Trình độ cán bộc òn hạn chế, lực lượng thiếu, thiếu kinh phí để kiểm tra đồng bộ.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp:Vấn đề thương hiệu đồi với các doanh nghiệp Việt Nam hiên nay doc (Trang 68 - 70)

II NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI 1.Trong nước:

1.2.6 Trình độ cán bộc òn hạn chế, lực lượng thiếu, thiếu kinh phí để kiểm tra đồng bộ.

đồng bộ.

Một hạn chế nữa trong việc thực thi quyền SHCN là việc thiếu cán bộ,

thiếu kinh nghiệm và kinh phí trong việc ngăn ngừa và xử lý xâm phạm thương

hiệu. Chúng ta không có đủ kinh phí để thực hiện kiểm tra toàn diện các nhãn mác hàng hoá để ngăn ngừa vấn nạn hàng giả, hàng nhái, vì thế chỉ kiểm tra được một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu ở một số siêu thị, các điểm buôn bán

lớn là đầu mối cung cấp hàng hoá đi các địa phương nên kết quả còn hạn chế.

Lực lượng cán bộ còn rất thiếu, ví dụ như Cục SHCN ở tận Hà Nội mà

không có văn phòng đại diện ở các địa phương. Chưa nói đến việc giải quyết các

thủ tục, ngay việc đơn giản nhất là trước khi xây dựng nhãn hiệu sản phẩm,

doanh nghiệp muốn tìm danh mục những nhãn hiệu hàng hoá đã đăng ký bảo hộ

tại Việt Nam thì phải đến tận Hà Nội. Đội ngũ nhân sự làm việc này cũng chỉ

dừng lại ở con số 14 người trong khi số hồ sơ xin đăng ký lên tới 9.000 bộ một năm. Bởi vậy, chỉ riêng khoảng thời gian chờ để xem xét đơn đăng ký nhãn hiệu

cũng phải mất 3 tháng, nhiều khi việc cấp đăng ký nhãn hiệu bị kéo dài đến 15-

16 tháng trong khi theo quy định là 12 tháng.

Về mặt trình độ nghiệp vụ, các lực lượng chống vi phạm SHCN chưa

phải đã đáp ứng được yêu cầu dẫn đến nhiều lúng túng, khó khăn trong quá trình xử lý. Thậm chí nhiều người còn nhầm lẫn giữa nhãn hàng hoá và nhãn hiệu

hàng hoá, hai khái niệm rất khác nhau, do vậy trong nhiều trường hợp cụ thể

Các doanh nghiệp cũng phàn nàn nhiều về cách làm việc tuỳ tiện của

một bộ phận cơ quan chức năng Nhà nước trong việc cấp giấy chứng nhận đăng

ký nhãn hiệu hàng hoá và giải quyết các tranh chấp. Các cơ quan chức năng đã

đưa ra những lập luận thiếu cơ sở và tính thuyết phục khiến các doanh nghiệp

phải đặt dấu hỏi về tính công minh, vô tư của họ. Ví dụ như trường hợp tranh

chấp nhãn hiệu Trường Sinh giưã công ty TNHH Trường Sinh và công ty Foremost kéo dài gần 4 năm, trải qua 2 phiên toà xét xử ở 2 cấp với kết luận

phúc thẩm đồng thời là chung thẩm ngày 18/09/2002 của toà dân sự - TANDTC : nhãn hiệu sữa đậu lành Trường Sinh của công ty TNHH Trường Sinh vi phạm

quyền sở hữu nhãn hiệu Trường Sinh của công ty Foremost. Cục SHCN cho

rằng: nhãn hiệu sữa đậu nành Trương Sinh mà công ty TNHH Trường Sinh là

tương tự với nhãn hiệu Trường Sinh được bảo hộ theo giấy chứng nhận đăng ký

nhãn hiệu hàng hoá số 27280 cấp cho các sản phẩm sữa cuả công ty Foremost. Đồng thời, sản phẩm sữa đậu nành Trường Sinh là cùng loại với sữa đặc có đường, sữa bột của Foremost. Đây cũng chính là mấu chốt của vụ tranh chấp, bởi trái ngược với ý kiến của Cục SHCN, theo công ty Trường Sinh, sữa đậu nành không thể cùng loại với sữa đặc có đường và sữa bột.

Bộ Y tế, Thương mại, Cục quản lý chất lượng và đo lường và các chuyên gia cũng cho là 2 sản phẩm khác nhau. Nhưng Cục SHCN vẫn tìm cách biện hộ mà theo một chuyên gia về SHCN, không căn cứ vào bất kỳ điều luật

nào mà chỉ là sự suy luận chủ quan.

Tháng 8/2000 công ty TNHH Trường Sinh nộp đơn lên Cục SHCN xin

bảo hộ nhãn hiệu Trường Sinh cho khoảng 15 sản phẩm nước giải khát và rượu

của công ty nhưng bị từ chối với lý do: nhãn hiệu đăng ký không được bảo hộ

phần chữ vì tương tự gây nhầm lẫn với Longevity của công ty Friesland Brands

và Long life Sherry của công ty Bodegas Garvey vì có nghĩa tiếng Anh giống họ.

Nếu cứ theo cách suy luận này, thì bản thân nhãn Trường Sinh của Foremost

SHCN đã cấp chứng nhận đăng ký nhãn Longvity từ tháng 9/1995, tức trước 2

tháng so với Long life và 3 năm so với Trường Sinh của Foremost. Mặc dù vậy,

các nhãn hiệu của 2 công ty nước ngoài trên vẫn được Cục bảo hộ trong khi nhãn của công ty TNHH Trường Sinh thì không. Phải chăng có sự ưu tiên công ty nước ngoài? Ông giám đốc Nguyễn Trung Thực của công ty TNHH Trường Sinh bộc bạch rằng, việc theo đuổi vụ kiện này là sự lao tâm, tổn sức rất lớn. Với ông, đây không chỉ là cuộc đấu tranh bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công ty Trường

Sinh, mà còn là cuộc đấu tranh với cách làm việc tuỳ tiện của một bộ phận cơ

quan chức năng Nhà nước nhằm bảo vệ sự trong sáng, nghiêm minh của pháp

luật.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp:Vấn đề thương hiệu đồi với các doanh nghiệp Việt Nam hiên nay doc (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)