Chủ trương kế hoạch giảiphóng miền Nam:

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi lịch sử lớp 12 (Trang 41 - 42)

- Nhận xét: Những thay đổi của Đảng trong thời kỳ 1936 1939 có tính sách lược thể hiện sự trưởng thành của Đảng trước những biến động của tình hình Sự thay đổi đó là kịp thời thề hiện khả năng ứng

a)Chủ trương kế hoạch giảiphóng miền Nam:

- Cuối 1974 tình hình chiến trường có những chuyển biến tích cực.

- Từ 18 - 12 - 1974 đến 8 - 1 - 1975 Bộ chính trị đã họp và đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm (1975 - 1976):

- Cụ thể năm 1975 sẽ thực hiện tiến công trên quy mô lớn, tạo điêu kiện để năm 1976 tổng công kích, tổng khởi nghĩa giải phóng miền Nam.

- Hội nghị cũng khẳng định cả năm 1975 là thời cơ, nếu thời cơ đến sẽ lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975.

b) Diễn biến cuộc tổng tiến công nổi dậy mùa xuân 1975:

Chiến dịch Tây Nguyên.

- Đầu tháng 3 - 1975 ta tấn công nhiều trận lớn nhỏ trên các chiến trường Tây Nguyên. Ngày 4 - 3 -/1975 ta thực hiện nghi binh chuẩn bị đánh vào Plâycu, Kontum đế thu hút địch về hướng đó. Đồng thời bí mật chuẩn bị đánh Buôn Ma Thuột

- Ngày 10 - 3 ta bất ngờ nỗ súng tấn công Buôn Ma Thuột. Sau 2 ngày chiến đấu ta hoàn toàn làm chủ thị xã. Ngày 12 - 3 địch phản kích chiếm lại nhưng bị ta đánh bại, buộc phải rút khỏi Tây Nguyên về ven biển miền Trung đề củng cố lực lượng, âm mưu định tái chiếm Buôn Ma Thuột. - Ngày 16 - 3 ta thực hiện chặn đánh và truy kích quân địch rút chạy.

- Ngày 24 - 3 toàn bộ quân địch rút chạy bị đánh tan, kế hoạch tái chiếm Buôn Ma Thuột của địch tan vỡ. Chiến dịch Tây Nguyên toàn thắng.

- Ý nghĩa của chiến thắng: Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi đã chuyển cuộc kháng chiến từ cuộc tiến công chiến lược sang tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến trường.

Chiến dịch Huế - Đà Nẵng:

- Phối hợp với Tây Nguyên ngày 19 - 3 ta giải phóng Quảng Trị. Địch chạy về giữ Huế và Đã Nẵng.

- Phát hiện địch co cụm về Huế ta thực hiện bao vây Huế. Trưa 25 - 3 ta giải phóng Huế và toàn tỉnh Thừa Thiên. Cùng thời gian trên ta giải phóng thị xã Tam Kỳ (24 - 3), Quảng Ngãi (25 - 3) Chu Lai (26 - 3) tạo thế uy hiếp Đà Nẵng từ phía Nam. Đà Nẵng lâm vào tình thế bị cô lập.

- Sáng 29 - 3 quân giải phóng từ các hướng tiến vào, đến 3 giờ chiều ta hoàn toàn làm chủ thành phố Đà Nẵng.

- Cùng thời gian trên nhân dân và các lực lượng vũ trang địa phương phối hợp với bộ đội chủ lực đã nổi dậy giành quyền làm chủ các tỉnh ven biển Trung bộ, Nam Tây Nguyên và một số tỉnh Nam bộ.

Ý nghĩa: Chiến dịch Huế - Đà Nẵng gây tâm lý tuyệt vọng cho ngụy quân, đưa cuộc tổng tiến công của ta phát triển lên một bước mới, với sức mạnh áp đảo.

Chiến dịch Hồ Chí Minh:

- Khi chiến dịch Huế Đã Nẵng đang đi vào giai đoạn nước rút, ngày 25 - 3 Bộ chính trị hạ quyết tâm phải giải phóng miền Nam trước mùa mưa 1975. Đồng thời quyết định chiến dịch giải phóng Sài Gòn mang tên chiến dịch Hồ Chí Minh.

- Ngày 9 - 4 ta tấn công Xuân Lộc, căn cứ phòng thủ Sài Gòn từ phía Đông, chiến sự diễn ra ác liệt. Ngày 16 - 4 ta phá vỡ tuyến phòng thủ Phan Rang của địch, Ngày 18/4 Tổng thống Mỹ ra lệnh người Mỹ ở Sài Gòn di tản. Ngày 21 - 4 quân địch quân địch ở Xuân Lộc tháo chạy,Thiệu tuyên bố từ chức Tổng thống.

- 17 giờ ngày 26 - 4 quân ta được lệnh nổ súng, chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu. Năm cánh quân ta vựợt tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch tiến vào Sài gòn.

- Ngày 28 - 4 pháo ta đồng loạt nhả đạn vào sân bay Tân Sơn Nhất, Chiều 28 - 5 một tốp máy bay ta ném bom sân bay Tân Sơn Nhất và Dinh Độc lập, bọn nguỵ hoang mang đến cực điểm. - Đêm 28 rạng 29 - 4 tất cả các cánh quân đồng loạt tổng công kích vào trung thành phố. đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch.

- 10 giờ 45 phút ngày 30 - 4 xe tăng quân giải phóng tiến vào Dinh Độc lập bắt sống toàn bộ nguỵ quyền trung ương. Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện.

- 11 giờ 30 phút lá cờ chiến thắng của ta tung bay trên nóc phủ Tổng thống nguỵ. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.

- Các địa phương khác sau khi Sài Gòn giải phóng với phương châm xã giải phóng xã, huyện giải phóng huyện, tỉnh giải phóng tỉnh, nhân dân phối hợp với các lực lượng vũ trang đã nổi dậy tự giải phóng.

- Đến 2 - 5 cả miền Nam đã hoàn toàn giải phóng, cuộc kháng chiến chống Mỹ hoàn toàn thắng lợi.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi lịch sử lớp 12 (Trang 41 - 42)