Điều thuận lợi đầu tiên cho các doanh nghiệp trong việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu là khung pháp luật của chúng ta về SHCN.
Trong những năm gần đây khung pháp luật Việt Nam về SHCN trong đó
có sở hữu về nhãn hiệu hàng hoá liên tục được bổ sung, sửa đổi để đáp ứng với
những nhu cầu phát triển của nền kinh tế và đáp ứng những tiêu chuẩn của hiệp định Trips/WTO, yêu cầu của hiệp định thương mại Việt Mỹ. Hiện nay Việt Nam đã có một khung pháp lý tương đối đầy đủ so với quy định của quốc tế về SHCN. Các cơ quan chức năng cũng đang nỗ lực để hoàn thiện hệ thống pháp
luật này.
Việt Nam cũng đã tham gia ký kết các điều ước quốc tế về SHCN để tạo
thuận lợi cho việc hàng hoá của chúng ta được đăng ký và bảo hộ ở những khu
vực đó: Công ước Paris (1883) về bảo hộ quyền SHCN; Thoả ước Madrid (1891)
về đăng ký nhãn hiệu hàng hoá; Thoả thuận về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền SHTT (gọi tắt là Trips); Hiệp định chung về hợp tác
SHTT giữa các nước ASEAN; Bản ghi nhớ về hợp tác SHTT giữa Việt Nam và Australia.
Nhận thức sâu sắc những hậu quả của việc xâm phạm thương hiệu đối
nước đã chủ trương kiên quyết đấu tranh chống hàng giả, nhái nhãn mác. Các cơ
quan chức năng đã vào cuộc và đã phát hiện, xử lý rất nhiều trường hợp vi phạm.
Trong tháng 4/2002 vừa qua, các cơ quan chức năng đã tiến hành đợt tổng kiểm
kê nhãn mác hàng hoá giúp ngăn ngừa vấn nạn này.
Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam bị xâm phạm thương hiệu ở nước ngoài, các cơ quan chức năng cũng đã có những việc làm rất thiết thực. Trước hết là việc khẳng định nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế thị trường (Đây là vấn đề khó khăn lớn nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam trong các vụ
kiện tụng ở nước ngoài. Hầu hết các nước chưa công nhận nước ta có nền kinh tế
thị trường nên áp dụng các luật rất bất lơị cho chúng ta). Ví dụ trong vụ cá tra, cá
basa bị kiện không được mang tên Catfish và bán phá giá ở Mỹ, Bộ Thuỷ sản
Việt Nam chính thức đề nghị Bộ Thương mại Mỹ tổ chức cuộc điều trần công
khai về nền kinh tế của Việt Nam vào cuối tháng 10/2002. Ngày 24/5, Bộ Thuỷ
sản đã tổ chức “Hội nghị bàn biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra, cá basa” để
nhận định diễn biến tình hình, đề ra các giải pháp để chiến thắng trong các vụ
kiện.
Rõ ràng các cơ quan chức năng đã sát cánh cùng các doanh nghiệp để
bảo vệ thương hiệu hàng hoá Việt Nam. Trong tương lai không xa rất có thể Nhà
nước còn hỗ trợ cả kinh phí cho các doanh nghiệp để theo kiện và để quảng bá thương hiệu Việt Nam ở nước ngoài.
Không dừng ở đó các cơ quan chức năng còn tích cực phổ biến pháp luật về thương hiệu, tổ chức huấn luyện nghiệp vụ về thương hiệu để nâng cao nhận
thức của các doanh nghiệp, khuyến khích, đốc thúc các doanh nghiệp đăng ký
bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá.Thứ trưởng Bộ Thương mại Lê Danh Vĩnh đã có văn
bản gửi tới các sở thương mại tỉnh thành, hiệp hội ngành hàng lưu ý việc tăng cường phổ biến tới các doanh nghiệp văn bản pháp luật liên quan đến bảo hộ
Từ năm ngoái đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã liên tục tổ chức các buổi huấn luyện nghiệp vụ cho các doanh nghiệp, các địa phương
về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Thậm chí gần đây đã gửi công văn xuống từng
doanh nghiệp yêu cầu thực hiện, trong đó ghi rõ nếu có khúc mắc gì xin liên lạc
trực tiếp với Vụ.
Bộ cũng đã đưa ra mục tiêu các doanh nghiệp mạnh của Bộ sẽ phải đi đầu trong việc xây dựng thương hiệu sản phẩm. Và dù đang tất bật theo dõi từng
giờ của tình hình bão lụt (20/8), Bộ vẫn triệu tập khẩn cấp các doanh nghiệp sản
xuất nông lâm sản từ Nam ra Bắc về Hà Nội để bàn chuyện “Đặt tên cho hàng nông sản”. Bộ đã nhận định thấu đáo rằng: ”Đây là một vấn đề cũng quan trọng
không kém việc đối phó với thiên tai, lụt lội. Nếu để đến khi hàng xuất khẩu
nông sản của chúng ta bị mất thế đứng hoàn toàn trên thị trường quốc tế do
không có nhãn hiệu mới lo thì chẳng khác nào để nước lũ tràn ướt hết chân rồi
mới nhảy”.
Nhằm giúp doanh nghiệp hiểu rõ được lợi ích của việc đăng ký thương
hiệu sản phẩm không những ở trong nước mà còn tại thị trường nước ngoài, vừa qua VCCI đã phối hợp với Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam tổ chức
hội thảo “Kinh doanh với thị trường EU : Phát triển sản phẩm và thương hiệu
cho hàng nông sản và các mặt hàng chủ lực của Việt Nam”.
Câu lạc bộ doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao và báo Sài Gòn tiếp thị xây dựng chương trình: “Hỗ trợ doanh nghiệp về năng lực xây dựng và quảng bá thương hiệu”.
Chương trình này nhằm khảo sát thực trạng và chuyển giao năng lực xây
dựng, quản lý thương hiệu cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Rất đáng chú ý là chương trình: “1000 nhãn hiệu hàng hoá cho các doanh nghiệp từ nay đến 2005”. Bộ Khoa học công nghệ môi trường sẽ tập huấn
doanh nghiệp triển khai thủ tục. Chương trình cũng tư vấn cho các doanh nghiệp
có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu hàng hoá ở nước ngoài. Hội thảo : “Sở hữu trí tuệ
và cạnh tranh quốc tế” cũng được tổ chức nhằm cung cấp thông tin về vai trò SHCN và quyền tác giả trong chương trình chuyển giao và tiếp nhận công nghệ,
sở hữu trí tuệ và hội nhập, xây dựng giá trị thương hiệu trong kinh doanh.
Bên cạnh đó các cơ quan chức năng cũng tổ chức các hội chợ , hỗ trợ
các doanh nghiệp tham gia các hội trợ quốc tê để quảng bá, khuyếch trương thương hiệu Việt Nam... Bộ Tài chính vừa có thông tư xác lập quỹ dành cho công tác xúc tiến thương mại hàng năm được ấn định bằng 0,25% kim ngạch
xuất khẩu (trừ dầu thô) của cả nước. Theo tính toán của một chuyên gia, tỷ lệ này hiện nay tương đương với khoảng 30 triệu USD.
Thông tư của Bộ Tài chính cũng đề ra các nội dung hoạt động xúc tiến thương mại trọng điểm được hỗ trợ, bao gồm: thông tin thương mại, tuyên truyền
xuất khẩu và lập trung tâm dữ liệu hỗ trợ doanh nghiệp, tư vấn xuất
khẩu,...quảng bá thương hiệu quốc gia và sản phẩm xuất khẩu đặc trưng.
Các cơ quan ngôn luận, báo chí cũng đã tích cực góp phần trong việc
xây dựng và bảo vệ thương hiệu Việt Nam.
Một số báo có ý thức bảo vệ thương hiệu Việt Nam như Sài Gòn tiếp thị, báo Đại đoàn kết đã liên tục tổ chức và triển lãm rất công phu hàng Việt Nam
chất lượng cao. Nhiều tờ báo có những bài khen chê xác đáng về các loại hàng hoá trên thị trường. Báo chí cũng đã mạnh mẽ lên án vạch trần nạn ăn cắp thương hiệu, cảnh báo doanh nghiệp về các nguy cơ và đăng tải các bài hướng
dẫn đăng ký SHTT trong nước và quốc tế để bảo vệ thương hiệu Việt Nam. Luật báo chí được bổ sung điều khoản mới:”Cơ quan báo chí, nhà báo, tổ chức cá
nhân tung thông tin gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân khác
thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật dân sự”. Đây là điều
các doanh nghiệp làm ăn chân chính, ngăn chặn việc lợi dụng báo chí để cạnh
tranh không lành mạnh đã xảy ra không ít trong thời gian qua.