+ Hoàn cảnh:
- Sau khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933, chủ nghĩa phát xít Đức, Italia, Nhật bản và bè lũ tay sai đã trở thành một nguy cơ lớn đe doạ hòa bình và an ninh của thế giới.
- Đai hội VII Quốc tế cộng sản (7 - 1935) chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân để đoàn kết các lực lượng dân chủ chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh do chúng gây ra, bảo vệ hòa binh và an ninh thế giới.
- Ở Pháp Mặt trận nhân dân thắng thế lên cầm quyền, thi hành nhiều chính sách tiến bộ, phần nào áp dụng cho các thuộc địa.
- Sau thời kỳ khủng bố trắng phong trào cách mạng nước ta được hồi phục. Tháng 3 / 1935 Đảng cộng sản Đông Dương đã họp Đại hội tại Ma cao Trung Quốc để phục hồi tổ chức.
- Đời sống các tầng lớp nhân dân đang khó khăn nghiêm trọng, bọn cầm quyển phản động ở Đông Dương đàn áp dã man phong trào đấu tranh của nhân dân, tìm cách hạn chế thi hành các chính sách của Mặt trận nhân dân Pháp ở thuộc địa.
+ Sự thành lập mặt trận dân chủ Đông Dương:
- Tiếp thu đường lối của Quốc tế cộng sản Đảng nhận định:
Kẻ thù cụ thể tước mắt của Đông Dương lúc này là bọn thực dân phản động Pháp.
Đảng chỉ rõ nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh do chúng gây ra, đang đe doạ hoà bình an ninh khu vực Đông Nam Á và thế giới.
- Tháng 7 /1936 Đảng chủ trương:
Tạm gác các khẩu hiệu "đánh đổ đế quốc Pháp ", "Đông Dương hoàn toàn độc lập","Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày nghèo".
Nêu nhiệm vụ trước mắt: chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do dân chủ hoà bình.
Thành lập Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương (tháng 3 /1938 đổi tên thành Mặt trận dân chủ Đông Dương) nhằm tập hợp mọi lực lượng dân chủ yêu nước đấu tranh.
Hinh thức đấu tranh: Hình thức đấu tranh đa dạng phong phú: Lợi dụng khả năng hợp pháp, nửa hợp pháp, công khai và nửa công khai.
- Cao trào dân chủ 1936 - 1939:
Mở đầu là cuộc vận động lập Uỷ ban trù bị Đông Dương đại hội, tiến tới Đông Dương đại hội (8/1936): Tổ chức các cuộc mít tinh, hội họp, diễn thuyết, thu thập dân nguyện, đưa yêu sách đòi chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp thả tù chính trị, thi hành luật lao động, ngày làm 8 giờ, cải thiện đời sống nhân dân...
Năm 1937 nhân dịp phái viên chính phủ Pháp, và toàn quyền mới sang Đông Dương một phong trào mít tinh, biểu tình đòi tự do dân chủ, tiếp tục dâng cao. Công nhân đấu tranh đòi tự do nghiệp đoàn, chống đánh đập, cúp phạt. . . ; nông dân đòi chia lại ruộng đất công, chống phụ thu, lạm bổ. . . ; học sinh, tiểu chủ, tiểu thương đòi miễn giảm thuế...
Các thành phố, các trung tâm công nghiệp Hà Nội, Hải Phòng, Hòn Gai, Cẩm Phả, Vinh, Bến Thủy công nhân bãi công. Lớn nhất là cuộc mít tinh tại quảng trường nhà Đấu Xảo Hà nội, ngày 1/ 5 /1938 với 2 vạn người tham gia.
Công tác tuyên truyền của Đảng được đẩy mạnh, nhiều tờ báo công khai của Đảng của Mặt trận dân chủ và các đoàn thể quần chúng như Tiền phong,Dân chúng,Lao động. . . một số sách về chủ nghĩa Màc Lênin được xuất bản (Qua Ninh - Vân Đình với cuốn Vấn đề dân cày).
Trong các năm 1937, 1938 Đảng đưa người tranh cử vào các cơ quan chính quyền thực dân như Hội đồng quản hạt Nam Kỳ, Viện dân biểu Bắc Kỳ và Trung Kỳ.
- Kết quả, tác dụng và ý nghĩa của cao trào dân chủ 1936 -1939 với tiến trình cách mạng:
Cuộc vận động dân chủ 1936 -1939 trở thành cao trào dân tộc dân chủ rộng lớn thu hút nhiều tầng lớp giai cấp trong xã hội tham gia.
Qua phong trào trình độ giác ngộ chính trị, công tác của cán bộ được nâng cao... Uy tín ảnh hưởng của Đảng mở rộng và ăn sâu trong nhân dân...
Chủ nghĩa Mác - Lênin và đường lối chính sách được phổ biến rộng rãi....
Phong trào còn đập tan những luận điệu xuyên tạc, phá hoại của bọn phản động... Tổ chức đảng được củng cố và phát triển sâu rộng.
Đội quân chính trị ở cả nông thôn và thành thị được tập hợp xây dựng và giáo dục. Là cuộc tổng diễn tập lần thứ hai chuẩn bị cho thắng lợi của cách mạng tháng Tám.