- Nhận xét: Những thay đổi của Đảng trong thời kỳ 1936 1939 có tính sách lược thể hiện sự trưởng thành của Đảng trước những biến động của tình hình Sự thay đổi đó là kịp thời thề hiện khả năng ứng
b) Quân dân miền Nam chiến đấu chống “chiến tranh cục bộ”:
Chiến thắng Vạn tường:
- Ngày 18 – 8 -1965: Quân giải phóng cùng du kích và nhân dân đã đánh bại cuộc hành quân của 9.000 quân Mỹ và chư hầu phần lớn là lính thủy đánh bộ với lực lượng hải, lục, không quân và thiết giáp yểm trợ vào thôn Vạn Tường. Diệt hơn 900 tên, bắn cháy 22 xe bọc thép, hạ 13 máy bay.
- Chiến thắng Vạn Tường (Mỹ tho ) tháng 8/1965 khẳng định ta hoàn toàn có khả năng đanh bại ”chiến tranh cục bộ“ của Mỹ.
Chiến thắng mùa khô 1965 -1966:
• Mùa khô 1965 – 1966, Mỹ tăng số quân lên 720.000, trong đó Mỹ và chư hầu 220.000 tên, mở cuộc phản công chiến lược lần thứ nhất với 450 cuộc hành quân nhằm vào hai hướng chính là Đông Nam Bộ và Đồng bằng khu V nhằm tiêu diệt quân chủ lực của ta, giành thế chủ động trên chiến trường.
• Quân dân miền Nam đã giáng trả và đập tan các cuộc hành quân của Mỹ và tay sai. Sau 4 tháng chiến đấu (từ tháng 1 đến tháng 4/1966) ta diệt và loại khỏi vòng chiến đấu 67.000 tên. Trong đó có 35.000 quân Mỹ và chư hầu, bắn rơi và phá huỷ 940 máy bay, 600 xe tăng và xe bọc thép, 1.310 ô tô.
• Với lực lượng hơn 980.000 quân trong đó có 440.000 lính Mỹ và chư hầu. Chúng mở 895 cuộc hành quân lớn nhỏ nhằm vào hướng chính là Đông Nam bộ. Trong đó có 3 cuộc hành quân then chốt là Atơnborơ đánh vào chiến khu Dương Minh Châu (11 – 1966), cuộc hành quân Xêđaphôn đánh vào Trảng Bàng, Bến Súc, Củ Chi (1 – 1967), cuộc hành quân Gianxơnxity đánh vào chiến khu Dương Minh Châu (4 – 1967). Lớn nhất là cuộc hành quân Gianxơnxity nhằm tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan đầu não của ta.
• Quân ta đã chủ động tiến công địch trên nhiều chiến trường, đánh bại các cuộc hành quân của chúng, giành thắng lợi lớn. Trong mùa khô thứ hai ta loại khỏi vòng chiến đấu 175.000 tên trong đó có 76.000 lính Mỹ và chư hầu, bắn rơi và phá huỷ 1.800 máy bay, phá huỷ 1.627 xe bọc thép, 2.107 ô tô.
• Cùng với các chiến trường, ở các vùng nông thôn với sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang nhân dân nổi dậy chống ách kìm kẹp, trừng trị bọn ác ôn, phá hàng mảng lớn “ấp chiến lược”.
• Trong các thành thị phong trào đấu tranh, đòi Mỹ rút quân về nước, đòi tự do dân chủ của nhân dân phát triển mạnh. Uy tín và ảnh hưởng của Mặt trận dân tộc giải phóng nâng cao.
Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu thân 1968.
Hoàn cảnh lịch sử:
- Ta nhận định tương quan lực lượng sau hai mùa khô có lợi cho ta.
- Năm 1968 Mỹ bầu cử tổng thống ta lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ giới cầm quyền Mỹ.
Mục đích:
- Thực hiện tổng công kích, tổng khởi nghĩa trên toàn miền Nam, chủ yếu là các đô thị nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng quân viễn chinh Mỹ.
- Đánh sập ngụy quân, ngụy quyền, giành chính quyền về tay nhân dân. - Buộc Mỹ phải đàm phán để rút quân về nước.
Diễn biến
• Đợt 1 (từ 30/1 đến 25/2/1968): ta mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy trong 37/44 thị xã, 5/6 thành phố, hàng trăm thị trấn, quận lỵ và hầu khắp các “ấp chiến lược” ở vùng nông thôn toàn miền Nam.
- Các vị trí đầu não của địch như Toà đại sứ Mỹ, Dinh Độc lập, Bộ tổng tham mưu nguỵ, Tổng nha cảnh sát...vv đều bị tấn công.
- Trong đợt 1 ta loại khỏi vòng chiến đấu150.000 tên trong đó có 43.000 tên Mỹ và chư hầu, phá huỷ nhiều phương tiện chiến tranh của chúng.
• Đợt 2 (từ 4/5 đến 18/6/1968) và đợt 3 (từ17/8 đến 23/9/1968): Do đánh giá cao lực lượng ta, hạ thấp lực lượng địch và tư tưởng nóng vội muốn giành chiến thắng lớn, muốn nhanh chóng kết thúc chiến tranh, không chủ động chỉ đạo điều chỉnh kế hoạch rút quân sau đợt 1 để bảo toàn lực lượng nên quân ta bị nhiều tổn thất. Lực lượng chiếm giữ trong đợt 1 bị đẩy ra khỏi thành phố,một số mục tiêu đề ra không đạt được.
Ý nghĩa: Mặc dù một số mục tiêu của cuộc tổng tiến công không đạt được nhưng Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân vẫn có ý nghĩa và tác dụng to lớn:
• Mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. • Làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mỹ và chư hầu.
• Làm phá sản “chiến tranh cục bộ” của Mỹ, buộc Mỹ phải tuyên bố “phi Mỹ hóa” chiến tranh.
• Buộc Mỹ phải tuyên bố chấm dứt chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, chịu đến hội nghị Pari đàm phán về chấm dứt chiến tranh.