừa sự vi phạm quyền sở hưũ
nhãn hiệu hàng hoá. Trong khi đó, các công ty nước ngoài đều rất quan tâm đến
việc tập hợp một đội ngũ các chuyên viên trong lĩnh vực này. Họ bỏ ra một
khoản kinh phí không nhỏ để thực hiện việc phát hiện vi phạm, sau đó, mới nhờ đến sự can thiệp của cơ quan công quyền có trách nhiệm với những bằng chứng
không thể chối cãi. Chỉ như vậy việc bảo vệ quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá mới thực sự có hiệu quả. Điều đầu tiên các chuyên gia SHTT khuyến cáo các
doanh nghiệp Việt Nam là tự mình phải thực hiện những biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ chính nhãn hiệu hàng hoá của mình, phải coi đó như một trong những điều kiện tiên quyết để đạt đến thành công trong sản xuất và kinh doanh.
Và một điều cũng cần phải nói đến là việc các doanh nghiệp chưa tích
cực thu thập bằng chứng để theo kiện khi bị xâm phạm thương hiệu. Nguyên
nhân là do chúng ta chưa có các chế tài quy định về đền bù chi phí tiến hành các biện pháp xử lý vi phạm SHCN, nên các doanh nghiệp bị vi phạm chưa yên tâm đầu tư thu thập căn cứ, vì chi phí cho khoản đấy cũng tốn kém đáng kể.
Các doanh nghiệp cũng cần thận trọng trong việc mua bán chuyển nhượng nhãn hiệu tránh bị lừa đảo. Cũng như thị trường chứng khoán hoặc bất
cứ thị trường nào khác, thị trường thương hiệu mặc dù chưa hình thành nhưng
trên thực tế đã hoạt động từ lâu. Nhưng thị trường thương hiệu ở Việt Nam đang
thiếu sự quản lý chặt chẽ, mua bán chuyển nhượng rất ít nhưng cũng xảy ra
những vụ lợi dụng lừa đảo chiếm dụng vốn của nhau. Trường hợp chuyển nhượng nhãn hiệu giữa công ty Tân An Bách và công ty Huy Nguyên là một ví
dụ. Năm 2000, công ty Tân An Bách ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với công ty Huy Nguyên, theo đó công ty Tân An Bách góp máy móc thiết bị và chuyển
giao 51% bản quyên nhãn hiệu giấy fax Sakura. Nhưng chỉ sau một tháng họ đơn phương chấm dứt hợp đồng, sau đó họ chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu
hàng hoá cho doanh nghiệp tư nhân Bảo Ngọc. Vậy là nhãn hiệu Sakura đã được
bước chuyển sở hữu nhãn hiệu hàng hoá này sang cho công ty chúng tôi thì trục
trặc. Bởi thực chất An Bách, Tân An Bách, Bảo Ngọc chỉ là 1! Đứng đằng sau
họ là một doanh nhân Hongkong tên Wang. Nợ nần, trốn thuế nên họ bỏ doanh
nghiệp cũ , lập doanh nghiệp mới. Họ rắp tâm lừa đảo, chiếm dụng tiền bạc của
chúng tôi” ông Ngô Quốc Khải-chủ tịch hội đồng quản trị công ty Huy Nguyên cho biết. Vấn đề đặt ra là các cơ quan Nhà nước đã làm hết trách nhiệm chưa?
Những khó khăn trong tương lai.
Từ năm 2003 trở đi, trong tiến trình hội nhập AFTA, mức thuế nhập
khẩu sẽ tiếp tục giảm xuống, tạo cơ hội tham gia của nhiều thương hiệu mới trước đây không hề có mặt tại thị trường Việt Nam, với những chiến lược tung
sản phẩm mạnh mẽ và bài bản. Khi đó thương hiệu Việt Nam nào chưa lớn mạnh
thì nguy cơ bị lấn át sẽ trở nên rất cao. Ngay trong chi phí đầu tư quảng bá trên các kênh truyền thông trong nước sẽ không còn sự phân biệt về giá giữa các
công ty Việt Nam và các công ty nước ngoài. Ví dụ trong năm 2001, giá của 30
giây quảng cáo trên Đài truyền hình (VTV) vào giữa phim của giờ phát buổi tối,
thuộc loại “giờ vàng” trong ngày, thì giá dành cho công ty liên doanh nước ngoài là 26,7 triệu đồng còn công ty Việt Nam chỉ phải trả 5,7 triệu đồng cho cùng thời lượng. Đến năm 2002, công ty Việt Nam đang phải trả 13,75 triệu đồng cho cùng mẫu quảng cáo, và dự kiến bước sang năm 2003 thì cả hai phía sẽ trả cùng một
giá cho cùng, một thời lượng quảng cáo.
Sự việc trên dẫn đến thực trạng ngân sách dành cho quảng bá thương
hiệu của doanh nghiệp trong nước sẽ giảm hiệu quả khi trực diện với các đối thủ
cạnh tranh nước ngoài. Như vậy có thể thấy, thời gian mà doanh nghiệp trong nước còn ưu thế cạnh tranh trong chi phí đầu tư cho quảng bá thương hiệu trên
các phương tiện truyền thông là không còn nhiều. Vấn đề là mỗi doanh nghiệp
Một thách thức khác là sự phát triển của công nghệ thông tin với các
kênh truyền thông mới như Internet, thư điện tử, điện thoại di động sẽ tạo lúng
túng cho các doanh nghiệp quen với đối thoại truyền thống. Công ty bán sách
non trẻ Amazon.com của Mỹ, nhờ sử dụng hệ thống bán hàng qua Internet mà chỉ cần 4 năm đã vượt xa đối thủ Barnes $ Noble có quá trình hơn 20 năm xây
dựng. Và nếu không hiểu những kênh truyền thông mới này để đối thoại trực tiếp
với người tiêu dùng, trong tương lai, doanh nghiệp Việt Nam chắc chắn sẽ còn chậm chân hơn trong cạnh tranh.