Nguyên nhân:

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi lịch sử lớp 12 (Trang 26)

- Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 làm cho kinh tế nước ta tiêu điều, đời sống nhân dân cơ cực, nhất là hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.

- Chính sách khủng bố tàn khốc của thực dân làm cho mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với đế quốc Pháp và bọn phong kiến tay sai trở lên gay gắt.

- Đảng cộng sản Đông Dương ra đời đã kịp thời lãnh đạo đấu tranh.

b)Diễn biến:

- Phong trào cách mạng 1930 -1931 diễn ra sôi nổi và mạnh mẽ trên phạm vi cả nước, Nghệ Tĩnh là nơi phong trào diễn ra sôi nỗi và mạnh mẽ nhất.

 Từ tháng 2/1930 nổ ra cuộc đấu tranh của 3000 công nhân đồn điền Phú Riềng.

 Tháng 4 /1930 :4000 công nhân nhà máy sợi Nam định, 400 công nhân nhà máy diêm, cưa Bến thủy.

 Phong trào nông dân diễn ra ở nhiều nơi như Hà Nam, Thái Bình ,Nghệ An Hà Tĩnh. - Phong trào phát triển mạnh từ tháng 5 năm 1930 nhất là ở Nghệ An và Hà Tĩnh.

 Mở đầu là cuộc đấu tranh ngày 1 tháng 5 năm 1930, của công nhân nhà máy diêm, nhà máy cưa Bến Thủy, cùng hàng ngàn nông dân các vùng lân cận giương cao cờ đỏ búa liềm đòi tăng lương, giảm giờ làm, đòi thi hành luật lao động, giảm sưu thuế chống khủng bố. Thực dân đã bắn vào đoàn biểu tình làm chết 7 người bị thương 18 người bắt đi hàng trăm người khác.

 Cùng ngày 3000 nông dân Thanh Chương biểu tình phá đồn điền Ký Viện, tịch thu ruộng đất chia cho nông dân. Pháp đàn áp làm chết 18 người, 30 người bị thương, bắt đi nhiều người khác.

 Nhân ngày Quốc tế chống chiến tranh, 1/ 8 /1930 công nhân Vinh - Bến Thủy tổng bãi công.  Nông dân hai tỉnh Nghệ An, và Hà Tĩnh tổ chức nhiều cuộc đấu tranh quy mô lớn dưới hình thức

biểu tình có vũ trang. Tiêu biểu là nông dân Nam Đàn bao vây huyện lỵ đưa yêu sách, phá nhà lao giải phóng tù nhân (30 - 8) nông dân Thanh Chương bao vây đốt trụ sở huyện...

 Đỉnh cao là cuộc biểu tình ngày 12/ 9/1930 của hai vạn nông dân Hưng Nguyên, hưởng ứng cuộc đấu tranh của nông dân các huyện và cuộc bãi công của công nhân Vinh - Bến Thủy, phản đối chính sách khủng bố của bọn thực dân và tay sai. Thực dân Pháp đã ném bom làm chết 217 người, 126 người bị thương.

 Trong suốt tháng 9 và tháng 10 /1930 Nông dân nhiều huyện đã nổi dậy khởi nghĩa. Công nhân Vinh Bến Thủy bãi công lần thứ 3 để ủng hộ phong trào của nông dân.

 Trước sự đấu tranh mạnh mẽ của phong trào, chính quyển thống trị của bọn đế quốc, phong kiến.ở nhiều nơi tan vỡ. Các ban chấp hành nông hội xã do các chi bộ lãnh đạo đã đứng ra quản lý mọi mặt đời sống chính trị xã hội ở nông thôn theo kiểu Xô Viết.

 Xô Viết Nghệ Tĩnh tồn tại được 4 - 5 tháng thì bị thực dân đàn áp.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi lịch sử lớp 12 (Trang 26)